Bị mỉa mai vì ôm chiếc lá lên máy bay, chàng trai khiến mọi người sốc khi tiết lộ ‘lai lịch’ của nó
Hóa ra, chiếc lá mà chàng trai cầm có ‘xuất thân’ vô cùng đặc biệt.
Chiếc lá có “lai lịch” bất ngờ
Vào ngày 4 tháng 8 tại sân bay Thượng Hải, Trung Quốc, một người đàn ông họ Đồ đã khiến toàn bộ hành khách có mặt tại đây náo loạn. Cụ thể, anh Đồ đến sân bay với một chiếc vali cùng với một chiếc lá khổng lồ cao tới 1m2 trên tay. Sau khi ký gửi hành lý, anh Đồ tiếp tục ôm khư khư chiếc lá đi dạo khắp sân bay trong lúc chờ lên máy bay. Không những giữ chặt chiếc lá, chàng trai còn tỏ ra vô cùng nâng niu nó như một món đồ quý giá.
Chàng trai ôm khư khư một chiếc lá khổng lồ đến sân bay Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Mọi người đều cảm thấy rất kinh ngạc với hành động có phần kỳ lạ này của anh Đồ. Khi đi qua khu vực kiểm tra an ninh, anh Đồ vẫn tiếp tục cầm theo chiếc lá. Theo chia sẻ của nhân viên sân bay, anh Đồ đã mua vé máy bay riêng cho chiếc lá của mình. Họ cũng đã kiểm tra chiếc lá rất kỹ trước khi anh Đồ mang nó lên máy bay. Thấy vậy, nhiều người đã mỉa mai anh Đồ là kẻ gàn dở khi sẵn sàng chi một số tiền để mua vé máy bay chỉ cho một chiếc lá rồi lại “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” thứ đó. Một vài người đã quay lại cảnh anh Đồ đi lang thang trong sân bay với chiếc lá trên tay và chia sẻ lên mạng xã hội.
Một vài người đã quay lại cảnh chàng trai cầm chiếc lá trên tay đi lang thang ở sân bay và tung lên mạng để mỉa mai. (Ảnh: Sohu)
Thậm chí, ai đó còn góp ý thẳng với anh Đồ rằng việc anh đang làm thực sự rất nực cười. Thấy vậy, anh Đồ liền đứng giữa sân bay và tuyên bố: “Chiếc lá này là của một người bạn đã tặng cho tôi. Anh ấy biết tôi là một người rất đam mê chơi kiểng lá, đặc biệt là những giống cây quý hiếm. Khi tôi đến chơi, anh ấy đã cắt chiếc lá này để làm quà kỷ niệm cho tôi. Tôi yêu quý nó nên mới dành thời gian và tiền bạc để mang nó về nhà. Điều này có gì là sai bởi đó là tiền của tôi, tôi có thể làm bất cứ thứ gì tôi muốn miễn là không ảnh hưởng tới ai”. Sau khi nghe những lời này, cả phi trường lập tức im ắng, ai nấy đều cảm thấy những lời này thật có lý. Vì thế, những lời xì xào, bàn tán về anh Đồ đã chấm dứt.
Chiếc lá mà chàng trai ôm khư có giá dao động từ 165 triệu đồng cho tới hơn 300 triệu đồng. (Ảnh: Sohu)
Một vài cư dân mạng đã để lại bình luận bên dưới các đoạn video chia sẻ về anh Đồ rằng chiếc lá mà chàng trai cầm thực sự là một loại cây cực kỳ quý hiếm. Nó là cây Anthurium Veitchii – Vua của các loài hồng môn. Giá một chiếc lá của loại cây này có thể lên tới 50.000 cho tới 100.000 NDT (từ 165.000.000 đồng cho tới hơn 330.000.000 đồng), thậm chí có lá còn lên tới cả tỉ đồng. Sau khi biết được thông tin này, mọi người càng thêm trầm trồ trước niềm đam mê “tốn kém” của chàng trai họ Đồ nọ.
Cây Anthurium Veitchii có gì đặc biệt mà giá một chiếc lá của nó lại đắt đỏ như vậy?
Loại cây “đếm lá tính tiền”
Cây Anthurium Veitchii còn được biết đến với tên gọi King Anthurium, là một loài thực vật biểu sinh thuộc chi Anthurium. Chúng có nguồn gốc từ Colombia, Nam Mỹ. Đặc điểm của loại cây này là những chiếc lá thuôn dài có nhiều nếp gấp, lá có thể đạt đến kích thước 2 m khi cây trưởng thành. Giá thị trường tại Việt Nam cho 1 cây với 2 đến 3 lá nhỏ dài 20 cm khoảng 5-6 triệu đồng. Đối với những chiếc lá Anthurium Veitchii trưởng thành có giá khá đắt đỏ, dao động từ 7.000-15.000 USD/lá.
