Bí mật về thái giám trong cung nhà Nguyễn: Những phận đời đặc biệt

Theo dõi VGT trên

Cũng giống như các triều đại phong kiến trước đây trong lịch sử của dân tộc, triều đại nhà Nguyễn (chỉ tính từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua vào năm 1802 đến lúc vua Bảo Đại thoái vị năm 1945) vẫn duy trì chế độ sử dụng thái giám làm việc trong cung cấm.

Bí mật về thái giám trong cung nhà Nguyễn: Những phận đời đặc biệt - Hình 1

5 thái giám trong cung nhà Nguyễn – năm 1908. Ảnh tư liệu của nhà nghiên cứu Phan Thuận An.

Thái giám là những con người có số phận rất đặc biệt kể từ lúc mới chào đời (đối với giám sinh), hay kể từ khi bị thiến (đối với giám lặt) cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay rời xa cõi thế. Từ trước đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhiều nhà văn, nhà báo chọn cuộc đời của những vị thái giám trong cung Nguyễn để làm đề tài tác nghiệp của mình, tuy nhiên nhu cầu tìm hiểu về chuyện đời của những con người đặc biệt này của bạn đọc thời nay vẫn luôn là một thôi thúc đối với những người cầm bút.

Với bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ thêm một lần nữa khắc họa lại một cách tường tận những câu chuyện cuộc đời còn ít người biết đến về các thái giám trong triều đại quân chủ phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam.

Vốn chịu ảnh hưởng rất đậm nét của nền văn hóa phương Đông, vì vậy các triều đại phong kiến Việt Nam trong đó có triều đại nhà Nguyễn vẫn duy trì việc tuyển chọn thái giám để hầu hạ trong chốn hậu cung của nhà vua.

Gốc tích của các thái giám theo một số tài liệu nghiên cứu lịch sử đã công bố thường là có hai hệ, đó là “giám sinh” và “giám lặt”. “Giám sinh” là những người con trai khi sinh ra vốn dĩ đã bị khiếm khuyết ở bộ phận s.inh d.ục mà dân gian thường gọi là “lại cái” hay “ái nam, ái nữ”, đến t.uổi trưởng thành không thể có khả năng quan hệ t.ình d.ục với người khác giới.

Theo quy định dưới thời phong kiến, gia đình nào sinh ra một người con như thế phải lập tức báo cáo với quan chức ở trong làng, rồi từ làng báo lên xã, lên huyện, rồi báo cáo với Bộ Lễ trong triều đình đương thời. Đ.ứa t.rẻ ấy sẽ được ghi tên vào sổ theo dõi cho đến lúc cai sữa (có tài liệu cho rằng khoảng 10 hay 11 t.uổi) thì sẽ được đón vào cung nuôi nấng theo nghi lễ trong cung. Đến t.uổi trưởng thành, Bộ Lễ sẽ đưa vào nội cung để làm thái giám, phục vụ những công việc thường ngày trong chốn hậu cung của nhà vua.

Theo quy định, làng nào có gia đình sinh được “giám sinh” thì cả làng ấy được miễn thuế đến 3 năm và đương nhiên khi đứa con đó đã trở thành thái giám thì cha, mẹ, anh em ruột thịt sẽ nhận được rất nhiều đặc ân của triều đình. Những đ.ứa t.rẻ đặc biệt ấy còn được người dân (đặc biệt là dân vùng Trung Bộ) gọi là ông Bộ. Vì thế, cho đến ngày nay thi thoảng đâu đó chúng ta vẫn nghe các bà, các mẹ khi đi chợ gặp lúc thời giá đắt đỏ, lại bị chủ hàng quán kèo nài mua hàng… thường là các bà, các mẹ buông một câu “ăn thứ đó (mặt hàng đắt đỏ) để đẻ ông Bộ cho làng nhờ à…”, hoặc là trong những ngày hội hè ở các làng, xã, sau các hội thi mang tính tập thể, các đội thắng cuộc thường rất vui vẻ một cách tột bậc thì người ta thường ví niềm vui đó theo kiểu nói “vui như làng đẻ được ông Bộ”.

Ngoài những thái giám có nguồn gốc là “giám sinh” thì trong hàng ngũ thái giám phục vụ trong Tử cấm thành còn có những ông “giám lặt”. Theo tạp chí Xưa & Nay số 6, ấn hành tháng 9/1994 thì họ là những thiếu niên bị thiến từ khi còn nhỏ rồi sau đó đưa vào cung nuôi. Khi thiến, người ta buộc chặt bụng và đùi của người bị thiến vào một cái bàn đầu cao hơn chân. Bộ phận s.inh d.ục được rửa bằng nước hồ tiêu để sát trùng. Đ.ứa t.rẻ được cho uống một thứ thuốc gây mê được bào chế từ thuốc bắc. Người thiến hỏi “có bằng lòng thiến không?”.

