Bị mụn ở 15 vị trí sau sẽ vô cùng nguy hại sức khỏe!
Nhiều người cho rằng, mụn là do nội tiết, do môi trường ô nhiễm. Điều này không sai, nhưng đằng sau những nốt mụn là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể.
1. Trán
Mụn xuất hiện ở trán là dấu hiệu của tâm hỏa thịnh ( tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, dẫn tới việc cơ thể tích tụ các độc tố sinh ra mụn.
Nguyên nhân do mất ngủ, tinh thần quá căng thẳng dẫn tới tỳ khí thương tổn, dễ nóng nảy và giận dữ. Tâm hỏa thịnh còn làm cho miệng lưỡi lở loét, đầu lưỡi chuyển màu đỏ, đau nhức khó chịu dẫn tới mất ngủ.
2. Giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường
Nổi mụn ở vị trí này có thể do gan bị suy nhược mà gây nên. Gan yếu còn làm cho vùng ngực trái bị ê ẩm, căng cứng gây khó chịu.
3. Huyệt thái dương
Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, bắt túi mật hoạt động quá công suất còn làm cho tóc nhanh bạc, khi ăn các đồ béo dễ bị đau bụng.
4. Mũi
Mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát. Nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.
5. Cằm
Video đang HOT
Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề. Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.
6. Môi
Những buổi tiệc tùng triền miên khiến bao tử của bạn bị quá tải, nóng trong người, tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt mụn ở quanh môi.
7. Gò má phải
Chức năng đường ruột bị rối loạn ảnh hưởng tới khả năng bài tiết chất độc của ruột. Khi chức năng của đường ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, hay sôi bụng.
8. Má phải
Mụn xuất hiện ở vị trí này cho thấy chức năng của phổi bất thường. Thường khi có hiện tượng ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn.
9. Gò má trái
Chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng gò má trái là biểu hiện triệu chứng túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.
10. Má trái
Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng gan không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban.
11. Vùng hàm dưới
Hệ thống bạch huyết bài độc không tốt. Xuất hiện mụn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút… Những người thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh sẽ làm cho bạch huyết bài độc không tốt từ đó dẫn tới tiện bí.
12. Vùng mông, âm đạo
Theo Đông Y, mụn xuất hiện ở hai nơi này là biểu hiện thấp nhiệt trong người, nước tiểu vàng, đi cầu dễ bị táo bón, vùng âm đạo bị khí hư, viêm nhiễm.
13. Mụn mọc trên tai
Nếu bạn bị mọc mụn trên tai, có thể thận của bạn có vấn đề. Mụn xuất hiện ở khu vực xung quanh tai (đôi khi ở bên trong tai) nghĩa là cơ thể bạn cần thêm nước. Điều này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ caffeine và muối trong máu của bạn cao.
14. Mụn mọc sau lưng
Nếu bạn bị mụn thâm sau lưng, điều này có thể là do bạn chưa vệ sinh cơ thể cẩn thận, đặc biệt hay xảy ra với những người đổ nhiều mồ hôi. Da thường xuyên thải ra độc tố trong quá trình đổ mồ hôi, do đó nếu bạn không vệ sinh cơ thể kịp thời, các nang lông có thể bị bít kín và gây ra mụn.
15. Mụn trên ngực
Mụn thường xuất hiện ở vùng ngực khi cơ thể sản xuất quá nhiều dầu dư thừa. Điều này có thể liên quan tới sự thay đổi nội tiết tố nhanh chóng, căng thẳng, vệ sinh kém hoặc bột giặt còn dư lại trên quần áo.
Theo Phunutoday
Phát hiện vi khuẩn tả trong ốc bươu
Chiều 6.8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Nhận định về diễn biến dịch bệnh trong nước, ông Long lo ngại, dịch tiêu chảy cấp có thể gia tăng tại TP.HCM do diễn biến phức tạp bởi phát hiện các yếu tố ô nhiễm trong thực phẩm, dù số mắc hiện nay giảm.