Video đang HOT
Những chiếc lá Anthurium Veitchii có thể đạt đến kích thước 2 m khi cây trưởng thành. (Ảnh: Internet)
Đây là một loại cây thường được ví von là “đếm lá tính tiền” bởi số lượng lá là minh chứng cho thời gian trồng, công sức người trồng bỏ ra cho chúng.
Tên khoa học của cây Anthurium Veitchii được đặt theo tên của John Veitch, người đầu tiên mang loài cây này đến châu Âu vào năm 1876. Nó là một loài thực vật biểu sinh mọc trên các cây khác trong tự nhiên.
Cây Anthurium Veitchii thường được ví von là loại cây “đếm lá tính tiền”. (Ảnh: Internet)
Dân chơi lá thực thụ sẽ sắm ngay cho mình một cây King Anthurium để đặt cùng với Queen Anthurium – một cặp đôi hoàn hảo. Anthurium Veitchii yêu cầu độ ẩm cao và nhiệt độ mát như ở các vùng núi. Các nhà khoa học đã từng thử lai tạo các loài Anthurium khác với loài cây này để tạo ra các thế hệ mới mang đặc điểm lá gấp nếp của nó. Hiện nay có 2 dạng của loài này được ghi nhận là thuần chủng gồm Wide form và Narrow form. Bên cạnh đó, với sự chọn lọc cá thể, các nhà vườn lai tạo cũng đã phát triển được một biến thể mới với các nếp xếp khít và dày hơn gọi là Super Narrow form.
Những bông hoa của cây Anthurium Veitchii không chỉ đẹp mà còn có mùi thơm dễ chịu. (Ảnh: Internet)
Độ ẩm và nhiệt độ chính xác là cách tốt nhất để chăm sóc thành công loại cây Anthurium Veitchii. Loại cây này thích hợp trồng trong nhiệt độ từ 16-26°C, độ ẩm tương đối là 70%.
Cụm hoa của Anthurium Veitchii có màu xanh nhạt hoặc trắng kem, nếu bạn tìm thấy một cây Anthurium có đặc điểm gần giống Anthurium Veitchii nhưng lá bắc của cụm hoa có màu đỏ, hồng, hoặc đào thì có nhiều khả năng đây là một con lai của nó. Vẻ đẹp đáng kinh ngạc của chúng không chỉ giới hạn ở hình ảnh; khi chạm vào, những bông hoa mỏng manh này tỏa ra một mùi thơm dễ chịu, càng làm tăng thêm vẻ quyến rũ cho “Anthurium King”.
Chàng trai bại não mê nghề báo dành 6 năm làm điều khiến ai cũng thán phục
6 năm trước, chàng trai bại não Lê Ngọc Tấn Anh mang theo đam mê nghề báo bước vào phòng thi. Dù giấc mơ không thành nhưng cậu vẫn làm được điều khiến nhiều người thán phục.
Quyết định rẽ lối
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, thí sinh Lê Ngọc Tấn Anh (SN 1998, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) nắm tay mẹ, cố di chuyển từng bước khó nhọc vào phòng thi.
Hình ảnh đầy nghị lực của Tấn Anh đã lọt vào ống kính của phóng viên và được nhiều người biết đến.
Tấn Anh và mẹ trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh chụp màn hình.
Năm đó, Tấn Anh dự thi vào ngành Báo chí. Thế nhưng, sau nhiều đắn đo, cậu quyết định rẽ lối.
Tấn Anh tâm sự: "Tôi rất thích nghề báo. Tuy nhiên, hoàn cảnh và sức khỏe của tôi rất khó theo đuổi đam mê. Thế nên, tôi chọn học ngành Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Dù không theo được ngành học mong muốn nhưng tôi cũng rất thích ngành Lịch sử".
Khoảng thời gian dưới mái trường đại học là hành trình đầy nghị lực của chàng trai bị bại não bẩm sinh. Tấn Anh dành 6 năm để học đại học, hơn bạn cùng khóa 2 năm.
"Tôi chính thức tốt nghiệp từ tháng 2 vừa qua. Thực ra, tôi ra trường trễ hơn các bạn cùng khóa do chậm thi tiếng Anh", Tấn Anh thông tin.
Tấn Anh kể, cậu bị bại não bẩm sinh dạng nhẹ. Di chứng của căn bệnh khiến cậu yếu nửa người bên phải, trí não tiếp thu chậm, di chuyển khó khăn.
Được mẹ chăm sóc chu đáo, sức khỏe Tấn Anh cải thiện đôi chút. Mẹ cũng là người động viên Tấn Anh đi học.
Ban đầu, Tấn Anh mặc cảm, sợ bạn bè cười nhạo. Tuy nhiên, khi vào lớp 1, cậu được bạn bè hết mực quan tâm.