Sau khi nghe đ.ứa t.rẻ nam nói bằng lòng, ngay lập tức người thiến hạ dao cắt d.ương v.ật, bìu và t.inh h.oàn, rồi đặt ống thông hơi vào chỗ tiểu tiện… sau 3 tháng, vết thương sẽ lành. Sau khi bị thiến, đ.ứa t.rẻ nam trưởng thành sẽ bị rụng râu, rụng lông, ăn nói yểu điệu, giọng the thé giống như con gái. Tất cả những bộ phận bị cắt bỏ sẽ được sao tẩm để cất giữ lâu dài, khi được thăng chức sẽ đưa thứ ấy ra để trình làm vật chứng và đến khi thái giám ấy c.hết thì “bảo vật” ấy sẽ được chôn theo t.hi t.hể.

Bí mật về thái giám trong cung nhà Nguyễn: Những phận đời đặc biệt - Hình 2

Một nhóm thái giám triều Nguyễn – năm 1918. Ảnh tư liệu của Nhà nghiên cứu Phan Thuận An.

Tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết: Người làm thái giám trong cung gọi là hoạn quan. Hoạn có nghĩa là làm tôi tớ. Nhưng những từ hoạn quan làm người đời hiểu từ hoạn là thiến (ví dụ như hoạn heo là người ta cắt bỏ đi t.inh h.oàn của con heo đực). Trong Tử cấm thành chỉ có một người đàn ông là đương kim hoàng đế, còn lại toàn là các bà phi, tần, nữ quan, thị nữ. Từ việc sai vặt, hầu hạ vua và các bà hoàng thái hậu, các bà phi cho đến những việc nặng nhọc khác của đời sống trong cung đều giao cho các thái giám. Công việc đặc biệt nhất và nặng nề nhất của các thái giám là việc sắp đặt cho quá trình ân ái của nhà vua.

Tài liệu của Công sứ A.Laborde đã công bố trong tập san “Những người bạn Cố đô Huế – B.A.V.H – tập 5 – 1918″ có ghi lại rằng: Thái giám hầu cận vua đi vào một phòng kín; tại đây có một tập thẻ ngọc, mỗi thẻ có ghi bằng chữ vàng tên của một cung tần. Sở thích của vua được biểu lộ rõ rệt vào lúc ban ngày trên một thẻ nào đó, tấm thẻ được úp sấp lại. Thái giám hiểu và đi đến khuê phòng của người mỹ nữ đã được chỉ định, treo một cây đèn ú màu đỏ…

Trong khi người đàn bà được chờ đợi ấy cởi áo quần thì lập tức thái giám bước vào, cầm một áo khoác màu đỏ không có tay. Người mỹ nữ trần truồng run rẩy trước cái nhìn của một sinh vật vô giác, nhưng cánh tay mạnh mẽ đã quấn nàng vào trong áo choàng, và một sự xiết chặt có vẻ nóng hổi phủ trên mình. Những hành lang có âm vọng của bước chân đi qua, thái giám bước nhanh, ôm chặt trên ngực của báu ấy lại cái lạnh lẽo của một căn phòng. Dừng chân lại. Ánh sáng lờ mờ, hơi thơm thoang thoảng, thái giám đặt khối nặng ấy vào trong cái mơn man của nhung lụa trên một cái giường. Sáng hôm sau, người thái giám đứng canh trong đêm, mang mỹ nữ đang thiêm thiếp trở lại khuê phòng.

Thái giám lại làm tờ trình để xác nhận trong trường hợp xảy ra thụ thai. Điều bắt buộc trước lúc trở lại khuê phòng là người phụ nữ đã được vua “ngự dâm” ấy nằm trong áo choàng và được đưa đến trình diện nơi một cái bàn thờ để cầu thần phù hộ cho việc làm của vua.

Video đang HOT

Trong bài “Thái giám – loại người phục vụ đặc biệt trong cung Nguyễn”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân viết: Việc chọn lựa người để ân ái là do vua quyết định. Nhưng các thái giám cũng có nhiều “mánh khóe” để có thể “tiếp thị” với nhà vua nên chọn bà nào. Do đó, nhiều thái giám hay được các bà đút lót quà bánh để được vua “sủng ái” nhiều lần. Có nhiều bà do k.hinh t.hường thái giám nên suốt cả cuộc đời ở trong cung cấm vẫn không một lần được thấy mặt vua…

Thái giám là những người thân cận nhất của vua và biết rất rõ về đời tư của vua. Vì vậy, để tránh sự lộng quyền của các thái giám trong cung cấm, nhà Nguyễn đã sử dụng hệ thống thái giám trong cung vào những việc sai vặt chứ nhất định không cho can dự vào triều chính. Bởi lẽ trước đó, nhà Nguyễn đã rút ra được một bài học về sự lạm quyền của cận thần thái giám Lê Văn Duyệt thời Nguyễn sơ.

Lê Văn Duyệt là một thái giám được ở chỗ màn trướng của Nguyễn vương (sau này là Vua Gia Long), là người có công rất lớn trong việc khôi phục lại giang sơn của nhà Nguyễn. Về sau Lê Văn Duyệt với chức vụ Tổng trấn đã quyết định nhiều việc quan trọng ở vùng Gia Định – Đồng Nai ngoài ý muốn của vua, điều đó đã làm cho một số ông vua đầu triều Nguyễn lấy làm khó chịu và hết sức bất bình, đặc biệt là Vua Minh Mạng (đương nhiên là bên cạnh đó còn có nhiều lý do bất bình tế nhị khác).

