Bị Mỹ yêu cầu dẫn độ, giám đốc tài chính Huawei ra tòa ở Canada
Một ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ gửi yêu cầu dẫn độ chính thức Giám đốc tài chính Tập đoàn Huawei Meng Wanzhou, bà đã có mặt tại tòa án Vancouver để điều chỉnh các điều khoản tại ngoại.
Bà Meng bị giám sát nghiêm ngặt tại nhà riêng ở Vancouver sau khi được tại ngoại vào tháng 12 năm ngoái.
Hôm 29-1, đài CBC cho biết bà Meng đã yêu cầu tòa án cập nhật thông tin chi tiết về một trong những người bảo lãnh mình, ông Robert Cheng. Cụ thể, bà Meng đề nghị cho ông Cheng làm người bảo lãnh chính thức.
Trước đó, ông Cheng thế chấp căn nhà trị giá 1,8 triệu CAD (1,3 triệu USD) để góp tiền bảo lãnh cho bà Meng. Tuy nhiên, do trị giá căn nhà sụt giảm nên tòa án chưa cho phép người này ký thỏa thuận bảo lãnh.
Tổng cộng 5 người, trong đó có một cặp vợ chồng, đã góp 3 triệu CAD (2,2 triệu USD) tiền mặt và thế chấp tài sản để bà Meng được tại ngoại vào ngày 11-12-2018. Trong khi đó, chồng của bà Meng, ông Liu Xiaozong, góp 7 triệu CAD (5,2 triệu USD).
Tất cả những người bảo lãnh cho bà Meng đều phải cam kết đảm bảo bà Meng sẽ tuân thủ các điều kiện bảo lãnh, bao gồm ở lại khu vực cố định tại Vancouver và tuân thủ lệnh giới nghiêm hằng đêm. Nếu bà Meng vi phạm, họ có khả năng mất nhà cửa hoặc tiền bạc.
Bà Meng đến tòa án Vancouver để điều chỉnh các điều khoản tại ngoại. Ảnh: THE CANADIAN PRESS
Yêu cầu nói trên của bà Meng diễn ra 1 ngày sau khi quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Matthew Whitaker công bố 13 tội danh hình sự đối với bà, tập đoàn Huawei và các chi nhánh của Huawei Mỹ và Hồng Kông.
Video đang HOT
Các cáo buộc liên quan đến mối quan hệ giữa Huawei và một công ty có tên Skycom kinh doanh tại Iran. Theo các công tố viên Mỹ, Skycom là một công ty con “hoạt động chìm” của Huawei và bà Meng đã “nói dối” về mối quan hệ giữa Huawei và Skycom để các ngân hàng Mỹ chuyển tiền, vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Phía Washington đã gửi yêu cầu dẫn độ chính thức bà Meng. Hiện bộ trưởng tư pháp Canada có thời hạn đến ngày 1-3 để đồng ý hoặc từ chối.
CBC cho biết phiên tòa xét xử bà Meng kế tiếp sẽ được dời sang ngày 6-3.
Phạm Nghĩa (Theo CBC)
Theo Nguoilaodong
Bà Mạnh Vãn Châu có cửa thoát
Ông Trump nói sẽ can thiệp chuyện bà Mạnh nếu điều này có lợi cho quyền lợi an ninh quốc gia Mỹ hay giúp đạt được thỏa thuận thương mại với TQ.
Số phận bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Huawei (Trung Quốc (TQ)), đang rất được quan tâm. Và theo những diễn biến mới nhất thì có khả năng bà Mạnh sẽ có cửa thoát.
ô ng Trump nói có thể can thiệp
Ngày 11-12, tòa án Vancouver (Canada) đã cho bà Mạnh được tại ngoại có bảo lãnh trong thời gian chờ xem xét dẫn độ sang Mỹ. Để được tại ngoại, bà Mạnh phải nộp khoản tiền mặt 10 triệu đô Canada, thế chấp hai căn nhà ở Vancouver tổng trị giá hơn 20 triệu đô Canada. Ngoài ra, những người quen của bà Mạnh ở Canada cũng thế chấp hơn 3 triệu đô Canada. Ngoài các khoản bảo lãnh tài chính, bà Mạnh phải giao nộp các hộ chiếu, chịu đeo một vòng định vị giám sát và chi trả chi phí giám sát.
Lý do các luật sư bà Mạnh đưa ra để xin cho thân chủ mình được tại ngoại là vì bà có nhiều vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao nghiêm trọng, từng phẫu thuật ung thư, gặp vấn đề trong ăn uống. Bà Mạnh từng nhập viện một lần sau khi bị bắt. Các luật sư đảm bảo bà Mạnh không chạy trốn vì đây là chuyện đáng xấu hổ không những với bản thân mà cả với cha mình - ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei, với Huawei và với đất nước TQ.
Tiến trình xem xét dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ có thể phải mất hàng tháng. Cụ thể, theo quy định, trong 60 ngày kể từ ngày Canada bắt bà Mạnh, Mỹ phải chính thức gửi sang Canada đề nghị dẫn độ cùng các tài liệu liên quan hỗ trợ đề nghị này. Sau đó Bộ Tư pháp Canada có thêm 30 ngày nữa để cân nhắc đề nghị này và mở phiên tòa xem xét đề nghị dẫn độ. Dự kiến bà Mạnh sẽ lại ra tòa ngày 6-2 tới.