Giữa năm lớp 12, cô giáo chủ nhiệm, cũng là giáo viên dạy môn Lịch sử động viên Tấn Anh thi đại học.
Đỗ đại học ngay lần thi đầu, Tấn Anh khăn gói về TP.HCM nhập học. Cậu được tạo điều kiện ở chung phòng ký túc xá cùng cha.
Trong lúc Tấn Anh trò chuyện cùng bạn học, một ai đó đã chụp lại và đăng tải trên mạng xã hội.
"Hai năm đầu, ba đưa tôi đến lớp rồi mới đi làm. Hai năm cuối, tôi được tặng xe lăn điện nên tự đi học", Tấn Anh kể.
Sức học của Tấn Anh chậm hơn các bạn một nhịp. Thế nên, trong quá trình học tập, cậu được bạn bè giúp đỡ rất nhiều.
Tấn Anh chia sẻ, có đến 2 lần, cậu nghĩ đến việc bỏ học. Đó là vào đầu năm thứ 3, sức khỏe của cậu không ổn định, liên tục nhập viện và thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Tuy nhiên, nghĩ đến công lao của cha mẹ, các mạnh thường quân đã hỗ trợ, Tấn Anh vực dậy tinh thần, hoàn thành khóa học.
Ước mơ trở thành giáo viên, dạy Lịch sử theo phương pháp mới
Ngoài chăm chỉ học tập, Tấn Anh còn tranh thủ làm thêm. Lúc gần tốt nghiệp, cậu và bạn thân cùng làm việc ở một công ty truyền thông.
Tuy nhiên, công việc đó chỉ mang tính chất thời vụ. Hơn 2 tháng nay, Tấn Anh thất nghiệp.
Mẹ luôn động viên Tấn Anh nỗ lực học tập và rèn luyện sức khỏe.
Những ngày qua, Tấn Anh loay hoay tìm việc mới. Cậu quyết tâm tìm được một công việc phù hợp hoàn cảnh.
Chàng trai trẻ tâm sự: "Lúc tôi sắp tốt nghiệp, ba nói một câu khiến tôi nhớ mãi. Bình thường, ba tôi ít nói, ngại chia sẻ tình cảm. Ba chỉ tập trung đi làm, kiếm tiền nuôi mấy đứa con ăn học.
Vậy mà lần đó, trong lúc ăn cơm, ba nói: 'Ba không cần con phải làm gì lớn lao, chỉ mong con ra trường tìm được việc làm'. Nghe ba nói, tôi xúc động lắm. Tâm sự của ba cũng là nỗi lo canh cánh trong tôi".
Nhắc đến việc làm, Tấn Anh chỉ biết thở dài: "Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Lịch sử rất khan hiếm. Bạn học của tôi ra trường đều phải làm công việc trái ngành".
Vì vậy, mong ước "khó nhằn" của Tấn Anh ngay thời điểm này là được làm giáo viên dạy Lịch sử hoặc công việc văn phòng ổn định.
Nếu được trở thành giáo viên dạy Lịch sử cấp 2 hoặc cấp 3, Tấn Anh tự tin có thể làm tốt.
"Tôi không tự ti về mặt hình thể trước mặt học sinh. Về kỹ năng truyền đạt, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tôi có thể đáp ứng yêu cầu", Tấn Anh khẳng định.
Tấn Anh có hoài bão dạy Lịch sử theo phương pháp mới. Cậu mong muốn mỗi tiết học đều do học sinh làm chủ. Cậu đóng vai trò hướng dẫn học sinh cách tự tìm tài liệu, trình bày kiến thức lịch sử thông qua diễn kịch, thuyết trình...
Tấn Anh hạnh phúc bên bố mẹ và các em gái.
Tấn Anh khát khao trả ơn đời, truyền năng lượng tích cực đến giới trẻ. Bởi, cậu hiểu rõ giấc mơ đại học trọn vẹn đều nhờ học bổng từ các cấp Hội Khuyến học tỉnh Đồng Nai và mạnh thường quân.
Hiện tại, Tấn Anh chăm chỉ tập luyện, vận động cho cơ thể linh hoạt, giảm tình trạng teo chân và bồi dưỡng kiến thức.
Chàng trai trẻ tin rằng, một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan và chuyên môn ổn định sẽ mang đến cơ hội việc làm như mong ước.
Bị mỉa mai lấy chồng vì tiền, vợ chàng trai không chân Tô Đình Khánh nói gì? Cuộc sống hiện tại của chàng trai không chân Tô Đình Khánh và bà xã Trần Thương rất hạnh phúc, viên mãn. Tròn 1 năm quen nhau, hẹn hò và quyết định tiến tới hôn nhân, cuộc sống của chàng trai không chân Tô Đình Khánh và bà xã Trần Thương được nhiều người quan tâm. Bởi ngay từ thời điểm mới yêu...