Theo tác giả A.Laborde trong B.A.V.H, 1918 thì vào ngày mồng 1 tháng 12 năm Minh Mạng thứ 17 (tức ngày 17/3/1836) Vua Minh Mạng đã ra một chỉ dụ và chỉ dụ này đã chấm dứt những sự lạm dụng thái quá của các thái giám dưới triều Minh Mạng. Từ đó, các thái giám làm việc, hầu hạ trong cung cấm không phụ thuộc vào bất cứ một quy tắc pháp luật nào cụ thể cả, họ sống ngoài lề so với các quan chức khác trong cung, đi lượm nơi này, nơi kia chút ít ân huệ để làm vui cho cuộc sống.

Về sau này, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cũng cho biết rằng, do thái giám Lê Văn Duyệt có những can gián trong việc muốn đưa Hoàng tử Anh, cháu nội của dòng chính nối ngôi Vua Gia Long và tỏ ra không thuận tình về việc lên ngôi của Vua Minh Mạng là con thứ. Vì những lý do đó mà Vua Minh Mạng đã có nhiều ác cảm với Lê Văn Duyệt. Việc Vua Minh Mạng ra chỉ dụ là nhằm hạn chế các ưu đãi đối với thái giám vốn dĩ trước đó họ được hưởng, bên cạnh đó chỉ dụ còn hạ bệ các thái giám xuống địa vị của những kẻ hầu hạ.

Trong tờ dụ này, Vua Minh Mạng nói rõ là từ rày về sau, thái giám không được có một danh tước gì mà trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng không thể được tiến cử vào hệ thống quan lại. Vua Minh Mạng cũng đã nhắc lại trong tờ dụ là chức vụ của các thái giám chỉ để chuyển giao các mệnh lệnh và họ không được dính dáng đến bất cứ trường hợp nào trong việc cai trị của triều đình.

Tờ dụ của Minh Mạng cũng nêu rõ là thái giám nào phạm tội bất tuân các luật lệ mới được nêu trong tờ dụ này sẽ bị trị tội rất nặng không hy vọng được khoan dung, đồng thời ra lệnh là nội dung của tờ dụ này phải được khắc vào bia trước trường Quốc Tử Giám (Văn Thánh) để cho tất cả các thái học sinh hiểu và truyền về sau cho hậu thế.

Vì nội dung của tờ dụ Vua Minh Mạng bắt buộc là các thái giám không được đưa vào ngạch quan trường, nên đã tạo ra cho họ một hệ thống giai cấp đặc biệt để sắp xếp các ngạch, bậc và quy định lương bổng bằng lúa và quan t.iền.

Theo đó, Hạng nhất là Thủ đẳng thì cấp bậc là Quảng vụ và Điển sự Thái giám, số bát gạo hàng tháng được hưởng là 48, số quan t.iền hàng tháng được hưởng là 72. Hạng nhì là Thứ đẳng, cấp bậc là Kiểm sự và Phụng nghi Thái giám, số gạo hàng tháng được hưởng là 36, số quan t.iền hàng tháng được hưởng là 60. Hạng ba là Trung đẳng, cấp bậc là Thừa vụ và Điển thắng Thái giám, số gạo được hưởng là 36, số quan t.iền là 48. Hạng tư là Á đẳng, cấp bậc là Cung vụ và Hộ thảng Thái giám, số gạo được hưởng là 24, số quan t.iền là 36. Hạng Năm là Hạ đẳng, cấp bậc là Cung phụng và Thừa biện Thái giám, số gạo được hưởng là 24, số quan t.iền được hưởng là 24.

Đến thời của Vua Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) có một vài thay đổi về lương tính bằng quan t.iền được tăng lên. Đến thời Vua Thành Thái năm thứ 2 (1890) lương của thái giám hàng tháng nhận bằng lúa và quan t.iền bị bỏ hẳn và thay bằng đồng bạc. Đến thời Vua Duy Tân năm thứ 6 (1912) thì lương bổng của thái giám được quy định lại như sau: Quảng vụ: 540 đồng/năm; Điển sự: 384 đồng/năm; Kiểm sự và Phụng nghi: 324 đồng/năm; Thừa vụ: 276 đồng/năm; Điển thảng: 264 đồng/năm; Cung vụ và Hộ thảng: 204 đồng/năm; Cung phụng và Thừa biện: 180 đồng/năm.

