Bị mèo hoang cào, người phụ nữ nhiễm 2 loại vi khuẩn “ăn thịt người”, phải cắt bỏ một ngón tay
Mèo vốn là một loài vật rất đáng yêu và hiền hòa, nhưng nếu không chú ý thì những con mèo hoang có thể là thủ phạm cướp đi tính mạng của bạn.
Moira Brady (45 tuổi) là một người phụ nữ hiện đang sinh sống tại Scotland. Mới đây, cô đã bị mèo hoang cào trong một lần cố đuổi chúng đi khỏi tấm bạt lò xo trong vườn nhà mình. Vết cào này tương đối sâu nhưng cô Moira lại chỉ nghĩ là vết thương thông thường nên không quá để tâm nhiều đến nó.
Moira Brady (45 tuổi)
Khoảng 1 tuần sau, vết mèo cào trên bàn tay trái Moira bắt đầu có hiện tượng sưng và tái xanh. Do đó, cô Moira phải tới bệnh viện để khám ngay. Khi được bác sĩ hỏi gần đây có tiếp xúc với thú vật nào không, Moira trả lời cô chỉ tiếp xúc đúng với con mèo hoang trong vườn ngày hôm đó. Cũng từ đây, bác sĩ lờ mờ đoán ra vết sưng mà Moira gặp phải là do nhiễm trùng với vi khuẩn trú ẩn trên mèo hoang.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ đưa ra kết luận Moira đã nhiễm hai loại vi khuẩn là Tu câu vang kháng methicillin (MRSA) và Liên cầu khuẩn sinh mủ (Streptococcus A). Hai loại vi khuẩn này được biết tới là “siêu vi khuẩn” vì khả năng hủy hoại da rất cao. Do đó, nó còn có tên gọi phổ biến hơn là nhóm vi khuẩn “ăn thịt người”.
Lúc này, để ngăn chặn sự lây lan của hai loại vi khuẩn trên, bác sĩ đã yêu cầu Moira nên cắt bỏ một ngón tay trái. Tuy nhiên, trước tình hình ngày càng tồi tệ hơn, bác sĩ thông báo Moira có thể mất cả bàn tay hoặc thậm chí tử vong bất cứ lúc nào. Ngoài ra, hai quả thận của cô cũng bắt đầu ngừng hoạt động.
Video đang HOT
Moira phải nằm viện để truyền máu điều trị, cô đã trải qua 2 lần phẫu thuật ghép da. Trong tương lai, cô vẫn phải tiếp nhận những ca phẫu thuật khác.
Khi nhớ lại chuỗi ngày đáng sợ đó, Moira cho biết: “Tôi kể với mọi người về câu chuyện của mình và họ dường như không thể tin rằng tôi đã suýt chết vì bị mèo hoang cào”. Căn bệnh này đang dần khiến Moira cảm thấy tuyệt vọng hơn. Giờ đây, cô không thể làm những công việc đơn giản thường ngày.
Theo bác sĩ Emilia Crighton (chuyên gia tư vấn về sức khỏe cộng đồng và trưởng bộ phận dịch vụ y tế) cho biết, những vết cào do chơi với mèo thường không đáng lo ngại và có thể sơ cứu tại nhà. Nhưng trong trường hợp bị cắn rách da như cô Moira, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Hai loại vi khuẩn “ăn thịt người” mà Moira Brady mắc phải gây nguy hiểm tới mức nào?
*Liên cầu khuẩn sinh mủ (Streptococcus A):
Vi khuẩn Streptococcus A (hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”) thường phát tán rất nhanh và dữ dội trên các mô cơ thể. Ở thể nhẹ, loại vi khuẩn này vẫn có cách điều trị dễ dàng nhưng khi chuyển sang nhóm hoại tử, vi khuẩn Streptococcus A sẽ xâm nhập nhanh vào cơ thể, làm nhiễm các lớp màng fascia, liên kết của các mô bao quanh cơ, dây thần kinh, chất béo và các mạch máu, từ đó làm thối rữa một số vùng da nhiễm khuẩn.
Để cứu bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ bộ phận nhiễm bệnh để hạn chế vi khuẩn lây lan ra toàn bộ cơ thể. Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong do mắc phải loại vi khuẩn này vẫn tương đối cao. Trung bình có khoảng 1/3 số ca mắc bệnh không được chữa trị khỏi.
