Bị mèo cào vào chân, người phụ nữ t.ử von.g sau 6 tháng
Nữ bệnh nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu sau đó t.ử von.g do bệnh dại sau khi bị mèo cào trước đó 6 tháng.
Khi bị mèo cào, cắn, liếm vào vết xước cần phải làm gì?
Trung tâm Y tế TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết vừa có báo cáo về trường hợp t.ử von.g do bệnh dại, nghi bị mèo cào. Nạ.n nhâ.n là bà V.T.T.D, 53 tuổ.i, trú phường Long Tâm, TP Bà Rịa.
Khai thác bệnh sử, người nhà bà D cho biết: vào ngày 25/5, bà bị mèo nuôi tại nhà cào vào cẳng chân gây xước da, chả.y má.u nhẹ. Do nghĩ rằng mèo nuôi không có vấn đề gì nên bà D không đi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Bà D cũng chưa tiêm phòng trước phơi nhiễm. Ngày 20/11, bà D có biểu hiện sốt, đau họng, mệt mỏi nhưng vẫn đi làm bình thường. Ba ngày sau, thấy bà D mệt mỏi, khó thở nên người nhà đưa đi khám và nhập viện.
Đến sáng 24/11, bệnh nhân khó thở tăng, bứt rứt, ho khạc nhiều nên được người nhà xin tự chuyển tuyến và nhập viện tại Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, với chẩn đoán bệnh dại không đặc hiệu.
Một ngày sau, bệnh nhân được người nhà xin về Bệnh viện Bà Rịa tiếp tục điều trị, sau đó xin xuất viện và t.ử von.g sau đó. Theo kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, bệnh nhân D. dương tính với virus dại.
Theo người nhà bệnh nhân D, con mèo cào vào cẳng chân bà D. là loại mèo cỏ, chưa tiêm phòng vaccine.
Sau khi ghi nhận trường hợp t.ử von.g này, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) và phường Long Tâm hướng dẫn các trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh theo dõi sức khỏe, tuân thủ lịch tiêm vắc xin. Các đơn vị chức năng cũng tổ chức phun khử khuẩn khu vực nhà ca bệnh.
Video đang HOT
Khi bị mèo cào, cắn, liếm vào vết xước ngay lập tức sử dụng xà phòng rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng 15 phút
Những việc cần làm ngay lập tức khi bị mèo cào, cắn, liếm vào vết xước
Vết mèo cào có thể mang theo vi khuẩn trong miệng và trên móng vuốt, nếu chúng được truyền vào cơ thể của con người thông qua vết cắn hoặc vết cào, có thể sẽ gây nhiễ.m trùn.g và gây ra các triệu chứng như đau, sưng, viêm, sốt hoặc lây truyền bệnh dại. Bệnh dại do virus nếu không được tiêm phòng gần như sẽ gây t.ử von.g 100% trên người.
Thời gian ủ bệnh của virus dại trong cơ thể người kể từ thời điểm bị bệnh này tấ.n côn.g có thể trong khoảng từ 5 ngày cho tới hơn 1 năm, mặc dù thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 – 3 tháng.
Theo BS Đinh Thị Vân Anh – Phó Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, khi bị mèo cào hay bị chó, động vật cắn, cào, liếm vào vết xước, bạn ngay lập tức làm những việc sau:
Rửa vết thương dưới vòi nước chảy, càng sớm càng tốt trong 15 phút.
Rửa vết thương bằng xà phòng và nước hoặc bằng các chất có tác dụng diệt khuẩn như cồn iode; cồn 70 độ hoặc rượu mạnh; xà phòng, dầu gội, dầu tắm…
Khẩn trương đến các cơ sở y tế gần nhất để được đán.h giá vết thương, tư vấn tiêm chủng vắc xin và huyết thanh theo từng trường hợp cụ thể căn cứ theo tình trạng động vật cắn, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh; tình trạng và số lượng vết cắn, vị trí bị cắn; tình hình bệnh dại trong vùng.
Tóm lại: Bệnh dại có thể phòng ngừa được bằng vaccine, vaccine phòng dại không gây hại cho người tiêm. Vaccine phòng dại được sản xuất từ virus dại đã bất hoạt do đó không có khả năng gây bệnh, không ảnh hưởng đến trí nhớ và các vấn đề thần kinh khác. Mọi người đừng lo ngại, hay do dự tiêm vắc xin phòng dại khi bị chó hoặc động vật cắn. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, xử trí kịp thời.