Trong đời sống và đặc biệt là sau khi Vua Minh Mạng cho ra tờ dụ vào năm 1836, bản thân các thái giám không được hưởng bất cứ một vinh dự nào giống như các quan chức khác ở trong cung. Tuy nhiên, các thái giám lại mang về cho cho người thân một vài vinh dự. Theo quy định thì các thái giám nằm trong 3 hạng trên là Thủ đẳng, Thứ đẳng và Trung đẳng có thể đứng ra xin cho cha họ chức Nhiêu phụ, là chức được vĩnh viễn miễn thuế cũng như xin phong chức Miễn nhiêu (khỏi thuế cả đời) cho anh em hay cho cháu. Các thái giám hạng tư (Á đẳng) hay hạng năm (Hạ đẳng) thì không được xin gì cho cha mà chỉ có thể xin một chức Miễn nhiêu cho anh em hay cháu mà thôi…

Theo Dantri

Những đội quân kỳ lạ trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc, người Việt đã xây dựng riêng cho mình một nghệ thuật chiến tranh đặc biệt mà ở đó mỗi người dân đều là lính, mỗi làng bản đều là pháo đài đ.ánh giặc. Không chỉ vậy, trong chiều dài lịch sử anh dũng đó đã xuất hiện những đội quân kỳ lạ, cho thấy sự độc đáo, sức sáng tạo phi thường của dân tộc Việt Nam.

Đội quân lặn nước đục thuyền

Sử sách và giai thoại dân gian từ bao đời nay lưu truyền về một người có tài bơi lội, lặn giỏi đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thời Trần, đó là Yết Kiêu, gia nô của Trần Hưng Đạo. Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê cha ở làng Hạ Bì, còn gọi là làng Quát (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay) xuất thân trong gia đình làm nghề đ.ánh cá, từ nhỏ đã phải lăn lộn trên sông nước, kiếm ăn nuôi gia đình.

Truyền thuyết kể rằng một lần thấy hai con trâu thần từ dưới sông lên bờ húc nhau, Yết Kiêu đã dùng đòn gánh đ.ánh đuổi, sau đó nhặt được mấy chiếc lông trâu, khi cầm lên ngắm, tự nhiên thấy m.áu bừng lên mặt liền chạy ra ao, lao xuống nước, nước rẽ đôi, lên bờ thấy lông không ướt, Yết Kiêu liền nuốt vào bụng. Từ đó thân thể cường tráng, trí lực phi thường, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng (Nhập thủy như phúc bình địa). Sau này ông theo hầu Trần Hưng Đạo rồi cùng với Dã Tượng trở thành cận vệ trung thành, tài trí và mưu lược của vị quốc công Tiết chế triều Trần và được khen ngợi rằng: "Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ 6 cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường. Yết Kiêu, Dã Tượng là cánh chim hồng hộc của ta".

Những đội quân kỳ lạ trong lịch sử Việt Nam - Hình 1

Đội quân lặn nước đục thuyền

Khi giặc Nguyên Mông kéo vào xâm lược nước ta, trên đường thủy chúng đã gặp phải những thiệt hại đáng kể, bằng tài sông nước của mình, Yết Kiêu đã được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng "đặc công nước" dùng tài lặn đ.ánh đắm thuyền giặc. Họ không quản mùa đông giá rét, đêm đêm lặn xuống biển, nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền, nước tràn vào làm thuyền giặc bị chìm ngay.

Quân giặc sợ lắm, lúc đầu chúng không hiểu vì lẽ gì sau giặc dùng lưới để ngăn chặn; một lần không may Yết Kiêu bị giặc bắt được, chúng hỏi ông: "Nước Nam bao nhiêu người có tài bơi lặn như mày?". Ông đáp: "Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Hiện nay họ vẫn ẩn nấp ở dưới biển để đục thuyền, chỉ một mình tôi vì kém cỏi chẳng may bị bắt. Nếu các ông tha tôi ra tôi sẽ dẫn các ông đến chỗ họ ẩn nấp, tha hồ cho các ông bắt". Bọn giặc hí hửng vì tưởng bở, chúng lấy một chiếc thuyền nhẹ chở ông đi. Thừa lúc giặc sơ ý và không nhìn thấy, ông nhảy tùm xuống biển, lặn trốn về doanh trại quân ta, tiếp tục cùng quân dân ta đ.ánh giặc cứu nước, gây cho chúng những kinh sợ trên đường thủy.

Thực ra từ thời Hùng Vương, do địa hình, điều kiện tự nhiên với hệ thống sông ngòi chằng chịt, hồ biển dài nên giao thông đường thủy ở nước ta đã phát triển. Trong các ký hiệu cổ cũng có nói đến việc người Việt khai thác sông ngòi, có đi dưới nước; các sách sử của Trung Quốc từng nhiều lần chép về việc "người Việt lặn giỏi, bơi tài thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền", "có thể đi dưới nước"... Truyền thống thạo nghề sông nước qua lịch sử đấu tranh giữ nước và giành độc lập dân tộc đã được phát triển thành truyền thống thạo thủy chiến và liên tục được các thế hệ kế thừa, phát triển và hình thành nên một lực lượng với nghệ thuật đ.ánh "đặc công nước" đã xuất hiện từ sớm dưới dạng những người lính thủy giỏi nghề bơi lặn, dùng dùi sắt nhọn đục thuyền đối phương, hoặc dùng thuyền đặc chủng bí mật bất ngờ đ.ánh hỏa công.

