Bí mật về tòa nhà hình tròn độc, lạ ở Moscow
Nằm ở quận Ochakovo-Matveevskoe, Moscow, Nga, tòa nhà Bublic có hình dáng tương tự như một cái bánh mì tròn.
Tòa nhà Buplic độc đáo được chụp lại từ trên cao.
Nằm ở quận Ochakovo-Matveevskoe, Moscow, Nga, tòa nhà Bublic có hình dáng tương tự như một cái bánh mì tròn. Tòa nhà dân cư này xây dựng theo một dự án của kiến trúc sư Yevgeny Stamo và kỹ sư Aleksandr Markelov, được thiết kế bao gồm 913 căn hộ. Hai kiến trúc sư trẻ tuổi Stamo và Markelov muốn thiết kế dự án nhà ở theo phong cách của riêng mình để đa dạng hóa kiến trúc quy hoạch điển hình của Liên Xô cũ.
Tầng đầu tiên của tòa nhà có các hiệu thuốc, cửa hàng, tiệm làm tóc, tiệm may và giặt ủi, câu lạc bộ trẻ em và thậm chí cả thư viện. Tòa nhà có công viên riêng với sân chơi cho trẻ em ở giữa và tạo cảm giác cách xa với thành phố. Các căn phòng ở đây không phải là hình chữ nhật mà giống hình thang, điều này khiến việc xếp đặt đồ đạc trong các căn hộ trở nên khó khăn.
Năm 1972, việc xây dựng tòa nhà hoàn thành. Nó đã gây ấn tượng lớn đối với người dân Moscow khi đó và trong một thời gian dài đã có nhiều nguồn tin cho rằng những ngôi nhà được xây dựng cho Thế vận hội Moscow và toàn bộ các tòa nhà như vậy được thiết kế theo hình dạng của vòng tròn Olympic.
Năm 1979, một tòa nhà hình tròn thứ hai được xây dựng trên phố Dovzhenko với 26 lối vào và 936 căn hộ. Tòa nhà được xây dựng gần trường quay Mosfilm và những căn hộ tốt nhất đã được tặng cho các diễn viên của rạp chiếu phim và nhà hát.
Video đang HOT
Tuyết bao trắng xóa tòa nhà vào mùa đông giá rét ở Moscow.
Sau một vài năm, nhược điểm của hình thức xây dựng này trở nên rõ ràng: gió thổi mạnh liên tục bên trong sân, tiếng ồn từ sân sẽ khuếch đại rất lớn do dội lại từ các bức tường và nhiều căn hộ không đạt tiêu chuẩn cách nhiệt cần thiết. Việc sửa chữa trong các căn hộ rất khó thực hiện do các phòng có hình thang. Ngoài ra, những tòa nhà hình tròn được cho là tốn diện tích đất và tốn nhiều chi phí xây dựng hơn các tòa nhà thông thường.
Kết quả là sau khi tòa nhà này hoàn thành, không có công trình nào như vậy được xây dựng thêm. Bất chấp tất cả những điểm yếu của dự án, sau khoảng nửa thế kỷ, nhiều học giả kiến trúc gọi tòa nhà là dự án đi trước thời đại và thậm chí so sánh nó với tòa nhà trụ sở hiện đại của tập đoàn công nghệ đa quốc gia Apple ở California, Mỹ.
Cựu kiến trúc sư trưởng của thành phố Moscow Mikhail Posokhin từng ca ngợi đóng góp của Yevgeny Stamo cho việc phát triển cảnh quan đô thị và tòa nhà hình tròn này vẫn luôn là một điểm nhấn đáng chú ý trong kiến trúc Moscow, Nga.
Căn nhà gỗ độc đáo biến khu vườn bệnh viện thành thiên đường bí mật
Căn nhà gỗ nhỏ được đặt giữa khu vườn bệnh viện giúp những bệnh nhân chấn thương cột sống dễ dàng hòa mình vào thiên nhiên.
Dự án này bao gồm căn nhà gỗ như tổ kén nằm giữa mảnh vườn ngập tràn ánh nắng, là dự án từ thiện được công ty kiến trúc Mcmullan Studio tại Thủ đô London, Anh (Ảnh: Dezeen).
Mcmullan Studio muốn biến khu vườn trong khuôn viên một bệnh viện tại thành phố Sheffield thành thiên đường nhỏ xinh cho những bệnh nhân bị chấn thương cột sống (Ảnh: Dezeen).
Việc hòa mình vào thiên thiên từ lâu vốn giúp con người cải thiện tâm trạng. Âm thanh của khu vườn, mùi hương của cây cối, ánh nắng xuyên qua kẽ lá, không khí trong lành sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân (Ảnh: Dezeen).
Căn nhà gỗ được thiết kế có những lỗ hổng lớn và giếng trời hình tròn ở giữa để tạo ra sự kết nối với không gian bên ngoài (Ảnh: Dezeen).
Thiết kế này lấy cảm hứng từ khái niệm tắm giữa rừng của người Nhật (Ảnh: Dezeen).
Điểm nhấn của căn nhà là giếng trời hình tròn. Khung cảnh lọt vào tầm mắt của bệnh nhân thay đổi theo thời gian, góc nhìn, ánh sáng thiên nhiên và cảnh quan xung quanh (Ảnh: Dezeen).
Nội thất và ngoại thất là gỗ đã qua sử dụng. Chỗ ngồi và giường ngủ lấy giếng trời làm trung tâm (Ảnh: Dezeen).
Trọng tâm thiết kế của căn nhà gỗ này là dễ vận chuyển. Chỉ cần một đơn vị logistics có thể vận chuyển căn nhà từ London đến Sheffield (Ảnh: Dezeen).
'Bí mật' của những người được thiên nhiên 'chữa lành' ở Ecopark Healing Architecture - kiến trúc chữa lành- đã hiện diện ở Ecopark từ nhiều năm nay, đem đến cho cư dân nơi đây một môi trường sống đầy cảm xúc. nhưng phải tới khi dịch bệnh kéo dài và áp lực cuộc sống đô thị nén khiến trầm cảm trở thành một căn bệnh thời đại, người ta mới nhận ra, những giá...