Bị “ngâm” hồ sơ, doanh nghiệp thủy sản “kêu trời”
Thời hạn sử dụng nhiều sản phẩm chỉ có 6 tháng nhưng doanh nghiệp phải chờ đến 3 tháng mới có được giấy chứng nhận công bố hợp quy, an toàn thực phẩm. Cũng có những lô hàng xuất khẩu qua tới nước bạn rồi, hồ sơ xin cấp chứng nhận “ở nhà” vẫn chưa được xử lý…
Đó là những ý kiến “than trời” của doanh nghiệp tại Hội thảo “Những vướng mắc liên quan đến ghi nhãn, công bố hợp chuẩn, hợp quy và an toàn thực phẩm” do Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Bộ Tư Pháp) tổ chức sáng 18.7.
Theo phản ánh từ các doanh nghiệp, để hoàn thành thủ tục công bố hợp chuẩn và phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thủy sản, doanh nghiệp hiện phải mất rất nhiều thời gian. Từ đó, dẫn tới việc phát sinh các chí lưu kho, kho bãi, mất cơ hội kinh doanh do doanh nghiệp không nhận kịp hàng nên không giao hàng nhanh theo yêu cầu khách hàng.
Bà Lê Thị Trang, Phó Giám đốc thu mua Công ty CP GM Food, cho biết, đối với hồ sơ suôn sẻ, thời gian cấp chứng nhận công bố hợp quy thường kéo dài 1 tháng. Còn nếu hồ sơ có thiếu sót, không suôn sẻ mà cần chỉnh sửa, bổ sung thì phải mất đến 3 tháng. Chưa kể, khi làm hồ sơ, thủ tục, doanh nghiệp phải tự mày mò nên bị cơ quan chức năng chỉnh sửa nhiều khiến thời gian kéo dài.
“Có khi hàng xuất khẩu đến cảng nước bạn rồi, khách hàng sẵn sàng để nhận hàng rồi nhưng hồ sơ thủ tục công bố hợp quy vẫn chưa được giải quyết xong”, đại diện một doanh nghiệp bức xúc.
Video đang HOT
Chế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL.
Các thủ tục để được công bố hợp quy cũng là vấn đề nan giải của Công ty Agrex Sài Gòn. Đại diện doanh nghiệp này cho ví dụ, trong sản xuất tôm tẩm bột, sản phẩm bột chỉ có giá trị sử dụng từ 3-6 tháng. Thế nhưng, khi doanh nghiệp có được kết quả công bố hợp quy thì hàng đã giảm chất lượng hoặc hết giá trị sử dụng. Điều này làm ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp vì không đảm bảo thời gian xuất hàng theo yêu cầu đối tác.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp cho rằng, các mặt hàng phụ gia, gia vị nhập khẩu vào Việt Nam, phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu đã được nhà sản xuất đảm bảo về chất lượng, sản phẩm sau chế biến cũng không tiêu thụ trong nước thì đâu cần phải công bố phù hợp an toàn thực phẩm tại Việt Nam?
Vì vậy, đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất, đại diện Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, nếu không cần thiết thì nên bỏ hẳn quy định về thủ tục công bố hợp quy, phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, đối với các hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho sản phẩm bán ra thị trường nội địa, doanh nghiệp cũng phải mất ít nhất 1 tháng chờ đợi. Do đó, bà Trần Hoàng Yến, Phó Giám đốc Trung tâm Vasep Pro (VASEP), kiến nghị, cơ quan chức năng phải đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian cấp giấy xác nhận công bố trong vòng 3 ngày làm việc.
Theo Danviet
Muốn điều tra nông dân phải ra tận... đồng
Ông Nguyễn Bích Lâm,Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2016 có quy mô lớn, liên quan đến 17 triệu điểm điều tra với khoảng 180.000 điều tra viên, tổ trưởng giám sát viên.
Dự kiến, cuối năm 2016 sẽ có thông báo nhanh về kết quả điều tra và kết quả chi tiết sẽ có đầy đủ từng lĩnh vực vào cuối năm 2017.
Tới đầu thôn Liễn Thượng xã Đại Xuân huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã nhận thấy khắp các con ngõ đều có băng rôn, khẩu hiệu và loa phát thanh của thôn cũng ưu tiên nội dung tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản.
Gia đình ông Nguyễn Văn Đạo có 4 khẩu, dù chỉ gắn bó quanh năm với đồng ruộng nhưng lại hiểu rất rõ mục đích của cuộc tổng điều tra. "Tôi nghĩ chẳng có gì phải dấu cả nên tôi sẵn sàng trả lời tất cả những câu hỏi của các điều tra viên. Việc cung cấp đầy đủ thông tin cho cuộc tổng điều tra này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý của nhà nước có thể nhìn thấy được bức tranh đầy đủ nhất về cuộc sống của nông dân như chúng tôi. Từ đó, Nhà nước sẽ có những chính sách đầu tư cho khu vực nông thôn đúng và trúng với nguyện vọng của người dân chúng tôi hơn", ông Đạo nói.
Các điều tra viên phỏng vấn
Bà Vũ Thị Thuận là hàng xóm của ông Đạo cũng chia sẻ, "Chúng tôi là nông dân, nhà nào có điều kiện thì cũng chỉ có các loại máy móc sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp...và từ sản xuất thì mua sắm được vật dụng sinh hoạt trong gia đình như ti vi, tủ lạnh, xe máy...tài sản chỉ đủ sinh hoạt cho cuộc sống cũng chẳng có gì nhiều mà phải che giấu đối với các cán bộ điều tra", bà Thuận nói.
Dù nhiều người dân đã nắm được thông tin của cuộc tổng điều tra nhưng ông Trịnh Khắc Thiêm - Điều tra viên xã Đại Xuân cho rằng, công tác phỏng vấn, thu thập thông tin còn gặp nhiều khó khăn. Người dân lại đang vào thời điểm mùa vụ sản xuất nông nghiệp nên các điều tra viên như ông nhiều khi phải tranh thủ ra ngoài đồng hoặc thậm chí tối đêm rồi vẫn còn phải tranh thủ vào nhà để phỏng vấn.
TS. Nguyễn Bích Lâm cho biết, trong những năm qua, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp vẫn là "cứu cánh" của nền kinh tế. Hiện tại, GDP của nông nghiệp trung bình vẫn chiếm 15% so với các lĩnh vực khác. "Do đó, việc điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản có ý nghĩa rất quan trọng làm căn cứ cho việc tính toán và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội", ông Lâm cho biết.
Cũng theo ông Lâm, đây là lần thứ 5 Tổng cục Thống kê thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản. Mục đích chính là thu thập thông tin cơ bản về nông nghiệp, phục vụ cho việc đánh giá biến đổi của nông thôn, nông nghiệp; đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn, nông nghiệp phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu để triển khai điều tra các lĩnh vực khác hàng năm...
Theo Tổng cục Thống kê, bên cạnh việc kế thừa kết quả điều tra lần trước, lần này nội dung của điểu tra cũng được mở rộng. Ngoài việc điều tra toàn bộ các hộ có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản sẽ mở rộng thêm điều tra các hoạt động sản xuất của ngành quốc phòng; bổ sung thông tin đánh giá kết quả tái cơ cấu của ngành nông nghiệp; đặc biệt là thiết kế chiến lược cho nông lâm, thủy sản...
Theo Danviet
Quảng Bình lập hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển Sáng 4/7, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc họp bàn đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra và bàn các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở một số...