Lý do bệnh bạch hầu gây lo ngại
Bệnh bạch hầu có khả năng lây lan nhanh nên người mắc hay từng tiếp xúc với bệnh nhân cần khai báo để được cách ly, điều trị kịp thời.
Bạch hầu có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Prime.
Bệnh bạch hầu là do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae (C. diphtheriae) gây ra. Vi khuẩn này có thể lây từ người này sang người khác khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Một số người có thể không phát triển các biểu hiện bệnh nhưng vẫn truyền vi khuẩn sang người khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh bạch hầu có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến nhất ở tr.ẻ e.m chưa được tiêm chủng.
Căn bệnh từng là "bóng ma"
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới và đã gây nên các vụ dịch nghiêm trọng, nhất là ở tr.ẻ e.m trong thời kỳ chưa có vaccine dự phòng.
Một sự kiện đáng lưu ý là những biến động xã hội ở một số nước như Nga, Ukraine... đã làm gián đoạn việc tiêm chủng vaccine bạch hầu cho tr.ẻ e.m trong những năm 80 của thế kỷ trước. Do đó, bệnh bạch hầu đã phát triển và bùng nổ thành dịch lớn ở những nước này trong những năm 90 của thế kỷ 20.
Năm 1994, ở Nga đã có hơn 39.000 người mắc bạch hầu với 1.100 người không qua khỏi. Ở Ukraine có hơn 3.000 người mắc. Tuổ.i mắc bệnh chủ yếu là trên 15 tuổ.i.
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, hiện nay số mắc bệnh bạch hầu hàng năm giảm rõ rệt do hiệu quả của việc tiêm phòng vaccine bạch hầu cho tr.ẻ e.m được thực hiện có kết quả ở các nước trong khu vực. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hàng năm ở đây có trên 13.000 trường hợp bạch hầu, đến năm 1990 giảm xuống 1.130 trường hợp và năm 1994 còn 614 trường hợp.
Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vaccine bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao.
Do thực hiện tốt việc tiêm vaccine, tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù có vaccine an toàn và hiệu quả, gần đây, do thiếu tiêm chủng, các đợt bùng phát đã xảy ra với tần suất ngày càng tăng, thường xảy ra ở những nơi có nguồn lực hạn chế.
Theo thống kê của WHO, trong năm 2021, bệnh bạch hầu vẫn ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có một số nước trong khu vực châu Phi, Đông Địa Trung Hải như Ethiopia (4.453), Ấn Độ (1.768) Yemen (1.516), Indonesia (235), Pakistan (169), Burkina Faso (147), Afghanistan (61), Cộng hòa Trung Phi (57), Uganda (49), Philippines (38), Haiti (28), Cộng hòa Dominica (27), Madagascar (18).
Tiêm vaccine đúng lịch là cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm bệnh bạch hầu. Ảnh minh họa: Healthychildren.
Bắt buộc phải cách ly khi mắc, nghi ngờ mắc bạch hầu
Theo quy định của Bộ Y tế, bạch hầu là bệnh bắt buộc phải khai báo. Tất cả bệnh nhân viêm họng giả mạc nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly đường hô hấp nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính.
Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm, phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.
Ngoài ra, những người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân phải được xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Bất kể tình trạng miễn dịch như thế nào, những người bị phơi nhiễm với bạch hầu được tiêm một liều đơn Penicillin hoặc uống Erythromycin từ 7 đến 10 ngày.
Đặc biệt, bệnh bạch hầu còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Do vậy, tất cả đồ dùng liên quan bệnh nhân bạch hầu phải được sát trùng tẩy uế đồng thời và sát trùng tẩy uế lần cuối.
Phòng bệnh nhân ở phải tẩy uế và diệt khuẩn hàng ngày bằng cresyl, chloramin B; đồ đạc như bát đĩa, đũa, chăn màn, quần áo... phải được luộc sôi; sách, vở, đồ chơi... phải được phơi nắng.
Hà Nội: Không chủ quan với 'nguy cơ chế.t người' từ bệnh Dại Thời gian qua tại Hà Nội đã ghi nhận hai trường hợp bị chó dại cắn. Dù không để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng việc chủ động phòng, chống nguy cơ từ bệnh Dại đang đặt ra cấp thiết bởi tính chất đặc biệt nguy hiểm. Khống chế kịp thời dịch bệnh Ngày 2/1/2024, tại địa bàn xã Hiền Ninh (huyện Sóc...