Thời Lý, trong một tờ khải tâu lên vua Tống góp bàn về việc tiến binh xâm chiếm nước ta, một đại thần là Triệu Bổ Chi đã viết: "Vả lại người Giao Chỉ giỏi thủy chiến. Từ xưa truyền lại rằng người Việt lội xuống nước đội thuyền địch để lật úp. Đỗ Mục nói chúng có kẻ đi chìm dưới đáy biển 50 dặm mà không thở. Hiện nay, thuyền buôn thường gặp giặc biển, bị chúng lặn dưới nước đục thuyền".

Qua đoạn viết nói trên có thể thấy từ thời Trần trở về trước các triều đại của nước ta đã xây dựng được những đội quân quen nghề sông nước và cơ động chủ yếu bằng thuyền, ra đời một cách tự nhiên bên cạnh những đội quân bộ và trở thành hai bộ phận chủ yếu trong lực lượng vũ trang truyền thống của dân tộc ta. Tiếc rằng về những người lính "đặc công nước", sử sách không ghi chép nhiều, ngoại trừ Yết Kiêu, một đại diện tiêu biểu trong đội quân đặc biệt đó.

Đội quân ăn mày do thám

Tình báo là hoạt động điều tra, thu thập, nghiên cứu, tổng hợp, xử lý những tin tức, tư liệu bí mật về quân sự, chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế... của đối phương. Hoạt động này xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, trên cơ sở các thông tin thu thập được sẽ có những đ.ánh giá và xử lý để đưa ra những quyết định, đặc biệt là liên quan đến chính sách đối ngoại và quốc phòng.

Ở phương Đông, nhà quân sự nổi tiếng của Trung Quốc (thế kỷ VI-V TCN) là Tôn Tử, bằng tài trí của mình đã giúp vua Ngô cải cách chính trị ở trong nước và chỉ huy quân đội phá nước Sở hùng mạnh ở phía Tây, uy h.iếp nước Tấn ở phía Bắc... Ông chuyên tâm nghiên cứu các vấn đề quân sự, đúc kết nhiều kinh nghiệm của chiến tranh ở trước và trong thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc rồi viết thành bộ binh pháp gồm mười ba thiên binh (thường được gọi là Binh pháp Tôn Tử).

Trong tác phẩm này, Tôn Tử đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để giành chiến thắng trong chiến tranh, xem xét sự phụ thuộc của binh thế vào sức mạnh của quốc gia, sự ảnh hưởng của Thời-Thiên-Địa và vai trò của người chỉ huy đối với tác chiến...; đặc biệt là ở thiên thứ 13 có đề cập đến hoạt động do thám, gián điệp với tiêu đề là "Phép dụng gián" (Dùng trinh thám).

Trong cuốn "Binh thư yếu lược", ở phần Phép dùng gián điệp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng có đoạn nói về vai trò quan trọng của hoạt động do thám, gián điệp như sau: "Phàm dùng binh trước hết phải dụng gián để thăm dò mà tùy cơ ứng biến, hoặc thăm dò để biết bên địch có việc tranh trưởng, có sự không hòa... Công việc của gián làm, xem việc mà cử ra thì thấy có 8 thuật: lấy sứ giả làm gián điệp, lấy người của địch làm gián điệp, tung tin giả, phao tin tâm lý, mua chuộc đút lót, kích động, gièm pha... Dụng gián là việc linh hoạt, cơ mưu không thể lường".

Hoạt động tình báo, gián điệp đã được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng và áp dụng khá hiệu quả trong chiến tranh giữ nước, đặc biệt là thời Lý, Trần và Hậu Lê. Thời kỳ Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược, có một người đã tổ chức đội quân thu thập tin tức dưới hình thức rất đặc biệt, đó là Phạm Ngũ Thư. Ông quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, lộ Hải Đông (nay thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), ông là cháu ba đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão, bậc đại công thần tài kiêm văn võ nổi tiếng triều Trần. Khi Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần, Phạm Ngũ Thư từ quan về ở ẩn rồi xuất gia tu hành tại chùa Vân Yên trên dãy núi Yên Tử vùng Đông Bắc với pháp danh là Trí Lâm.

Những đội quân kỳ lạ trong lịch sử Việt Nam - Hình 2

Đội quân ăn mày do thám

Tình hình xã hội nước ta bấy giờ có những diễn biến phức tạp, nhà Hồ sụp đổ, quân Minh kéo vào xâm lược, các cuộc khởi nghĩa chống giặc lần lượt bị đàn áp d.ã m.an, triều Hậu Trần cũng không tồn tại được lâu. Hoàn cảnh đó đã tác động nhiều đến tâm trí Phạm Ngũ Thư, ông quyết định hoàn tục, lấy vợ sinh con, muốn làm tròn nghĩa vụ của người trai thời loạn. Nghe tin cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, ông tìm vào Thanh Hóa xin đầu quân, cùng nếm trải gian lao khó nhọc với nghĩa binh hơn 10 năm trời. Để thăm dò sự điều động binh lực cũng như nắm tình hình của giặc, Phạm Ngũ Thư đề nghị và được Bình Định Vương Lê Lợi chấp thuận cho thiết lập "hệ thống tình báo" với nhiều đối tượng cài vào hàng ngũ ngụy quan, ngụy quân cũng như trong xã hội dưới các vai nhà buôn, học trò....

