Bị ném đá đến chết vì ăn cắp điện thoại
Mới đây, tại Swakopmund, Namibia, một người đàn ông 30 tuổi bị ném đá đến chết. Nguyên nhân là do ông bị cáo buộc trộm cắp điện thoại từ một trong năm người ném đá.
Người đàn ông 30 tuổi, Tulihaleni Kadhila, ở khu vực dân cư Mondesa của Swakopmund đã bị ném đá đến chết vào sáng ngày thứ Bảy vừa qua vì bị buộc tội trộm cắp một chiếc điện thoại di động. Năm người đàn đã tấn công anh bằng gạch, đá và chai bia sau khi anh ăn cắp điện thoại của một trong số họ.
Cảnh sát xác nhận vụ việc vào ngày chủ nhật: “Những chấn thương dài, nghiêm trọng trên chán khiến anh tử vong ngay lập tức”. Bốn kẻ tình nghi đã bị bắt giữ vào chiều thứ Bảy và dự kiến sẽ đưa ra tòa Swakopmund Magistrate vào thứ Hai.
Chỉ vì tội danh trộm cắp, người đàn ông đã bị ném đá đến chết
Video đang HOT
Mới đây, những hình ảnh mới gây sốc ghi lại cảnh các phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ném đá đến chết đôi nam nữ bị bịt mặt ở Iraq. Đôi này bị kết tội chết vì quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Những viên đá được chất thành hàng dài giữa đường. Các tay súng IS sau đó bắt đầu ném đá vào đôi nam nữ. Họ bất lực hứng chịu những cơ mưa đá hướng về phía mình. Hai nạn nhân cuối cùng tử vong do nhiều vết thương nặng.
Theo NTD
Trung Quốc toan tính xây căn cứ hải quân ở Namibia?
Chính quyền Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng quan ngại trong việc xây dựng, cải tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo mới. Bây giờ, Bắc Kinh lại có tham vọng lớn hơn nhiều về Nam Đại Tây Dương.
Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD vào các nước khắp châu Phi. Theo báo cáo của viện nghiên cứu Heritage Foundation (Mỹ), riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc đã đổ gần 21 tỉ USD trong lĩnh vực công nghệ và giao thông ở Nigeria. Còn tại Ethiopia, Trung Quốc đầu tư 15,6 tỉ USD vào lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải và công nghệ.
Thế nhưng, giờ đây, Bắc Kinh bắt đầu toan tính đến việc hiện diện quân sự ở nơi đây. Báo The Namibian cho biết họ nhận được thông tin cáo buộc Bắc Kinh muốn xây dựng căn cứ hải quân ở vịnh Walvis của Namibia. Trong bài báo đăng hôm 20-1, The Namibian tiết lộ lá thư được cho là của Đại sứ Namibia tại Trung Quốc Ring Abed gửi về Bộ Ngoại giao nước này.
Một công dân Trung Quốc che chắn trước khói bụi tại một công trường xây dựng ở Khartoum, Sudan. Ảnh: REUTERS
Bức thư ghi rõ phái đoàn Bắc Kinh sẽ đến Namibia vào cuối tháng 3 để thảo luận về kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân mà Bắc Kinh đề xuất ở vịnh Walvis. Theo đó, căn cứ hải quân ở vịnh Walvis sẽ trở thành "nhà" của hơn 6 tàu chiến Trung Quốc. Theo The Namibian, kế hoạch về căn cứ hải quân chưa được chính quyền Trung Quốc hay Namibia xác nhận. Dự án được cho là có thể sẽ đem đến những lợi ích quan trọng về địa chính trị và kinh tế cho cả Trung Quốc lẫn Namibia.
Trước đó, The Namibian từng dẫn một số nguồn tin Trung Quốc cho biết căn cứ ở vịnh Walvis là một trong 18 kế hoạch mà Trung Quốc nhắm đến trên toàn thế giới, trong đó có Yemen, Sri Lanka, và Madagascar. Tất cả vì mục đích giúp Trung Quốc kiểm soát các đường giao thương huyết mạch trên biển.
Trang Want China Times ngày 27-11-2014 dẫn nguồn The Namibian cho biết người phát ngôn quân sự Namibia Monica Sheya khẳng định "Trung Quốc hy vọng sẽ xây dựng một căn cứ hải quân ở nước ngoài tại vịnh Walvis trong 10 năm tới". Các cuộc đàm phán cấp cao về việc này đang được tiến hành.
Cựu đặc phái viên của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert O'Brien hôm 25-3 cho biết trong chuyến thăm tới vịnh Walvis gần đây ông đã thấy Trung Quốc lắp đặt hệ thống theo dõi vệ tinh lớn ở Namibia và đang phát triển mỏ uranium ở nước này.
Theo ông O'Brien, vịnh Walvis là cảng nước sâu duy nhất ở Namibia. Vịnh này có một mối quan hệ lâu dài song đã suy giảm với hải quân hoàng gia Anh. Từ một căn cứ tại vịnh Walvis, tàu chiến Trung Quốc có thể tuần tra các khu vực xung yếu ở các vùng biển gần châu Phi và Nam Mỹ. "Sự hiện diện mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc ở Nam Đại Tây Dương có thể khiến Anh buộc phải tìm kiếm một sự thỏa hiệp với Bắc Kinh để bảo vệ lãnh thổ hải ngoại cuối cùng của mình" - ông O'Brien nói thêm.
Theo Người Lao Động
Những nơi treo biển cấm vẫn thu hút du khách khám phá Có những tòa nhà, phế tích, địa điểm trên thế giới bị bỏ hoang, cấm người dân lui tới, nhưng sự bí ẩn của chúng vẫn thách thức trí tò mò của nhiều du khách. Nơi sâu hun hút này là một tòa tháp giảm nhiệt trong khu nhà máy năng lượng tại Monceau, Bỉ, có kiến trúc mang hình dáng một chiếc...