Bí mật về “Trinh sát hàng đầu” của Đức trong cuộc chiến chống Covid-19
Những bí mật về người đàn ông 48 tuổi, từ một thợ lái máy kéo trở thành nhà virus học quan trọng hàng đầu khiến tất cả người dân tin tưởng và lắng nghe nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước Đức.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của Đại dịch Covid-19 hiện nay, cứ vào các buổi trưa hàng ngày, toàn thể người dân Berlin nói riêng và nước Đức nói chung lại chăm chú lắng nghe bản tin 30 phút cập nhật tình hình tin tức Corona. Điều đặc biệt là bản tin thông báo này không đến từ Thủ tướng Merkel hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế Spahn. Nó xuất phát từ một người đàn ông mà có lẽ ít được biết đến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng trước đó vài tuần: Christian Drosten, 48 tuổi và là Viện trưởng Viện Virus học tại Học viện Y khoa Charité ở Berlin, là thành viên của Ban cố vấn khoa học của Hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe thế giới, một trong những nhà virus học hàng đầu rất được tôn trọng trong suốt 20 năm qua.
Theo lời các chuyên gia, bác sĩ cả nước thì Christian Drosten là người hiểu rõ nhất về virus Corona tại Đức hiện nay. Tất cả người Đức lắng nghe và tin tưởng tuyệt đối vào những kiến thức cũng như kinh nghiệm phòng chống được chia sẻ bởi Christian Drosten.
Người tham mưu và cố vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế Spahn
Kể từ khi dịch corona bùng phát, cả nước Đức đã biết đến “ông lớn” với những lọn tóc xoăn lòa xòa và khuôn mặt có vẻ “già” hơn so với tuổi, Giáo sư tiến sĩ Christian Drosten, người đứng đầu ngành virus học tại Học viện Y khoa Charité ở Berlin. Ông là người đầu tiên công bố loại virus mới gây ra sự lây lan của bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Trung Quốc chính là một loại virus SARS, tương tự như virus đã tác oai tác quái trong đợt dịch SARS từ năm 2002 đến 2003. Theo đó, Viện trưởng Viện Virus học tại Học viện Y khoa Charité ở Berlin này đã chỉ ra rằng “ Đây là cùng một loại virus, chỉ khác nhau về hình thái. Sự khác biệt chủ yếu ở các protein mà virus “mượn” để vào tế bào cơ thể người”. Ông cũng là người cố vấn cho Bộ trưởng Y tế Spahn trong việc công bố về hậu quả của loại dịch bệnh này có thể gây ra. Các nhà virus học và cơ quan y tế từ khắp nơi trên thế giới vẫn thường trao đổi với Christian Drosten gần như suốt ngày đêm. Mặc dù vậy, Christian Drosten vẫn dành 30 phút mỗi ngày cho bản tin cập nhật “Corona” trên sóng phát thanh NDR Info để làm rõ tình hình và đánh giá về sự lây lan phát triển của dịch bệnh hiện nay, cũng như cảnh báo những dấu hiệu hoặc cho thấy những nghiên cứu mới về loại virus nguy hiểm này . Bởi vậy, người ta ví Christian Drosten là “trinh sát hàng đầu” của Đức trong cuộc chiến chống lại Đại dịch bệnh Covid-19.
Từ một trang trại nhỏ ở Emsland đến nhà virus học quan trọng bậc nhất của Đức
Christian Heinrich Maria, sinh năm 1972 tại Lingen an der Ems, là người con trai lớn tiếp quản trang trại của gia đình ở Gro Hesepe. Không ai nghĩ rằng một người lái máy kéo tương lai lại trở thành nhà virus học hàng đầu của Đức. Sau khi tốt nghiệp trung học và nghiên cứu hóa học cùng sinh học ở Dortmund và Mnster, Christian Drosten đã tìm thấy niềm đam mê cho riêng mình.
Từ tháng 6 năm 2000, Drosten đứng đầu một nhóm trong phòng thí nghiệm Chẩn đoán Phân tử của bác sĩ Herbert Schmitz thuộc khoa virus học của Viện Y học Nhiệt đới Bernhard Nocht (BNITM) tại Hamburg và thành lập một chương trình nghiên cứu cho các chẩn đoán phân tử của bệnh virus nhiệt đới. Vào cuối năm 2003, Drosten cùng với Stephan Gnther đã được Quỹ Werner Otto trao tặng Giải thưởng Nghiên cứu Y khoa nhờ việc phát hiện ra chủng virus corona SARS và thiết lập hệ thống xét nghiệm chẩn đoán nhanh.
