Bị mù do biến chứng cúm, ngày nọ bỗng dưng cô bé sáng mắt
Cô bé Jade DeLucia, 4 tuổi, ở Mỹ đã suýt chết vì cúm. Nhưng khi khỏi bệnh, Jade đã bị mù và tổn thương một số chức năng thần kinh. Nhưng mới đây, cô bé bỗng dưng sáng mắt.
Cô bé Jade DeLucia ở Mỹ đã bị mất thị lực do biến chứng cúm, bỗng dưng ngày nọ cô sáng mắt – Ảnh minh họa: Shutterstock
Vào ngày Giáng sinh (25.12) năm 2019, bố của Jade là ông Stephen DeLucia đến giường đánh thức con gái dậy. Ông phát hiện con nằm bất động và sốt, theo People.
Ông và vợ là bà Amanda đã vội đưa con đến một bệnh viện ở thành phố Iowa City, bang Iowa (Mỹ). Tại đây, bé Jade đã lên cơn co giật. Bệnh viện đã lập tức dùng trực thăng đưa cô bé đến Bệnh viện Nhi của Đại học Iowa (Mỹ).
Jade nằm lại bệnh viện suốt 2 tuần. Trong tuần đầu tiên, cô bé rơi vào trạng thái hôn mê. Các bác sĩ cho biết cô bé bị cúm và virus đã xâm nhập đến não. Đây là biến chứng hiếm gặp và rất nguy hiểm, có thể gây tổn thương não và tử vong. Trước đó, bé Jade đã không được tiêm vắc xin cúm.
Video đang HOT
“Bác sĩ nói rằng não con gái tôi bị tổn thương nghiêm trọng. Họ cũng nói cô bé có thể sẽ không bao giờ tỉnh lại và nếu có thì cũng không bao giờ bình thường như trước được”, bà Amanda, mẹ của bé Jade, kể lại.
Bác sĩ đã dùng thuốc để giảm tình trạng phù não cho Jade. Khi tỉnh lại, cô bé đã bị mất thị lực. Biến chứng làm tổn hại đến phần não nhận biết thị giác.
Lúc đó, các bác sĩ cũng không biết liệu Jade có hồi phục hay không. Điều này phải cần từ 3 đến 6 tháng. Nhưng mới đây, Jade đã dần sáng mắt. Gia đình hy vọng mọi chuyện sẽ ngày càng tiến triển và cô bé có thể hồi phục tốt hơn, theo People.
Phi thường, nữ nghệ sỹ Anh chơi vĩ cầm trong khi mổ não
Một đoạn video dài 20 giây ghi lại hình ảnh phi thường khi nữ nghệ sỹ Dagmar Turner, 53 tuổi, người Anh, đang chơi những tổ hợp âm thanh phức tạp trên cây vĩ cầm của mình, trong khi các bác sĩ phẫu thuật theo dõi bộ não đã bị mở phanh của bà.
Nữ nghệ sỹ người Anh đang chơi đàn khi bác sỹ mổ não cho bà.
Liệu pháp không chính thức này được thực hiện tại Bệnh viện Đại học King Hay ở Nam London.
Việc người bệnh chơi nhạc trong trường hợp này không có nghĩa làm giảm căng thẳng cho các bác sĩ phẫu thuật, mà với mục đích là để nhóm bác sỹ có thể đảm bảo rằng, sau cả một quá trình điều trị phức tạp, liệu những bộ phận thần kinh điều khiển vận động trong não của bà Turner có hoạt động bình thường hay không.
Vào năm 2013, sau khi lên cơn co giật trong một buổi hòa nhạc, bà Turner, người mẹ một con được chẩn đoán có một khối u phát triển chậm trong não. Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi khối u đang phát triển nằm ở thùy trán phải, gần khu vực kiểm soát vận động của tay trái. Đây quả thực là một tình huống "tiến thoái lưỡng nan", vì nữ nghệ sĩ sợ rằng sau khi phẫu thuật bà sẽ không chơi đàn được nữa.
Mặc dù đã thực hiện các liệu pháp xạ trị, nhưng kích thước của khối u vẫn phát triển lên tới 8 x 4 cm. Và cuối cùng, bà Turner đã chấp nhận phẫu thuật.
Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Keyoumars Ashkan, đồng thời cũng là một nghệ sĩ piano tài năng, cho biết: "Thật may, chúng tôi hiểu rằng, cây vĩ cầm quan trọng như thế nào đối với Dagmar. Và quan trọng nhất là chúng tôi đã bảo toàn được chức năng thần kinh thuộc các khu vực mỏng manh trong não để bà ấy có thể tiếp tục chơi đàn được."
Theo ITV, chính bà Turner đã đề nghị được chơi đàn trong khi phẫu thuật, và các bác sĩ đã dành hai giờ đồng hồ, tỉ mỉ phác họa bộ não của bà để xác định các bộ phận được kích hoạt trong khi bà chơi đàn.
Trong quá trình phẫu thuật, đầu tiên, các bác sĩ gây mê để tiến hành mở hộp sọ, sau đó đánh thức Turner, rồi vừa theo dõi bộ não, vừa tiếp tục ca phẫu thuật. Bà Turner thuật lại rằng, ngay sau khi bà tỉnh lại, các bác sỹ đưa cho bà cây đàn và nói: "Bà hãy chơi đàn đi, chơi mạnh mẽ lên".
Bác sỹ Ashkan cho biết: "Thật may rằng, ca phẫu thuật đã thành công. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng loại bỏ hơn 90% khối u, bao gồm tất cả các khu vực nghi ngờ ác tính, đồng thời vẫn giữ được chức năng thần kinh đầy đủ đối với bàn tay trái của bệnh nhân."
Ba ngày sau khi tiến hành phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bà Turner cải thiện rõ rệt đến mức bà có thể về nhà với chồng và đứa con trai 13 tuổi.
"Vĩ cầm là niềm đam mê của tôi. Tôi đã chơi đàn từ khi tôi 10 tuổi", người nghệ sỹ nói với vẻ đầy biết ơn.Và ý nghĩ về việc không còn khả năng chơi đàn nữa thật đau đớn."
H.K
The New York Post/Tiền phong
Anh tìm được cách phòng ngừa phù nề não sau đột quỵ Nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát triển một hợp chất xử lý hiệu quả con đường truyền tín hiệu trong não gây sưng sau đột quỵ và đáp ứng với điều trị sáng tạo mới. Hóa ra, một trục trặc trong con đường của các protein quan trọng ở não có thể gây sưng và tổn thương nghiêm trọng sau đột quỵ...