Cửa thoát của bà Mạnh khá rộng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11-12 lên tiếng rằng ông có thể can thiệp nếu điều này có lợi cho quyền lợi an ninh quốc gia Mỹ hay giúp đạt được thỏa thuận thương mại với TQ.
Trả lời phỏng vấn độc quyền của Reuters, ông Trump nhận định các cáo buộc với bà Mạnh rất nghiêm trọng nhưng cũng nói thẳng rằng bà Mạnh có thể được thả. Cụ thể theo ông, "nhiều thứ khác nhau có thể xảy ra, đó cũng có thể là một phần của các cuộc thương lượng, chúng tôi sẽ nói chuyện với Bộ Tư pháp...". Khi được hỏi liệu ông có muốn bà Mạnh bị dẫn độ sang Mỹ hay không, ông Trump nói trước tiên ông muốn biết TQ đề nghị gì.
Người ủng hộ bà Mạnh biểu tình trước tòa án Vancouver (Canada) kêu gọi thả bà. Ảnh: CNN
Theo lời ông Trump thì Nhà Trắng đã bàn chuyện bà Mạnh với Bộ Tư pháp Mỹ cũng như với phía TQ. Ông Trump cho biết phía TQ có nói chuyện bà Mạnh với cấp dưới của ông nhưng bản thân ông thì chưa chính thức bàn chuyện này với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Phần mình, phản ứng với lời của ông Trump, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12-12 đã hoan nghênh mọi nỗ lực giải quyết việc bắt bà Mạnh.
Trung Quốc bắt đầu trả đũa
Sau khi bà Mạnh bị bắt, làn sóng lo ngại TQ trả đũa lan rất nhanh trong các chính trị gia và doanh nghiệp Mỹ, Canada. Reuters dẫn hai nguồn tin chính phủ Mỹ ngày 11-12 cho biết Bộ Ngoại giao nước này đang cân nhắc cảnh báo công dân, đặc biệt là nhóm lãnh đạo doanh nghiệp hạn chế sang TQ để tránh nguy cơ bị trả đũa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino xác nhận có nguy cơ công dân Mỹ sẽ bị bắt giữ và thẩm vấn ở TQ. Bà Palladino cho biết có thể Mỹ sẽ khôi phục cảnh báo công dân gần nhất về TQ vào ngày 22-1. Thời điểm đó Mỹ yêu cầu công dân thận trọng trước khả năng nhà chức trách TQ cấm họ rời TQ nhằm buộc họ nhượng bộ trong các tranh chấp kinh doanh, chấp nhận dàn xếp hoặc phải hợp tác điều tra với chính phủ TQ.
Bước chuẩn bị của Mỹ không hề thừa khi Fox News đưa tin TQ tối 10-12 bắt một nhà cựu ngoại giao Canada tại Bắc Kinh. Ông Michael Kovrig đang làm việc tại Hong Kong với vai trò cố vấn cấp cao khu vực Đông Bắc Á của tổ chức phi lợi nhuận Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) có trụ sở chính tại Bỉ. Trang web của ICG cho biết trước khi tham gia ICG năm 2017 ông Kovrig từng là nhà ngoại giao làm việc cho chính phủ Canada tại Bắc Kinh, Hong Kong, Liên Hiệp Quốc.
Bộ trưởng Bộ An toàn công cộng Canada Ralph Goodale ngày 11-12 xác nhận việc này và cho biết Canada đang rất quan ngại.Theo ông Goodale thì thời điểm này chưa có dấu hiệu nào rõ ràng cho thấy chuyện ông Kovrig bị TQ bắt có liên quan đến chuyện Canada bắt bà Mạnh. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Canada như cựu lãnh đạo đảng Tự do ở Canada Bob Rae, cựu cố vấn chính sách đối ngoại Roland Paris thiên về khả năng này.
Đã có tín hiệu tích cực
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung là điều đầu tiên mọi người nghĩ đến đầu tiên khi bà Mạnh bị bắt. Nói với Reuters, ông Trump cho biết hai nước đã bắt đầu điện đàm nối lại đàm phán.
Theo ông Trump, đã có tín hiệu tích cực khi TQ bắt đầu tăng mua đậu nành Mỹ, sau khi nước này đánh thuế lên nông sản có dầu của Mỹ, trả đũa Mỹ đánh thuế lên hàng TQ. TQ là thị trường đậu nành chính của Mỹ, lượng đậu nành TQ mua chiếm trung bình tới 60% tổng xuất khẩu của Mỹ mỗi năm. Trong khi đó Bloomberg đưa tin TQ có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu với hàng ô tô Mỹ từ 40% xuống còn 15%. Đây là thông tin đáng mừng với Mỹ khi TQ là một thị trường tiêu thụ ô tô chính của Mỹ. Thị trường ngày 11-12 phản ứng tích cực với các diễn biến mới này. Các chỉ số chứng khoán ở Mỹ tăng đều.
LINH LAN
Theo PLO
Giám đốc tài chính Huawei được tại ngoại với 7,4 triệu USD tiền bảo lãnh Giám đốc tài chính kiêm Phó chủ tịch tập đoàn viễn thông Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) đã được một tòa án Canada chấp nhận yêu cầu tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh 10 triệu đôla Canada (7,4 triệu USD). Bà Mạnh Vãn Chu (Ảnh: JQK News) Theo nhà báo Jason Proctor của trang tin CBC, người trực tiếp có mặt...