Năm 2004, Drosten đã nhận được giải thưởng tài trợ GlaxoSmithKline nhờ nghiên cứu về bệnh nhiễm trùng lâm sàng, Giải thưởng chẩn đoán Abbott của Hiệp hội virus học lâm sàng châu Âu, Giải thưởng chẩn đoán vi khuẩn nhanh bioMérieux từ Hiệp hội vệ sinh và vi trùng học Đức và Giải thưởng sau tiến sĩ về virus học.
Video đang HOT
Năm 2005, ông được trao tặng Huân chương Liên bang. Drosten chia sẻ ” Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách sử dụng các công nghệ mới nhất, chúng tôi sẽ có thể phát hiện ra virus tồn tại trong cơ thể con người trong một thời gian dài cho dù không đủ các kiến thức của cộng đồng y tế. Từ đó xác định xem các virus ngoài tự nhiên có giống với virus gây mầm bệnh trong cơ thế con người hay không. Y học luôn thúc đẩy tôi chẩn đoán các trường hợp hiếm, đôi khi không rõ nguyên nhân từ đâu hay một phòng thí nghiệm bình thường không thể tìm thấy.”
Từ năm 2007, Drosten đứng đầu Viện Virus học tại Bệnh viện Đại học Bon .Từ năm 2012, nhóm nghiên cứu do Drosten dẫn đầu cũng đã nghiên cứu thành công hội chứng hô hấp Trung Đông – coronavirus (MERS-CoV). Năm 2017, Drosten được mời làm Viện trưởng Viện Virus học tại Học viện Y khoa Charité ở Berlin. Đối với virus Corona SARS-CoV-2 , xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, nhóm nghiên cứu do Drosten dẫn đầu đã phát triển một thử nghiệm được công bố trên toàn thế giới vào giữa tháng 1 năm 2020. Nhóm cũng đã công bố bộ gen được giải trình tự từ các mẫu thu được trong Nước Đức cũng như phát triển bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh đầu tiên đối với chủng virus Corona mới với mong muốn “” Chúng tôi cần quan tâm nhiều hơn đến những phòng thí nghiệm ở các nước, nơi mà không dễ dàng vận chuyển được các loại mẫu, hay nhân viên ở đó không được đào tạo chuyên sâu, hoặc nơi có số lượng lớn bệnh nhân cần xét nghiệm“
Trinh sát hàng đầu” của Đức trong cuộc chiến chống lại Đại dịch Covid-19
Khi mẫu thử của ca nghi ngờ đầu tiên được chuyển đến phòng thí nghiệm tại Đức, Christian Drosten cùng các đồng sự ngay lập tức phát hiện chính xác chủng mới của virus Corona Sars-Cov2 và được công bố trên toàn thế giới vào giữa tháng 1 năm 2020.
Christian Drosten luôn theo đuổi việc thực hành cũng như chia sẻ kiến thức càng nhanh càng tốt giữa các nhà khoa học. Ông khó chịu khi thông tin quan trọng không được công bố ngay lập tức trong những thời điểm khủng hoảng này. Chính vì vậy, đến dưới sự bảo trợ của truyền thông Đức, Christian Drosten đã có thể công bố cho cả thế giới biết về 2 khái niệm Sars-CoV-2 và Covid-19.
Với đánh giá hàng ngày về tình hình dịch bệnh, Christian Drosten là một sự may mắn cho giới truyền thông và cả nước Đức. Không chỉ là một người có chuyên môn, bất chấp sự phát triển của các tin tức mạng xã hội, luôn bảo vệ các cơ sở dịch vụ y tế nhỏ, Christian Drosten còn là món quà hiếm hoi của các bác sĩ trong phòng thí nghiệm khi có thể nói về chủ đề phức tạp virus Corona theo cách dễ hiểu nhất với toàn thể người dân bằng giọng nói dễ chịu, truyền cảm hứng tự tin cho họ.
