Bị mẹ chồng mắng bòn rút cho nhà ngoại vì gói đồ ăn, nàng dâu âm thầm làm điều này mỗi bữa cơm
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn là nỗi sợ hãi của bất cứ ai, mâu thuẫn có thể đến từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất.
Thời gian đầu sau khi mới cưới xong, vợ chồng Thủy làm việc và ở trên thành phố còn mẹ chồng cô vẫn sống ở quê. Người ta bảo xa thơm gần thối quả không sai, lúc đó mối quan hệ của cô và mẹ chồng khá tốt. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi bà chuyển lên sống cùng vợ chồng con trai để tiện chữa bệnh.
Hàng ngày, chồng Thủy đi làm về sớm hơn nên anh tranh thủ nấu nướng dọn dẹp còn cô sẽ rửa bát và giặt quần áo. Mẹ chồng cô lúc đầu thì lườm nguýt nhưng về sau thấy ngày nào con dâu đi làm về cũng chỉ ngồi vào bàn ăn nên bà khó chịu ra mặt:
-Là ngườiphụ nữtrong nhà, dù bận đến mấy thì cũng phải biết đường về lo lắng cơm nước chứ ai lại để chồng làm hết thế kia! Mẹ không phải nói ác nhưng có ngày nó chán đấy con ạ!
- Dạ. Công việc của con bận quá với cả anh ấy nấu nướng thì con dọn rứa chứ con có bắt anh ấy phải làm hết đâu ạ. Vợ chồng chia sẻ việc nhà như thế cũng bình thường mà mẹ.
- Bận thì cũng phải cố sắp xếp. Mẹ là mẹ không đồng ý chuyện đàn ông vào bếp đâu.
Ảnh minh họa.
Và từ sau hôm đó, mẹ chồng Thủy nhất định không cho con trai vào bếp nữa. Cho dù có muộn đến mấy cũng bắt chờ cô về nấu cơm nên chiều nào cô cũng tất tả chạy ngược chạy xuôi để về lo bữa tối.
Sau đó một thời gian thì chồng Thủy đi công tác khoảng 3 tháng nên tuần nào cô cũng gọi em gái sang chơi cho đỡ buồn. Lúc về cô thường chuẩn bị cho em một ít đồ mang về ăn, mẹ chồng cô thấy thế lại nhíu mày:
-Con cho em nhiều như thế nó ở 1 mình ăn không hết lại phí ra.
- Sinh viên nghèo đói thì bằng mấy cũng hết mẹ ạ.
- Ơ. Thế tuần nào con cũng gói đồ cho em như thế à? Chồng con có biết không?
- Có chứ mẹ. Anh ấy còn bảo con lấy thêm cho em đấy ạ!
Video đang HOT
- Ối trời ơi. Thế này thì bảo sao mãi không mua nổi cái nhà để ở. Làm bao nhiêu bị anh chị em nhà vợ bòn rút hết còn đâu.
- Cái này có đáng là bao đâu mẹ. Mẹ nói thế lại mang tiếng…
Nhưng Thủy chưa kịp nói xong thì bà đã quay lưng bỏ đi rồi.
Từ đó về sau mẹ chồng Thủy để ý từng li từng tí chuyện chi tiêu của cô trong nhà như một giám sát viên vậy. Con dâu mua gì, dùng thứ gì, bỏ thứ gì đều bị bà săm soi. Ăn uống có món gì thừa là bà lại than cô tiêu hoang.
Không chỉ có thế, mẹ chồng Thủy còn kể với hàng xóm rằng cô là kiểu con dâu hoang phí, phá hại trong nhà và chỉ biết bòn về cho nhà ngoại. Quả thực cô ức lắm nhưng không làm gì được cho đến khi nghĩ ra cách tương kế tựu kế khiến bà hiểu ra.
Thời gian đó ngày nào mâm cơm nhà Thủy cũng chỉ có bát nước mắm với đĩa rau luộc, thỉnh thoảng thêm miếng cá hoặc vài lát thịt. Lúc đầu mẹ chồng cô mừng rỡ ra mặt:
-Dạo này con mua đồ ăn như thế là hợp lý đấy. Không thừa mứa như đợt trước.
- Vâng. Mẹ nói con chi tiêu hoang phí nên con bớt lại. Nhà có 2 mẹ con ăn cũng chẳng bao nhiêu nên thế này là đủ rồi.
Thế nhưng được mấy ngày thì mẹ chồng Thủy không chịu nổi nên cuối cùng đập đũa xuống bàn quát:
-Con tính chống đối có phải không? Hay thấy chồng không ở nhà nên muốn ngược đãi mẹ chồng thế nào cũng được?
