Bị mẹ chồng chì chiết chỉ vì chồng bắt ở nhà dưỡng thai
Trên đời này, chẳng có ai tự dưng ghét mẹ chồng cả.
Con ruột dù có lỗi lầm gì cũng được bao dung tha thứ, con dâu làm đúng bổn phận còn làm sai thì sẽ bị nói ngày này qua tháng khác. Em sinh con tới nay cũng được một tuần, mọi việc con cái vợ chồng em đều tự lo từ trên viện cho tới lúc ở nhà.
Mẹ chồng em chỉ lên lúc em sinh, sau đó về nhà không lên nữa vì ông bà cũng nhiều việc em cũng không trách móc điều gì. Em không giám làm phiền gia đình chồng nên mới nói mẹ em lên sớm giúp em trong thời gian em ở cữ.
Vì sinh thường mà sức khỏe em cũng tốt nên em có thể làm hết mọi việc sau tuần sinh con. Chiều nay, mẹ em với chị dâu xuống chơi, lúc đó có cả bạn của chồng em tới ăn cơm, mẹ chồng em mới nhắc tới việc đi làm của em. Bà nói với giọng điệu em lười nhác, không chịu đi làm đỡ đần tiền nong cho chồng trước mặt mọi người.
Nhưng quả thực, từ khi có bầu chồng bắt em ở nhà dưỡng thai sợ sức khỏe em không có chứ nào em muốn ở nhà ăn mãi đâu. Em buồn quá chạy vào buồng có khóc, từ khi bầu bí, mẹ chồng em luôn đem chuyện đi làm của em ra làm cái cớ để nói em. Nhưng hôm nay, bà mang chuyện em ở nhà ra nói ngay chỗ đông người, mẹ đẻ em có nói qua nói lại với mẹ chồng rằng sao bà có thể nói những lời ấy khi nó vừa sinh xong.
Mẹ thấy em khóc trong buồng có vào và bảo mẹ chồng em như thế này thì mẹ với chị phải về sớm, nếu em không muốn ở đây nữa thì về bên ngoại với mẹ. Nhưng em nào dám có thái độ gì khác với mẹ chồng. Dù trong thời gian bầu bí, em vẫn làm hết mọi việc của gia đình cho tới lúc sinh. Giờ mẹ chồng em như thế, em cảm thấy không thể thương nổi bà nữa rồi.
Video đang HOT
Theo giadinh.net.vn
Phụ nữ sau khi sinh con, muốn biết địa vị của mình ở nhà chồng ra sao, ngồi vào bàn ăn sẽ rõ
"Quả thật, sau khi phụ nữ sinh con, chỉ cần ra bàn ăn là biết ngay cách mẹ chồng đối xử với nàng dâu ngọt nhạt thế nào", chị Diệp tâm sự.
Sau khi kết hôn, một số nàng dâu may mắn được mẹ chồng xem như con đẻ, được chồng cưng chiều, yêu thương. Nhưng không phải ai cũng may mắn như thế, nhiều nàng dâu không được lòng mẹ chồng và xem như người lạ. Muốn biết địa vị của nàng dâu cao thấp khi ở nhà chồng thì ra bàn ăn là biết ngay.
Chị Lâm chia sẻ:
"Kể từ ngày sinh con, tôi mới cảm nhận mình không có địa vị ở nhà chồng. Mỗi lần cả nhà quây quần bên mâm cơm, bố mẹ chồng và chồng chỉ biết lo cho bản thân. Không ai thay tôi chăm nom đứa trẻ để tôi được ăn một bữa ngon lành.
Năm ngoái, đúng vào dịp sinh nhật bố chồng, thức ăn trên bàn được chuẩn bị thịnh soạn. Khi đó, chồng đang công tác xa nhà nên anh không về kịp. Thời điểm tôi vừa ngồi vào bàn ăn, con liền quấy khóc khiến tôi dỗ mãi không được. Bố mẹ chồng giả vờ không nhìn thấy, cũng không có định ẵm cháu giúp tôi. Thế là tôi đành về phòng cho con bú sữa, sau khi ẵm một lát thì con ngủ say.
Khi tôi quay lại bàn ăn, tôi sững người khi thấy thức ăn thơm ngon trên bàn đã hết sạch. Đó là giai đoạn tôi cho con bú sữa, tôi không được ăn no, cũng không được ăn ngon nên sữa rất ít, tôi cảm thấy tủi thân cho chính mình và cả đứa con bé bỏng. Tôi nhớ, mỗi lần em chồng bồng con về thăm nhà, mẹ chồng không bao giờ ăn trước con gái, bà sẽ giành trông cháu để con gái của bà được ăn no. Đó chính là khác biệt về cách mẹ chồng đối xử với con gái và con dâu của bà.