Christian Drosten cũng là người cảnh báo Covid-19 rất dễ ảnh hưởng đến những người U50 (cho dù họ khỏe mạnh) đặc biệt là những người ở độ tuổi về hưu. Christian Drosten biết nhiều về virus Corona hơn bất kỳ ai khác ở Đức, nhưng không bao giờ tự nhận mình là bác sĩ toàn năng. Ông thẳng thắn thừa nhận rằng mình vẫn đang học hỏi mỗi ngày. Ban đầu, Christian Drosten dự đoán làn sóng bệnh sẽ giảm dần khi mùa ấm áp. Tuy nhiên, bây giờ ông đưa ra một giả định khác là các virus sẽ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và các bệnh nhiễm trùng ( đặc biệt về đường hô hấp) có thể sẽ chỉ lên đến đỉnh điểm vào mùa Hè.
Sự hiểu biết hơn người và luôn sẵn sàng cung cấp thông tin cho những ai cần của Christian Drosten ngay cả đến khi kiệt sức, dành gần phần lớn thời gian cuộc đời mình trong phòng thí nghiệm đã chứng minh được vị trí nhà virus học hàng đầu của Đức trên toàn thế giới.
Lý do dân Đức không đeo khẩu trang chống dịch
Ngày 17.3.2020 thị trưởng thành phố Halle/S, tiến sỹ Bernd Wiegand đã ra tuyên bố tình trạng thảm hoạ trên toàn thành phố 1500 năm tuổi với 230.000 dân.
Halle đã có 27 ca nhiễm Virus Covid-19, nhưng vẫn không vì thế mà làm dân Đức ở thành phố này nao núng. Cả thành phố, cho đến hôm nay khi tham gia sinh hoạt xã hội như: Giao thông, bán mua trong các siêu thị hay trong cả các phòng khám bệnh, vẫn không có một ai đeo khẩu trang.
Trong phạm vi khoảng 1500 năm nay, châu Âu đã hứng chịu 4 trận đại dịch đều có xuất phát điểm từ những vùng đang phát triển: Bắc Phi (năm 541); Trung Á (năm 1347); Trung Quốc (năm 1894); Trung Quốc (năm 2020). Tổng số người chết lên tới hơn 40 triệu. Riêng trận dịch lần thứ hai ở Đức, có thành phố chỉ còn 10% dân số sống sót, một hòn đảo của Đan Mạch chết không còn một người nào.
Hậu quả của dịch Corona có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc) ngày hôm nay, sẽ gây thiệt hại cho châu Âu như thế nào còn cần thời gian để đánh giá. Tuy nhiên ngay lập tức, Quốc hội nước Đức đã đồng ý cho Chính phủ chuẩn bị gói cứu trợ lên tới 550 tỉ USD.
Nếu như Việt Nam chúng ta dùng chiến lược TẤN CÔNG áp đảo, dập tắt nhanh ngay từ đầu, khi mà lượng virus mới chỉ có một số lượng rất ít thâm nhập trong cộng đồng thì chính phủ Đức lại triển khai thế trận khác: PHÒNG NGỰ. Họ coi việc Virus tràn vào Đức là điều bất khả kháng cự và xác định sẽ có tổn thất.
Cùng với đó thì, các phương tiện phòng tránh và cơ sở vật chất cho xét nghiệm, điều trị y tế phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc, nên khi Trung Quốc dừng xuất thì lực lượng chống dịch của Đức bị "mỏng". Mặt khác, nhìn thấy những gì đang diễn ra ở nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha ngay lập tức chính phủ Đức tuyên bố chống dịch theo thuyết "Miễn dịch cộng đồng"-
Theo lý thuyết, rải ra trong nhiều tháng có thể tới 60% người trẻ khoẻ trong số dân, sẽ bị nhiễm bệnh và họ dùng ngay sức đề kháng của mình để tiêu diệt Virus, tạo ra hiện tượng TỰ MIỄN DỊCH.
Do đó, Chính phủ của Thủ tướng Merkel, sau khi tham vấn ý kiến của các nhà khoa học hàng đầu nước Đức, đã thực hiện chiến lược chủ động kéo dài thời gian để:
- Tìm kiếm loại Vaccine hữu hiệu nhất.
- Giảm thiểu tới mức thấp nhất số lượng người mắc bệnh trong cùng một thời gian.
- Tránh tính trạng quá tải cho các bệnh viện, để có điều kiện tốt nhất cứu chữa người mắc bệnh.