- Ơ kìa mẹ. Hôm trước mẹ bảo nấu thế này cho tiết kiệm mà.
- Tiết kiệm thì cũng vài bữa thôi chứ cả tháng rau luộc thì ai mà chịu được.
- Thế sao gặp ai mẹ cũng kể con tiêu hoang rồi bòn rút của nhà chồng vậy ạ? Con mua đồ ăn về thì cũng là để nhà mình ăn đấy chứ. Còn chuyện cho em con thì mẹ tính xem dăm bữa nửa tháng nó mới sang 1 lần. Con cho em cái này cái kia về ăn thì cũng có đáng là bao đâu ạ.
- Mẹ… mẹ sợ lãng phí ấy mà.
- Con biết thế nào là chi tiêu cho hợp lý mà mẹ. Mình ăn cho mình chứ có ăn cho ai đâu.
Nói xong, Thủy lẳng lặng xuống bếp bê thịt cá lên. Bởi hôm đó mẹ chồng không nói thì cô cũng đã chuẩn bị thêm đồ ăn rồi. Và cũng từ lần đó trở đi, bà trở nên thoải mái và thông cảm với con dâu hơn rất nhiều.
2 nguyên tắc quan trọng để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp
Bạn và mẹ chồng là hai người phụ nữ trưởng thành. Những gì bạn đang làm hôm nay cũng chính là một thời mẹ chồng đã đi qua. Vì vậy, trước mỗi công việc vượt qua ranh giới chuyện riêng của hai vợ chồng, hãy chia sẻ và xin ý kiến của mẹ. Trong khi thảo luận, khéo léo và nhẹ nhàng lồng vào đó quan điểm của mình. Tất nhiên vẫn trên cơ sở đề cao mẹ chồng. Nhớ rằng tâm lý người già rất thích được đề cao và ưa nói ngọt.
Thiết lập ranh giới hợp lý
Viện đến sự giúp đỡ của chồng trong giải quyết bất đồng với mẹ chồng là một cách khôn khéo, hiệu quả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bạn cần biết tự đứng lên bảo vệ chính kiến thay vì đợi chồng ứng cứu. Bạn không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của mẹ chồng nhưng bạn có thể thiết lập giới hạn ảnh hưởng của hành vi đó đối với bạn. Mục đích là để bảo vệ chính bạn và cuộc hôn nhân của bạn.
Ví dụ như mẹ chồng luôn khó chịu với việc bạn cho con chơi điện tử mỗi ngày 15-20 phút. Bà dẫn ra bao nhiêu câu chuyện không hay, con cái hư hỏng vì điện tử. Không phải bạn không biết điều đó nhưng bạn cũng chẳng tài nào chứng minh cho bà thấy mặt tích cực của nó trong việc giảm căng thẳng, phát triển tư duy của trẻ. Vậy thì đừng tranh luận làm gì. Cứ cười xoà và làm theo ý chỉ. Sau đó, lựa lúc thích hợp để giải thích.
Minh Ngọc
Theo Khỏe & Đẹp
Nếu em chưa sẵn sàng kết hôn, liệu anh có thể vì yêu em mà chờ đợi?
Càng trưởng thành, phụ nữ có lẽ càng chần chừ hơn với quyết định tiến tới hôn nhân. Họ đã đi qua đủ những chông chênh, trải nghiệm đủ những vấp ngã và đắng cay, đã không còn mơ về màu hồng của tình yêu.
Không giống những cô gái mới yêu - danh tron tinh cam cho đôi phương va mơ vê một ngôi nha co nhưng đưa tre. Người phụ nữ khi đã đi qua đủ những cay đắng của tình yêu, trải qua những khoảnh khắc hut hâng, sông trong mơ mit va không con tin răng trên đơi nay co một ai đo đang tin cậy, thì tinh yêu đối với họ không đep như năng ban mai, như màu hồng trong chuyện cổ tích. Từ đó đâm ra nghi ngờ khi yêu, hết mơ mộng mà thay vào đó là những suy nghĩ thực tế. Hôn nhân là mồ chôn tình yêu, là ràng buộc, và kèm với trách nhiệm. Đôi khi, cuộc sống một mình tốt hơn, nên họ chẳng mở lòng mình trước lời ngỏ ý của bất kỳ ai: "Mình kết hôn đi em".
