Bí mật về vũ khí ‘Bóng ma Phượng hoàng’ Mỹ sẽ hỗ trợ cho Ukraine
Cuộc xung đột ở Ukraine cho thấy máy bay không người lái là một phần của chiến tranh hiện đại.
Chúng co thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ giám sát trên không đến phòng thủ tên lửa.
Một binh sĩ thực hành phóng máy bay không người lái Switchblade. Ảnh: DW
Báo Deutsche Welle (Đức) mới đây dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng máy bay không người lái ( UAV) hiện đáp ứng nhu cầu của chiến tranh hiện đại và Lầu Năm Góc cho biết họ vừa có một loại UAV mới, được gọi là “ Phoenix Ghost” ( Bóng ma Phượng hoàng), có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của Ukraine.
“Chúng tôi tin rằng hệ thống đặc biệt này sẽ rất phù hợp với nhu cầu của họ, đặc biệt là ở miền Đông Ukraine”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết trong một cuộc họp báo.
Video đang HOT
Theo ông Kirby, Mỹ đã bắt đầu phát triển Phoenix Ghost trước khi xung đột bùng phát và chương trình trình này đang được đẩy nhanh hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu của Ukraine.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ cung cấp hơn 120 máy bay không người lái như một phần của gói hỗ trợ quân sự trị giá 800 triệu USD (khoảng 750 triệu euro) .
Nhưng Phoenix Ghost có chức năng chính là gì? Nó có điểm nào đặc biệt so với các hệ thống vũ khí khác? Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin được tiết lộ.
Những gì chúng ta biết đến nay là Phoenix Ghost được phát triển bởi nhà thầu quốc phòng Mỹ Aevex Aerospace cùng với Không quân Mỹ. Và theo ông Kirby, nhân viên sẽ không cần huấn luyện nhiều nhiều để vận hành nó.
Người phát ngôn trên tiết lộ rằng UAV mới này giống như máy bay không người lái Switchblade, được sản xuất bởi công ty Mỹ AeroVironment để sử dụng cho các lực lượng đặc biệt của Mỹ ở Afghanistan vào năm 2012. Phoenix Ghost có nhiều tính năng tương tự nhưng không hoàn toàn giống với Switchblade.
Trung tướng đã nghỉ hưu David Deptula, hiện thuộc Ban Giám đốc của Aevex Aerospace, lưu ý thời gian hoạt động của Phoenix Ghost có thể lâu hơn Switchblade đến 6 giờ. UAV này có thể phóng thẳng đứng và hoạt động trong điều kiện ban đêm với các cảm biến hồng ngoại, có hiệu quả chống lại “các mục tiêu bọc thép hạng trung trên mặt đất”.
Triều Tiên khoe sức mạnh quân sự "bất khả chiến bại", Hàn Quốc thúc giục đối thoại
Triều Tiên sáng nay (24/4) tuyên bố có sức mạnh "bất khả chiến bại" mà thế giới không thể phủ nhận, có thể đương đầu với bất kỳ cuộc chiến tranh hiện đại nào; đồng thời tóm lược các thành tựu quân sự đạt được nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội Triều Tiên (25/4).
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) sáng nay đã đăng tải một loạt thành tựu của quân đội Triều Tiên; nêu bật rằng quân đội đã được trang bị năng lực tấn công và phòng vệ "có thể đối phó với bất kỳ cuộc chiến tranh hiện đại nào". KCNA nhấn mạnh, để đạt được thành quả ấy là nhờ "tư tưởng quân sự thiên tài và tài chỉ huy quân sự xuất chúng" của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Tuyên bố của Triều Tiên được đưa ra sau khi nước này liên tiếp phóng thử tên lửa; trong đó vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân hôm 24/3 vừa qua khiến thế giới đặc biệt quan ngại.
Ông Kim Jong Un chỉ đạo thử vũ khí. Ảnh: KCNA.
Theo hãng tin Reuters, đây là tuyên bố nhân dịp Triều Tiên đang chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội vào ngày 25/4. Nhân dịp này, giới quan sát quốc tế dự đoán Triều Tiên có thể sẽ tổ chức diễu binh quy mô lớn hoặc tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí.
Còn Tạp chí Nikkei Asia lưu ý rằng, thông tin được đưa ra vào thời điểm quân đội Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung mùa Xuân thường niên, kéo dài từ ngày 18/4 đến ngày 28/4; là một thông điệp của Triều Tiên muốn gửi đến Mỹ.
Trên thực tế, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chưa hề có bất kỳ cải thiện nào kể từ sau thượng đỉnh Mỹ - Triều năm 2019. Trong bức thư tay gửi tới Nhà lãnh đạo Triều Tiên mới đây, Tổng thống sắp mãn nhiệm Hàn Quốc Moon Jae-in đã kêu gọi Triều Tiên tiếp tục cam kết hợp tác liên Triều, hi vọng hai nước sẽ tiếp tục đối thoại dưới thời Tổng thống Yoon Suk-yeol. Ông Moon bày tỏ tiếp tục sự ủng hộ đối với các nỗ lực biến các tuyên bố chung đạt được giữa hai nước năm 2018 thành sự thật ngay cả khi ông đã về hưu.
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc - Park Kyung-mee cho biết: "Tổng thống Moon cho rằng, thời đại đối đầu cần được vượt qua bằng đối thoại và ông hy vọng cuộc đàm phán Mỹ-Triều Tiên sẽ nhanh chóng được nối lại. Ông hy vọng nhã lãnh đạo Kim Jong Un sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu hòa bình vĩ đại ở bán đảo Triều Tiên và cam kết hợp tác liên Triều."
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đã có thư hồi đáp, đánh giá cao những đóng góp của Tổng thống Hàn Quốc Mun Chê-in cho sự nghiệp phát triển quan hệ giữa hai nước, cho đến tận những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ. Thế giới cũng đang kỳ vọng, việc trao đổi thư từ giữa hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều là một động thái "tích cực" hiếm có, giúp các bên có thể trở lại bàn đàm phán trong tương lai.
Đô đốc Mỹ hé lộ về vũ khí phòng thủ duy nhất chống tên lửa siêu vượt âm Sau khi Mỹ hủy bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1972 đặt ra giới hạn về việc tạo ra một lá chắn tiêu diệt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Nga và Trung Quốc đã lần lượt triển khai các vũ khí siêu vượt âm đầu tiên vào năm 2017 và 2019. Ảnh minh hoạ màn đối đầu giữa...