Nhiều phóng viên dự họp báo với Thủ tướng Đức Angela Merkel không đeo khẩu trang. Ảnh: AP
Người Đức rất tin tưởng vào chính phủ do họ đã lựa chọn, nên mặc dù dịch đã tràn vào Đức, đã có nhiều người nhiễm bệnh và đã có tử vong, nhưng toàn bộ xã hội vẫn sinh hoạt bình thường khi chưa có quyết định gì từ chính phủ (trừ việc mua phòng trước lương thực thực phầm, thuốc sát trùng tay, giấy vệ sinh dù nhà chức trách đã ra khuyến cáo: Không cần thiết phải làm như vậy).
Đến ngày 17.3.2020, sau khi chính phủ ra quyết định mới để chống dịch, ngoại trừ những cơ sở kinh doanh phục vụ được phép vẫn làm việc, số còn lại đồng loạt đóng cửa.
Thành phố Halle/Saale thuộc tiểu bang Sachsen-Anhalt, ngày 17.3.2020 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đã có 27 người nhiễm Covid-19, nhưng người dân vẫn ra ngoài sinh hoạt bình thường, mặc dù số lượng không nhiều như tuần trước. Tàu xe vẫn chạy đúng lịch trình, nhân viên vẫn đến cơ sở làm việc, nhiều người vẫn kiên nhẫn xếp hàng mua thực phẩm, vẫn đến quán ăn để chạm cốc...Nhưng tuyệt nhiên vẫn không một ai (kể cà người già) đeo khẩu trang.
Trước tình hình đó, cộng đồng người Việt Nam rất lo lắng. Nhiều người muốn đeo khẩu trang ngay để chống lây nhiễm, nhưng không một ai dám vì tất cả người Đức không ai làm như vậy.
Đã có một vài người Việt đeo khẩu trang ra ngoài thì bị mắng chửi và thậm chí bị tấn công. Tôi mang chuyện này ra hỏi cậu sinh viên người Đức tên Philipp - cậu này đang làm luận án trên đại học về Hoá-Sinh ở Đại học tổng hợp Halle.
Philipp nói: "Người Đức coi vụ dịch Covid-19 này chỉ ở mức độ trung bình, nguy hiểm hơn cúm mùa một chút (có năm, cúm mùa chuyển viêm phổi đã làm chết tới hơn 20 nghìn người). Trong dân cư, ai cảm thấy mình có hiện tượng bị nhiễm Covid-19 thì đều chủ động, tự giác tự cách li và liên hệ với bệnh viện."
Như vậy, chỉ những người khoẻ mạnh thì mới tham gia sinh hoạt xã hội. Do đó môi trường không khí bên ngoài về cơ bản là SẠCH, mọi người không cần đeo khẩu trang. Nếu chỉ mình bạn đeo khẩu trang đi ra ngoài, nghĩa là bạn đang phát tín hiệu mình đã bị nhiễm Virus. Vì vậy rất có thể những chuyện đáng tiếc sẽ xảy ra.
Người Đức chống dịch rất bình tĩnh, có bài bản, tính kỉ luật và tự giác cao. Nhưng cũng lấy làm tiếc rằng Covid-19 này nó không chờ các bạn tự giác cách li, mà nó đã nằm vùng trong các bạn ngay trước khi các bạn "cảm thấy". Đó chính là điểm yếu của người Đức và nó đã trả lời cho hiện tượng dịch "bùng phát" hiện nay.
Cuối cùng, nếu bây giờ Chính phủ Đức yêu cầu người dân đeo khẩu trang thì dân cũng đành thúc thủ - không có chỗ nào bán mà mua!
Theo tôi, phương pháp TẤN CÔNG là phương pháp bảo vệ mình hay nhất.
Nguyễn Công Tiến (vietnamnet.vn)
Phản ứng bất ngờ của Thủ tướng Đức bị Bộ trưởng từ chối bắt tay vì sợ virus corona Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer từ chối bắt tay Thủ tướng Angela Merkel vì tình hình lây lan virus corona (Covid-19), báo Bild đưa tin. Do lo ngại lây lan virus corona, Bộ trưởng Nội vụ Đức đã từ chối bắt tay Thủ tướng Merkel. Trong cuộc họp với đại diện các hiệp hội di dân ở Berlin, bà Thủ tướng...