Bị NATO khiêu khích ở Biển Đen, Su-30SM Nga lập tức tới Crimea, sẵn sàng phóng đạn
Các tàu chiến của NATO thường xuyên đi vào khu vực Biển Đen sẽ là một mối đe doạ chính đối với Nga ở phía nam. Vì vậy, tiêm kích Su-30SM đã có mặt, sẵn sàng phóng đạn.
Chuyên gia quân sự Nga chia sẻ liên quan tới việc nước này cử tới bán đảo Crimea các máy bay tiêm kích Su-30SM tối tân nhất để tăng cường an ninh.
Trong thành phần của lực lượng không quân Hạm đội Biển Đen đã vừa có thêm một phi đội máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM. Thông tin này được Trưởng phòng thông tấn quân sự của Hạm đội Biển Đen (Nga) chia sẻ với phòng viên hãng tin TASS.
Theo như thông báo nêu rõ, lực lượng tiêm kích chiến thuật của Nga sẽ được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Các phi đội sẽ thường xuyên thực hiện các bài tập chiến đấu phức tạp kể cả ngày lẫn đêm, bao gồm cả phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu.
Hãng thông tấn “NewInform” (Nga) đã hỏi ý kiến của chuyên gia phân tích quân sự, tiến sĩ khoa học quân sự Nga, ông Constantin Sivkov về việc Nga tăng cường an ninh cho Crimea bằng các tiêm kích cơ đa năng Su-30SM cũng như đánh giá về an ninh nói chung của bán đảo này, ông trả lời:
Video đang HOT
“Tất nhiên, phi đội mới sẽ giúp tăng cường an ninh cho Crimea. Một phi đội máy bay Su-30SM có thể thực hiện các nhiệm vụ mà phải 3 phi đội máy bay chiến thuật nước ngoài mới thực hiện được.
Nhờ tích hợp nhiều tính năng – máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay đánh chặn – chiếc máy bay của chúng ta có thể thực hiện nhiều miếng đánh mà lực lượng không quân của các nước không thể triển khai được.
Đây đúng là những cỗ máy hạng nhất. Còn nếu tính tới việc sau 2 năm nữa số lượng các máy bay này có mặt tại Crimea sẽ lên tới 100 chiếc, thì lúc đó, đề cập tới vấn đề an ninh của bán đảo là không còn cần thiết”.
Ông Sivkov tin chắc rằng, Nga cần phải sẵn sàng cho một làn sóng các hành động khiêu khích có thể xảy ra sắp tới.
“Các tàu chiến của NATO thường xuyên đi vào khu vực Biển Đen sẽ là một mối đe doạ chính đối với Nga ở khu vực bờ cõi phía nam. Tôi không muốn nói tới sự hỗn loạn nào đó do Hải quân Mỹ khởi xướng, nhưng họ có nhiều lý do để đưa ra hành động khiêu khích chống lại Nga”, ông Sivkov kết luận.
(Theo Soha News)
Tàu chiến tàng hình Gepard xả khói mù mịt tại quân cảng Nga
Đám khói trắng thải ra trong quá trình thử nghiệm động cơ của tàu hộ vệ lớp Gepard đã phủ kín một nửa khu cảng Novorossiysk.
Tàu Gepard số hiệu 486 thử nghiệm động cơ. Ảnh: Livejournal.
Một tàu hộ vệ tàng hình lớp Gepard hồi tuần trước xả ra đám khói trắng lớn, phủ kín một nửa quân cảng Novorossiysk bên bờ Biển Đen khi thử nghiệm động cơ, Livejournal ngày 11/12 đưa tin.
Chiếc tàu mang số hiệu 486 này vừa trải qua một chuyến thử nghiệm dài ngày trên biển, trong khi tàu Gepard mang số hiệu 487 bên cạnh vẫn đang được khử từ. Theo cây bút Code Barmaley, động cơ diesel - tua bin khí trang bị trên tàu hộ vệ tàng hình lớp Gepard thường tạo ra rất nhiều khói trắng khi khởi động hệ thống. Khi động cơ đã chạy ổn định, khí thải của tàu sẽ trở thành không màu.
Tàu Gepard sử dụng hệ thống đẩy theo thiết kế "kết hợp tua bin khí hoặc diesel" (CODOG) của Ukraine. Ưu điểm của CODOG là cho phép tàu đạt tốc độ tối đa cao hơn nhiều so với tốc độ hành trình, đồng thời đơn giản hóa về mặt thiết kế. Nhược điểm chính của nó là tiêu tốn nhiên liệu khi chạy hết tốc lực nếu so với các thiết kế phức tạp hơn.
Đề án 1166.1E (Gepard 3.9) là lớp tàu hộ vệ tên lửa do Nga thiết kế chế tạo. Tàu dài 102 m, rộng 13,1 m, giãn nước 2.100 tấn. Tàu có thiết kế tàng hình, bao gồm phần thượng tầng nhiều góc cạnh và được phủ sơn hấp thụ sóng radar. Gepard 3.9 có tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động liên tục 7.000 km.
Vũ khí chính của Gepard 3.9 là 8 tên lửa chống hạm 3M24E với tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma, hai hệ thống pháo tầm cực gần AK-630M, ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.
Nga đang vận hành hai tàu Đề án 1166.1K là Tatarstan (691) và Dagestan (693). Việt Nam đặt mua 4 tàu hộ vệ lớp này, gồm hai chiếc thuộc Đề án 1166.1E là Đinh Tiên Hoàng (011) và Lý Thái Tổ (012) đã được đưa vào biên chế Hải quân, cùng một cặp tàu Gepard khác đang được Nga chế tạo và thử nghiệm.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Ukraine thử tên lửa gần bán đảo Crimea Ukraine hôm nay bắt đầu các cuộc thử nghiệm tên lửa đất đối không ở Biển Đen, phía tây bán đảo Crimea, bất chấp sự phản đối của Nga. Giàn phóng tên lửa di động OTR-21 Tochka-U của Ukraine trong lễ duyệt binh ngày 24/8. Ảnh: Reuters BBC dẫn lời quan chức quân sự Ukraine Vladimir Krizhanovsky cho hay cuộc tập trận phòng...