Bị mù màu và suýt gặp tai nạn khi qua đường, cô gái không ngờ nguyên nhân là do thói quen mình dùng điện thoại bấy lâu
Cô gái sử dụng điện thoại 10 tiếng mỗi ngày, dẫn đến hiện tượng mù màu suýt gặp tai nạn khi qua đường.
Cô Lưu (16 tuổi) vốn là nữ sinh trung học, sống tại Đài Loan. Mỗi ngày, cô Lưu sử dụng điện thoại tới 10 tiếng mỗi ngày. Kết quả là cô gặp phải tình trạng mù màu, không thể phân biệt màu xanh, màu đỏ. Một hôm, khi cô Lưu băng qua đường, do nhìn đèn màu đỏ thành màu xanh nên suýt gặp tai nạn giao thông.
PGS Hồng Khải Đình, khoa mắt, công tác tại College of Pharmacy and Health Care, Tajen University cho biết, mù màu phân thành trường hợp bẩm sinh và do môi trường sống gây ra. Nguyên nhân bẩm sinh là do di truyền, trong đó tỉ lệ nam giới mắc bệnh là 0,08%, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh là 0,01%. Hiện tại, căn bệnh mù màu do di truyền vẫn chưa thể điều trị. Nguyên nhân khác là do môi trường sống tác động khiến chức năng phân biệt màu của tế bào nón trong mắt bị tổn thương.
Thông qua phân tích thói quen sinh hoạt, PGS Đình được biết kể từ khi nghỉ hè từ cuối tháng 6 cho đến đầu tháng 8, mỗi ngày cô Lưu đều sử dụng điện thoại khoảng 10 tiếng đồng hồ. Do tiếp xúc ánh sáng xanh trong thời gian dài nên dẫn đến hiện tượng gốc tự do tấn công khiến tế bào nón bị tổn thương.
PGS Đình cho biết, mù màu do môi trường sống tác động là loại phá hủy cấu trúc và quá trình không thể nghịch đảo. Tuy nhiên, trường hợp của cô Lưu là phát hiện sớm, điều trị kịp thời nên số lượng tế bào nón hoại tử ít và vẫn còn cơ hội cứu vãn.
Bệnh nhân được tiến hành điều trị bằng chiết xuất từ hoa cúc chứa lutein ngăn chặn tế bào nón lão hóa. Ăn bột cà ri vì bột cà ri có nghệ với tác dụng loại bỏ tế bào nón bị hoại tử. Uống trà gừng có tác dụng cải thiện và phục hồi tế bào bị tổn thương. Sau quá trình điều trị, tình trạng mù màu của cô Lưu đã biến mất.
PGS Đình cảnh báo, để ngăn ngừa tình trạng mù màu, mỗi ngày ngoài thời gian sử dụng máy tính làm việc, mọi người không sử dụng điện thoại quá 3 tiếng. Sau 30 phút làm việc nên dành thời gian nghỉ ngơi để đôi mắt được giải tỏa áp lực.
Mù màu là bệnh gì?
Mù màu, còn được gọi là rối loạn sắc giác, là tình trạng khả năng phân biệt màu sắc bị giảm. Cụ thể hơn là người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các màu đỏ, xanh lá cây, màu xanh biển hoặc các loại màu sắc được pha trộn từ những màu này. Ngay cả đối với những người mù màu thì rất hiếm khi xuất hiện trường hợp không thể nhìn thấy màu nào cả.
Những dấu hiệu và triệu chứng của mù màu là gì?
- Không phân biệt được một số màu sắc nhất định, nhưng những màu khác thì có thể phân biệt được. Ví dụ như bạn không thể phân biệt giữa một số màu như đỏ và xanh lá cây nhưng bạn có thể phân biệt được màu xanh dương và màu vàng.
- Chỉ thấy được màu đen, trắng và màu xám nhưng trường hợp này rất hiếm.
Video đang HOT
- Có vấn đề về thị lực nhưng đa số người bệnh không phát hiện ra.
- Chỉ thấy được một số sắc thái trong khi người bình thường có thể thấy được hàng nghìn sắc thái khác nhau.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh mù màu?
- Rối loạn di truyền.
Tình trạng mù màu bẩm sinh này thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn phụ nữ. Thường là bạn sẽ mất khả năng nhìn ra màu xanh, trong khi mù màu vàng thì hiếm gặp hơn. Bệnh có thể có mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng thường sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời.
- Do biến chứng của bệnh.
Nếu bạn mắc bệnh như tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, nghiện rượu mãn tính, bệnh bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, bạn cũng có thể bị mù màu. Những bệnh này thường ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng đôi khi bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. Sau khi điều trị các bệnh trên, chứng mù màu có thể giảm nhẹ hoặc được phục hồi.
- Một số thuốc.
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc, chẳng hạn như một số loại thuốc để điều trị bệnh tim, cao huyết áp, rối loạn chức năng cương dương, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh và các vấn đề tâm lý.
- Lão hóa.
Khả năng phân biệt màu sắc bị thoái hóa dần theo độ tuổi.
Theo Ettoday/Helino
Bác sĩ nói gì về việc 'sử dụng điện thoạị khi đi vệ sinh'?