Tăng cường kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế - Ảnh: Thúy Anh
Đặc biệt tả có nguy cơ xảy ra bởi đã phát hiện vi khuẩn tả trong ốc bươu là vi khuẩn từng gây dịch tả năm 2007. Thực tế đó cho thấy môi trường, tình trạng ô nhiễm, mầm bệnh từ nước, thực phẩm ăn uống là các nguy cơ phát tán mầm bệnh và gây dịch đã rất gần. Nếu mầm bệnh tả có trong nước thì khả năng dịch xảy ra là rất lớn.
Ông Long thông báo, kiểm tra tại TP.HCM cho thấy, môi trường sống khu vực ngoại ô thành phố đang ở mức báo động cao, vẫn còn cầu tiêu ao cá là thói quen sinh hoạt rất mất vệ sinh, nguy cơ rất lớn cho nhiễm bệnh dịch trên người. Nguồn thực phẩm xét nghiệm tại chợ đã phát hiện có vi khuẩn E.coli, đặc biệt là tìm thấy vi khuẩn tả trong ốc. Kiểm tra nguồn nước tại các trạm cấp nước trên 1.000 m3 phát hiện hàm lượng clo dư rất thấp và còn tồn tại các vi khuẩn gây bệnh dịch đường tiêu hóa như: E.coli, coliform. Các yếu tố trên cho thấy rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Bộ Y tế có văn bản đề nghị TP.HCM khắc phục tình trạng này.
Giám sát bệnh Ebola đối với hành khách
Trong khi đó, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cũng rất lo lắng về khả năng dịch Ebola có thể xâm nhập vào VN qua các công dân VN đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch. Dịch nguy hiểm này cũng có thể xâm nhập qua công dân của các quốc gia khác có dịch nhập cảnh; người thân, nhân viên y tế chăm sóc, điều trị, tiếp xúc gần với người nhiễm, nghi nhiễm vi rút Ebola; người tiếp xúc với động vật chết do nhiễm, nghi nhiễm vi rút Ebola. Ông Phu cũng bày tỏ khó khăn cho việc xác định người về từ vùng có dịch do không có chuyến bay thẳng về VN, vì vậy Bộ Y tế đã đề nghị cơ quan an ninh cửa khẩu sẽ phối hợp, sàng lọc, chuyển các trường hợp về từ vùng có dịch Ebola qua bộ phận khai báo y tế. Ngoài ra, trong nước cũng đang chờ hỗ trợ từ Tổ chức Y tế thế giới, từ các tổ chức quốc tế giúp cho xét nghiệm phát hiện vi rút Ebola.
Ngay trong chiều 6.8 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do vi rút Ebola. Theo đó, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh: sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ; đau họng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy cấp; một số có phát ban, nôn, đi ngoài ra máu; tiền sử đi đến từ vùng, quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với người mắc Ebola hoặc động vật nhiễm vi rút Ebola trong vòng 21 ngày.
Về dịch Ebola, Cục Y tế dự phòng thông báo, từ đầu vụ dịch năm 2014 đến nay đã ghi nhận hằng ngày trường hợp mắc bao gồm gần 1.000 trường hợp tử vong tại 4 nước Guinea; Liberia, Nigeria và Sierra Leone. Dịch Ebola tại châu Phi vẫn tăng nhanh chóng.
WHO họp khẩn về dịch Ebola
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) triệu tập khẩn cấp ủy ban về Quy định tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) trong hai ngày 6 và 7.8 để thảo luận về dịch Ebola đang hoành hành tại Tây Phi, theo AFP. Qua phiên họp, các chuyên gia sẽ xem xét có công bố dịch Ebola là "đe dọa khẩn cấp đến sức khỏe cộng động toàn cầu" hay không. Trong trường hợp mức độ rất nghiêm trọng này được xác nhận, WHO sẽ gấp rút lập kế hoạch chống dịch ở quy mô toàn cầu với những biện pháp được áp dụng tức thời, chẳng hạn như khuyến cáo hạn chế du lịch, giao thương với những nước đang bị dịch.
Lan Chi
Liên Châu
Theo TNO
Nguy cơ đại dịch Ebola tràn vào Việt Nam là rất lớn Đại dịch Ebola đã làm gần 900 người tử vong và khả năng dịch bệnh này tràn vào Việt Nam là rất lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, đại dịch Ebola đã làm hơn 1.300 người bị nhiễm trên thế giới, trong đó, gần 900 người tử vong. Đây là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất thế giới, có tỷ...