Tôi cũng rất thất vọng về chồng mình. Có một lần, chồng dẫn theo vợ con đi ăn cùng bạn bè. Trên bàn ăn, con không ngừng quấy khóc, tôi sợ ảnh hưởng đến mọi người nên bế con rời khỏi bàn ăn. Lúc đó, chồng tôi đang hưng phấn cụng ly với bạn bè, anh đã nói: 'Con quấy khóc ồn quá, em cho con về trước đi'.
Tất cả bạn bè của chồng tỏ ra ngạc nhiên khi nghe anh nói thẳng thừng với vợ. Bởi tôi chưa ăn miếng nào mà chồng đã đuổi về, anh không quan tâm vợ, cũng không biết giữ thể diện cho vợ. Mặc dù bụng của tôi đói cồn cào, nhưng tôi đã gạt nước mắt bế con về. Kể từ ngày hôm đó, tôi không bao giờ ra ngoài ăn uống với chồng nữa".
Sau khi có con, nàng dâu trải qua cuộc sống tốt, địa vị cao trong gia đình nhà chồng là tùy thuộc vào mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Nếu mẹ chồng thấu hiểu, tâm lý sẽ là người dẫn dắt nàng dâu hòa nhập trong gia đình mới. Nhưng nếu nàng dâu gặp mẹ chồng xét nét thì đúng là khổ thân nàng dâu.
Chị Diệp kể:
"Chồng của tôi là một người biết quan tâm vợ, sau khi có con, anh càng cưng chiều vợ. Mỗi lần cả nhà ra ngoài ăn, anh đều chủ động ẵm con để tôi được ăn no trước.
Hành động của anh chứng tỏ anh vô cùng yêu thương vợ con, nhưng đó là cái gai trong mắt mẹ chồng tôi. Nhiều lần, bà ngang nhiên giật cháu rồi trả con về khi tôi đang ăn cơm. Bà bảo rằng: 'Thời mẹ còn trẻ, ngay cả khi ăn cơm thì mẹ vẫn ẵm con trong vòng tay. Mẹ chồng chưa bao giờ đỡ đần chăm cháu giúp mẹ nên mẹ quen rồi. Cho nên, con dâu cũng tập dần cho quen nhé'.
Tôi điếng người khi nghe câu nói phũ phàng của mẹ chồng . Tôi cứ ngỡ sau khi kết hôn, mẹ chồng sẽ thật sự xem tôi như thành viên trong gia đình. Nhưng hóa ra tôi đã nhầm, chỉ khi bước chân vào nhà chồng mới thấy mình vẫn là người ngoài. Quả thật, sau khi phụ nữ sinh con, chỉ cần ra bàn ăn là biết ngay cách mẹ chồng đối xử với nàng dâu ngọt nhạt thế nào".
Sau khi bước chân vào nhà chồng, nàng dâu nên được xem như thành viên trong gia đình. Nhưng thực tế, nhiều gia đình vẫn còn cách đối xử khác biệt với nàng dâu, đặc biệt là trên bàn ăn. Lẽ ra bố mẹ chồng nên là người niệm tình con dâu đã sinh cháu cho dòng họ mình, phải đối xử với con dâu tốt hơn, nhưng có mấy ai làm được điều đó trọn vẹn!
Bố mẹ chồng có thể giành giữ cháu để nàng dâu được ăn bữa cơm no, hoặc để phần cơm canh nóng hổi cho nàng dâu khi nàng dâu đang bận giữ cháu. Chỉ cần ông bà thực hiện những điều đơn giản ấy thì gia đình nhất định sẽ hòa thuận, yên ấm. Thêm vào đó, ông bà cũng được tiếng là tâm lý, biết san sẻ nỗi khổ với nàng dâu.
Tú Uyên
Theo giadinh.net.vn
Mẹ chồng tương lai chuyển khoản 100 triệu "tiền dưỡng thai" với điều kiện khó tin Khi cái thai được hai tháng, tôi bảo Nam về nói với ba mẹ để cưới xin. Nhưng Nam vốn sợ mẹ, cứ chần chừ không dám nói. Một tuần sau, tôi đành đến gặp mẹ anh để thông báo. Tôi nghĩ mẹ anh giận dữ rồi sẽ vu cho tôi tội "cài bẫy" để ép cưới này nọ. Tôi và Nam quen...