*Tu câu vang kháng methicillin (MRSA):
Đa phần, loại vi khuẩn “ăn thịt người” này thường lây truyền qua con người từ những vật nuôi bị nhiễm bệnh, hay tiếp xúc trực tiếp với những nơi có ổ bệnh, vật phẩm bị ô nhiễm, ví dụ như chuồng trại. Một con vật bị nhiễm MRSA thường có vi khuẩn ở quanh mũi và hậu môn. Do đó, khi bạn chạm tay vào hay dọn phân của chúng thì nên rửa tay và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn MRSA có thể phá hủy các tế bào máu, từ đó khiến mô phổi thối rữa và làm người bệnh dễ rơi vào tình trạng nguy kịch, nặng thì có thể không qua khỏi trong vòng 24 giờ.
Source (Nguồn): Fox News, Daily Mail
Theo Helino
Bị mèo hoang cào, người phụ nữ phải gánh những hậu quả nặng nề
Khi thấy lũ mèo hoang cắn nhau trước sân nhà, bà Moira Brady đã chạy ra đuổi chúng. Một trong những con mèo đã cào rách ngón tay bà Brady.
Bà Moira Brady ở Scotland đã phải cắt bỏ ngón và có thể cả bàn tay vì bị nhiễm trùng do mèo cào - Ảnh minh họa: Shutterstock
Ngón này sau đó phải bị cắt cụt do nhiễm trùng nặng. Nhiễm trùng tiếp tục lan ra bàn tay.
Moira Brady (45 tuổi) sống ở Scotland. Bà không ngờ vết thương nhỏ do mèo cào đã tàn phá sức khỏe mình nghiêm trọng đến thế, theo Fox News.
Khoảng 1 tuần sau khi sự việc xảy ra, vết mèo cào trên bàn tay trái bắt đầu sưng và có màu xanh tái. Brady đã chạy đến bệnh viện để khám.
Điều đầu tiên bác sĩ hỏi Brady là gần đây bà có tiếp xúc với thú vật không. Sau khi nghe câu trả lời, bác sĩ tin rằng vết thương này là nhiễm trùng do bị mèo cào.
Tuy nhiên, bà Brady không bị sốt mèo cào. Đây là căn bệnh mà mọi người thường mắc khi bị mèo cào. Nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn Bartonella henselae gây ra.
Những triệu chứng thường thấy của sốt méo cào là sốt, sưng bạch huyết. Cũng như nhiều loại nhiễm trùng khác, bệnh thường sẽ khỏi mà không gây biến chứng gì nghiêm trọng, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
Trong trường hợp của Brady, bà bị chẩn đoán nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) và vi khuẩn Streptococcus nhóm A (GAS). Nó có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Các biến chứng khi nhiễm loại vi khuẩn này là viêm cân mạc hoại tử, hay còn gọi là bệnh vi khuẩn ăn thịt, sốt thấp khớp, vấn đề về thận, bệnh ban đỏ và một số bệnh khác.
Khi nhiễm trùng ngày càng nghiêm trọng, bác sĩ phải phẫu thuật cắt cụt ngón tay bà Brady để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, tình hình vẫn rất xấu. Bác sĩ cho biết bà có thể mất cả bàn tay hoặc thậm chí là tử vong. Không những vậy, hai quả thận của Brady bắt đầu ngừng hoạt động.
Bà đã nằm viện khoảng 1 tháng, phải truyền máu và 2 lần được phẫu thuật ghép da tại Bệnh viện Royal Infirmary. Tuy nhiên, bà sẽ đối mặt nhiều ca phẫu thuật khác trong tương lai, theo Fox News.
Theo Thanh niên
Sở Y tế Nghệ An thông tin về vi khuẩn gây bệnh Whitmore Gần đây, đã có 4 ca mắc bệnh Whitmore điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Điều này khiến người dân hoang mang, lo lắng. Tiến sĩ, Bác sĩ Đậu Huy Hoàn, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, bệnh Whitmore là do vi khuẩn gây nên. Từ năm 2017 đến nay, tại Nghệ An đã có 9...