Đội quân do thám

Trực tiếp điều hành mạng lưới thu thập thông tin, Phạm Ngũ Thư còn giả trang thành người ăn xin để đi lại khắp nơi mà giặc chẳng nghi ngờ, cũng nhờ đó mà ông nhận thấy lợi thế của những người hành khất vì càng dơ dáy, cùi hủi ghẻ lở thì lại càng được việc, họ có thể "một gậy, một bị khắp nơi tung hoành", "liều mạng cùi" xông bừa vào chỗ đóng quân, kho lương của địch để quan sát và la cà khắp nơi để chuyển tin nhanh chóng mà an toàn, từ đó Phạm Ngũ Thư tạo dựng thêm nhiều tai mắt trong giới cái bang. "Hệ thống tình báo" này hoạt động đắc lực, góp phần quan trọng vào thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại nền độc lập.

Năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi vua, đặt niên hiệu Thuận Thiên, đến tháng 2, định công phong chức tước, ban thưởng cho các công thần chia làm 4 hạng, gồm 339 người có nhiều quân công nhất, trong đó có Phạm Ngũ Thư. Ông được phong làm Trung lượng tả phụng thần vệ quân, tước Đại trí tự nhưng ông viện cớ tàn tật để khước từ quan chức xin về quê sinh sống, chỉ nhận tước và p.hần t.hưởng là hai trăm mẫu ruộng rồi đem chia hết cho dân nghèo để trồng cấy.

Lại nghĩ đến cảnh nhiều người còn khổ cực, Phạm Ngũ Thư nói với vợ rằng: "Thời lang thang lo việc nước, ta đã chung sống với giới ăn xin, cảm thông được nỗi đau thương chua xót vô biên của những con người khốn khổ bị xã hội khinh khi ruồng rẫy. Ta hằng phát nguyện sẽ chia sẻ, cứu giúp xoa dịu thương đau cho họ". Dặn vợ con làm nhiều hơn nữa việc thiện, phát tâm giúp đỡ kẻ khó, rồi ông ra đi. Tay chống gậy trúc, áo quần rách rưới, ăn xin sống qua ngày nay đây mai đó, để hiểu nỗi đau thương mà san sẻ, an ủi họ người cùng cảnh ngộ, lựa lời nhắc nhở họ về lý nghiệp báo, khuyên họ xả bỏ thù hằn, nghi kị, chán nản mà khơi nguồn cho niềm lạc quan và tình người tuôn chảy.

Thế là viên thủ lĩnh của "đội quân cái bang" hoạt động tình báo năm nào nay lại trở về với những con người cùng khổ cho đến lúc cuối đời. Trên bia mộ của ông chỉ khắc dòng chữ: "Phạm khất sĩ chi mộ" (mộ của người ăn mày họ Phạm). Ngày nay tại làng Thư Lang (nay thuộc xã Thư Lang, tỉnh Hà Nam) vẫn còn đền thờ Phạm Ngũ Thư, bao đời nay người dẫn vẫn hương khói để ghi ơn công lao và ân đức của vị thành hoàng làng mình, người có cuộc đời đặc biệt một như huyền thoại.

Đội quân khuyển đ.ánh giặc

Cũng vào thời Lê, Nguyễn Xí đã chỉ huy một đạo quân là chó săn, có những đóng góp nhất định vào công cuộc đ.ánh giặc cứu nước. Danh tướng Nguyễn Xí quê ở làng Thượng Xá, huyện Châu Phúc (nay là huyện Nghi Lộc, Nghệ An), sinh ra trong một gia đình làm nghề buôn bán muối. Tương truyền cha ông là Nguyễn Hội "bị một con cọp đã thành tinh cắp đi vùi xác ở một huyệt đất tốt tại xứ Đồng Lam. Cọp còn cắm cây xung quanh mộ. Hôm sau, người nhà đến tìm được và đem về chôn nơi khác. Nhưng rồi đến đêm hôm sau nữa con cọp lại tới gầm thét vang khắp núi non, bới tung lên, vất bỏ quan tài, đem xác đến vùi lại chỗ cũ. Bấy giờ người nhà mới biết là trời ban cho huyệt tốt" (Đại Việt thông sử).

Tuy còn nhỏ nhưng Nguyễn Xí rất thông minh, nhanh nhẹn, tỏ rõ là người có tài vì thế Lê Lợi rất quý, giao cho chăm sóc một đàn chó săn lớn. Sách Đại Việt thông sử cho biết: "Vua sai Nguyễn Xí nuôi một đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn ông đều dùng chuông làm hiệu. Bầy chó theo sự điều khiển của ông, tiến thoái răm rắp. Nhà vua rất quý ông, cho là người có tài làm đại tướng nên sai ông nắm quyền cai quản đội quân Thiết Độ thứ nhất".