Trong thế giới hiện đại hiện nay không có gì đáng ngạc nhiên khi mọi người sử dụng điện thoại ở khắp mọi nơi, ngay cả trên bệ vệ sinh.
ShutterStock
Ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có, tùy thuộc vào khảo sát, kết quả cho thấy từ 38% đến 75% mọi người có thói quen này.
Ngồi lâu trong nhà vệ sinh thực sự gây hại cho bạn
Có đến 57% người Anh và 75% người Mỹ thừa nhận sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, với 8% cho biết họ "luôn luôn" làm điều đó.
Tuy nhiên, trong khi đó có vẻ là một cách tuyệt vời để tận dụng thời gian và tránh nhàm chán, các bác sĩ cảnh báo rằng sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể gây hại nhiều hơn lợi, theo The Sun.
Bác sĩ Sarah Jarvis, bác sĩ đa khoa tại Shepherd's Bush, London (Anh), cho biết ngồi lâu trong nhà vệ sinh thực sự có hại cho bạn.
Lướt điện thoại gây hại cho hậu môn cũng như hại cho mắt.
Bác sĩ Sarah Jarvis nói rằng các bác sĩ khuyên không nên lướt điện thoại hoặc đọc sách khi đi vệ sinh.
Vì khi sử dụng điện thoại, bạn có xu hướng ngồi ở đó lâu hơn, làm tăng áp lực quá mức lên các tĩnh mạch ở hậu môn trong trực tràng dưới, gây ra bệnh trĩ.
Không phải việc sử dụng điện thoại - nhưng chính việc kéo dài quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh khi bạn đọc email hoặc lướt web - làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ, theo The Sun.
Và đây là cách nhanh chóng để bị bệnh trĩ do thời gian ngồi trong nhà vệ sinh kéo dài quá lâu.
Trước đây, nhiều người có thói quen đọc sách trong khi đi vệ sinh, ngày nay chuyển sang lướt điện thoại.
Thật hấp dẫn trong khi có thể lướt hết trang mạng này đến trang khác trong khi chờ đợi để thực hiện việc vệ sinh. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, các bác sĩ khuyên bạn không nên làm điều này.
Ngoài ra, còn một lý do khác để bạn không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh.
Phủ đầy vi trùng
Các nhà khoa học còn kêu gọi mọi người không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh để ngăn ngừa vi trùng di chuyển từ phân sang miệng.
Bác sĩ Lisa Ackerley, cố vấn An toàn Thực phẩm cho Vương quốc Anh, nói với The Sun Online: Nếu mang điện thoại vào nhà vệ sinh, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm vi trùng.
Trong nhà vệ sinh sẽ có đầy mầm vi trùng trên ghế, tay vịn hoặc nút nhấn và cuộn giấy, cánh cửa đến tủ, tất cả mọi nơi bên trong phòng vệ sinh.
Từ vi khuẩn Norovirus gây viêm dạ dày, ruột đến Salmonella gây nhiễm khuẩn đường ruột.
Vì vậy, nếu tay bạn chạm vào những nơi này và nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn, rồi cầm điện thoại, bạn sẽ chuyển vi trùng lên điện thoại và sau đó nhiễm lại vào tay mỗi khi bạn cầm điện thoại mà không hề biết, theo The Sun.
Vi trùng từ tay có thể đi thẳng vào miệng khi bạn ăn uống.
Vi trùng cũng có thể nhiễm đến bất kỳ bề mặt nào tiếp xúc với điện thoại.
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như giãn tĩnh mạch.
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng kéo dài dưới áp lực và có thể phình ra hoặc sưng lên.
Nguyên nhân là do động tác "rặn" để giải phóng ruột gây áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, khiến chúng phình ra. Bác sĩ Sarah Jarvis nói với The Sun: Táo bón và "rặn" khi đi đại tiện là yếu tố rủi ro chính gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, ho mạn tính, béo phì hoặc mang thai, quan hệ qua đường hậu môn, ăn chế độ ăn ít chất xơ hoặc thường xuyên khiêng vác vật nặng cũng gây ra bệnh trĩ.
Có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại).
Các triệu chứng của bệnh trĩ là có máu đỏ tươi trong phân, ngứa quanh hậu môn, cảm giác như vẫn cần giải tỏa sau khi đi vệ sinh, có chất nhầy chảy ra từ bên trong hậu môn, đau quanh hậu môn.
Gần 3/4 người trưởng thành sẽ bị bệnh trĩ theo thời gian, theo The Mayo Clinic.
Trĩ thường tự biến mất nhưng có thể trở nên vô cùng đau đớn nếu một búi trĩ nội đẩy ra ngoài hậu môn, gọi là trĩ lồi.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ gồm chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, tập luyện thể dục và không mang điện thoại vào nhà vệ sinh, theo The Sun.
Theo Thanh niên
Thường xuyên sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể dẫn đến bệnh trĩ Việc thường xuyên sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh sẽ dẫn đến áp lực quá mức lên trực tràng dẫn đến bệnh trĩ. Theo bác sĩ Sarah Jarvis, bác sĩ đa khoa có trụ sở tại London (Anh) cho hay, việc mang điện thoại di động theo vào nhà vệ sinh có thể dẫn đến bệnh trĩ. Việc sử dụng điện...