Lười yêu là căn bệnh của phụ nữ trưởng thành - Ảnh minh họa: Internet
Tình yêu của một người phụ nữ ở tuổi trưởng thành khác với một cô gái mới lớn. Trưởng thành chính là lúc họ rũ bỏ được suy nghĩ rằng mình sẽ không thể sống nếu thiếu vắng người đàn ông trong đời, thôi tìm kiếm một chỗ dựa vì họ biết mình có đủ khả năng để lo lắng cho chính mình. Cần thì nắm giữ, khi không thể giữ nữa thì buông. Nếu anh chẳng thể chờ đợi cho tới khi em sẵn sàng kết hôn, thì anh có thể ra đi và tìm kiếm cho mình một ai đó xứng đáng hơn sự chờ đợi mà anh đang có. Người phụ nữ trưởng thành không còn tìm mọi cách để nắm lấy tay người đàn ông mình yêu, không mặn mà chuyện cùng người ta xây dựng tổ ấm, càng không ép uổng bất kỳ ai phải chờ đợi cho đến khi mình sẵn sàng. Trưởng thành dạy người ta độc lập, người đàn ông rời đi nhưng người phụ nữ vẫn sống tốt, đó mới thực sự là một người phụ nữ bản lĩnh.
Đôi khi một mình vẫn tốt hơn - Ảnh minh họa: Internet
Kết hôn là một cột mốc trọng đại trong cuộc đời mỗi người, khi mà tình yêu đã đến độ chín muồi, khi mà hai tâm hồn đã muốn gắn bó với nhau mãi mãi. Thế nhưng càng lớn, người ta càng sợ kết hôn. Có những bài học được gieo mầm từ những mất mát, nhưng tổn thương thì không lành lại được - Sợ hãi là một bài học đắt giá như vậy. Trưởng thành dạy người phụ nữ biết sợ hãi: Sợ phải bắt đầu lại, sợ không tìm được một người xứng đáng bằng, sợ ánh nhìn thấy sự hoang mang, sợ thất bại, sợ trách nhiệm, sợ mọi thứ đi ngược với suy tính của mình, sợ mình không đủ sức. Con gái càng bị tổn thương lại càng trở nên dè chừng, càng thấu hiểu được rằng không ở đỉnh cao thì phụ nữ cũng phải thuộc về những nơi xứng đáng, không bao giờ được phép vì vội vã mà yêu nhầm ai, lấy nhầm người.
Độc lập từ bao giờ trở thành đặc quyền - Ảnh minh họa: Internet
Từng nghe ở đâu người ta nói rằng: "Con gái, chỉ nên sống đến 25 tuổi thôi". Phát ngôn tưởng chừng đầy kích động ấy lại cứ lãng đãng đi theo những cô gái suốt những năm tháng sau tuổi 25. Thỉnh thoảng lại gặm nhấm nó rồi tự vấn mình: "Cuộc sống của con gái sau tuổi 25 vô nghĩa lắm sao?". Lấy chồng, rồi sinh con, rồi cứ thế vừa đảm đương việc xã hội, vừa chăm sóc vun vén gia đình. Êm ấm đã đành, chỉ cần có chút sóng gió ập đến thì mọi cố gắng cứ thế đổ sông, đổ biển. Trước 25 tuổi, người ta chỉ thấy cuộc sống màu hồng, sau 25 tuổi, nhìn đối phương chỉ thấy bao nhiêu cách trở.
Anh có sẵn sàng chờ đợi em - Ảnh minh họa: Internet
Vậy nên, có những người vẫn an yên tự tại, khi bạn bè đồng trang lứa đã con cái đuề huề, khi ba mẹ liên tục thúc giục chuyện chồng con. Người yêu mình thì vẫn cứ đứng ở đó, chờ đợi cho cái gật đầu về chung một nhà. Người ta trách sao phụ nữ phức tạp, sao phụ nữ khó chiều lòng. Người ta thấy mình thật buồn cười khi bước đi một mình trên con đường hai chiều của tình yêu.
Người ta có thể rời đi bất cứ lúc nào. Nhưng người phụ nữ trưởng thành thì cứ vậy, bình thản đến dửng dưng, nếu anh không thể chờ thì cứ rời đi, em đâu cần một người đến kiên nhẫn cũng không thể có cho người yêu mình. Nếu anh yêu em, anh có thể đợi đến khi em thật sự sẵn sàng. Dù có thể, sự chờ đợi ấy mãi là vô định.
Theo phunusuckhoe.vn
Chiếc áo chip dưới gầm giường và lời thú nhận kinh hoàng của vợ Anh và chị lấy nhau đến nay đã được 7 năm, không dài đối với một cuộc hôn nhân nhưng cũng không tưởng với mối quan hệ của 2 người. Trong lúc chờ chị đi tắm, anh ngồi đọc báo trên giường. Chợt thấy dưới gầm giường thò ra sợi dây áo chip, anh chép miệng, vợ anh từ bao giờ lại luộm...