Năm Mậu Tuất (1418) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính thức được phát động, lúc này Nguyễn Xí mới 21 t.uổi đã được trao quyền tướng quân hầu cận bên Bình Định Vương Lê Lợi. Ông đã trải qua những ngày tháng khó khăn, gian nan trong những năm đầu khởi nghĩa ở vùng rừng núi Tây Thanh Hoá, Linh Sơn, Khôi Huyện... Trong bước đường chiến chinh đó, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành một đội quân đặc biệt, do được huấn luyện chu đáo, điều khiển bằng tiếng nhạc nên từ ăn, ngủ, tấn công chúng đều theo hiệu lệnh phát ra. Những lúc bị vây hãm tuyệt lương thì đàn chó được lệnh đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn cho nghĩa quân. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào cắn xé làm quân giặc rất hoảng sợ; tên tướng Minh là Mã Kỳ mỗi khi nghe đến đội quân khuyển của ông lại kinh hãi.

Có lần Nguyễn Xí cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như tiếng đoàn kị mã. Đến đêm ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đ.ánh trống reo hò ầm ĩ, lại xua chó chạy quanh trại. Quân Minh nghe tiếng đạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo rất hốt hoảng tưởng bên ta đến cướp trại nhưng không rõ binh lực thế nào nên không dám ra đ.ánh. Chúng đành dùng cung nỏ b.ắn ra như mưa, một chốc Nguyễn Xí lại cho dừng, bọn giặc thấy yên thì ngừng b.ắn, ông lại thả chó ra, trống lại đ.ánh, quân lại reo, giặc lại b.ắn ra. Đến gần sáng, sau khi thu nhặt được hàng vạn mũi tên quân ta rút đi, còn bọn giặc cả đêm hoảng loạn, mất ngủ lại tổn thất rất nhiều tên. Nghĩa quân Lam Sơn và dân chúng hết lời ca ngợi Nguyễn Xí, xem việc lập kế lấy tên của giặc không kém gì mưu của Khổng Minh dùng người rơm "mượn tên" của quân Tào trên sông Xích Bích thời Tam Quốc.

Trong 10 năm kháng chiến gian khổ, Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình tham gia nhiều trận đ.ánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang, t.iêu d.iệt và bắt sống gần 10 vạn quân Minh sang tăng viện năm Đinh Mùi (1427)... Khi sự nghiệp kháng chiến thành công, giặc Minh bị quét sạch khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đã phong cho Nguyễn Xí làm Long Hổ tướng quân, Suy trung Bảo chính công thần, tước huyện hầu, là bậc khai quốc công thần của triều Hậu Lê và được ban quốc tính (họ vua). Ông làm quan trải qua 5 đời vua, công danh tột bậc, được phong làm Nhập nội đô đốc, hàm Thiếu bảo sau đó là Khai phủ nghi Đồng tam ti, Nhập nội kiểm hiệu, Thái phó Cương quốc công, Nhập nội hữu Tướng quốc... Năm Ất Dậu (1465), Nguyễn Xí bị bệnh mất, thọ 68 t.uổi, triều đình truy tặng chức Thái sư.

Đội quân bồ câu đưa tin

Trong chiến tranh, việc truyền tin tức giữ vai trò cực kỳ quan trọng, do đó từ xa xưa, các triều đình đã tổ chức hệ thống thông tin với các dạng thức khác nhau như dùng cờ hiệu, đặt trạm dịch, dùng hỏa đài... và đặc biệt là dùng chim bồ câu để đưa tin. Không rõ việc sử dụng chim bồ câu đưa tin xuất hiện ở nước ta khi nào, nhưng đến giai đoạn kháng chiến chống quân Minh xâm lược, sử sách và giai thoại dân gian có nhắc đến hai nhân vật nổi tiếng là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Chích. Đây là hai danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn và sau này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê.

Trần Nguyên Hãn là con cháu nhà Trần, cháu ruột của Trần Nguyên Đán, dòng dõi Thượng tướng Trần Quang Khải, anh em (con cô, con cậu) với Nguyễn Trãi. Ông quê ở xã Sơn Đông (nay thuộc huyện Lập Thạnh, Vĩnh Phúc), lập nhiều công nên khi xét công lao ông được đứng hàng đầu với chức Tả tướng quốc. Trong thời gian kháng chiến, Trần Nguyên Hãn đã dùng những chú chim bồ câu mà ông nuôi dưỡng, huấn luyện để chuyển thư qua lại với chủ tướng Lê Lợi và các đầu mối quân sự khác. Có lần khi đang đóng quân trấn giữ thành Võ Ninh thì bị quân Minh kéo đến vây chặt, tình thế rất nguy khốn, Trần Nguyên Hãn đã viết thư cầu cứu rồi buộc vào chân chim. Nhờ thư do chim câu mang đến, Bình Định Vương Lê Lợi biết được tình hình liền lập tức cho quân tiếp viện đến Võ Ninh phá vỡ vòng vây giải cứu. Sau này Trần Nguyên Hãn với hình ảnh chú chim bồ câu được suy tôn là Thánh Tổ của lực lượng truyền tin nước ta.

Cùng về qui tụ dưới lá cờ nghĩa Lam Sơn còn có một vị tướng cũng có tài nuôi chim bồ câu, ông tên là Nguyễn Chích. Ông người thôn Vạn Lộc, xã Đông Ninh, phủ Đông Sơn (nay là huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), trước khi tham gia lực lượng của Lê Lợi thì Nguyễn Chích đã dựng cờ khởi nghĩa ở núi Hoàng Sơn (nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) lấy thành Yên Mỗ làm căn cứ. Chính ông đã đề xuất kế hoạch vào Nghệ An, tạo nên cục diện mới cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Bố Nguyễn Chích là người thích nuôi chim thả để dự thi nên truyền nghề này cho con, vì thế từ nhỏ ông đã có biệt tài nuôi chim bồ câu rất giỏi. Bồ câu được dạy một cách khéo léo để xem khả năng của mỗi con, người ta đặt một chậu nước giữa sân, rồi cho chim tung cánh lên trời, những con chim nào dạy khéo sẽ bay rất thẳng, đến nỗi, bay cao lên tít mây xanh mà bóng chim vẫn in trong chậu nước. Nguyễn Chích đã tập cho đàn chim của ông bay khéo như vậy và còn luyện cho chúng mang thư từ và đồ nhẹ đến nơi định sẵn và bay trở về.

Khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích cùng vợ là Nguyễn Thị Bành đã mang cả bầy bồ câu đi theo, nhiều lần, chim câu đã giúp việc truyền tin cho nghĩa quân rất nhanh chóng. Một bận, căn cứ Lam Sơn bị đ.ánh úp trong khi phần đông quân lính được chủ tướng Lê Lợi chia ra, sai các tướng tá dẫn đi các ngả mất rồi, ở doanh trại chỉ có Lê Lợi và Nguyễn Chích cùng mấy trăm quân túc vệ. Giặc Minh ở ngoài vây rất chặt, khó có thể phá được vòng vây hay cử người đi báo tin giải cứu.

Nguyễn Xí liền thả chim câu đi đưa thư gọi được các cánh quân về cứu viện, trong đ.ánh ra, ngoài đ.ánh vào làm cho vòng vây của giặc tan vỡ, Bình Định Vương Lê Lợi rất khen ngợi, ban thưởng cho Nguyễn Xí và lấy thóc tẩm mật cho chim ăn để bồi dưỡng. Cho đến nay người dân ở vùng đất xứ Thanh Nghệ vẫn lưu truyền bài thơ ca ngợi "đội quân" chim bồ câu của tướng Nguyễn Chích như sau: "Bồ câu bồ các/ Nó hát cúc cù/ Cu đi Quan Du/ Cu về Bù Rộc/ Thư này hỏa tốc/ Phải đợi cu về/ Ăn gạo vua Lê/ Đậu vai ông Chích/ Cu là cu thích/ Lại hát cúc cù!".

Ngoài những "đội quân" đặc biệt nói trên, trong lịch sử ghi nhận nhiều nhất đến những đội quân voi trận, ngựa chiến đã được người Việt sử dụng từ lâu đời, tạo thành sức mạnh nhiều phen kiến quân thù kinh hồn táng đởm. Bên cạnh đó, trong những tình huống, hoàn cảnh nhất định đã xuất hiện những "đội quân" động vật được sử dụng một lần như "đội quân" vịt, ngỗng có nhiệm vụ cảnh giới, mỗi khi có người sẽ kêu như một cách báo động; "đội quân" rắn độc, như chuyện nghĩa quân của Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười đã dụ quân Pháp vào nơi có hang rắn độc lớn khiến không ít tên giặc bị t.hiệt m.ạng, còn người dân thì hào hứng kể cho nhau rằng Thiên Hộ Dương có đạo binh "rắn thần" trợ chiến.

Hay như "đội quân" trâu lửa phá trận với những chú trâu sừng buộc gươm đao lao vào hàng ngũ của đối phương xung sát dữ dội, sách Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo cũng viết về cách sử dụng lực lượng này như sau: "Dùng con trâu già bỏ đi, buộc dao sắc vào sừng, hai bên mình cặp tre sát vào chân cho không thể quay được, trên lưng đội một ống pháo sắt lớn chứa một đấu thuốc, thuốc để quanh co ở trong pháo; pháo chứa những thuốc liệt hỏa, thần sa, thần hỏa. Phàm khi quân giặc rất nhiều quân ta rất ít, dùng trâu ấy xông vào người ngựa gặp phải tức thì tan nát. Khi xông vào trận giặc thì lửa phát pháo nổ, thế như sấm động, ầm một tiếng không kịp bịt tai. Dù khó nhọc mấy ở trong mấy trùng vây của giặc cũng phá tan được".

Theo NTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024
Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển
06:43:55 19/09/2024

Tin đang nóng

Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Nam NSND nổi tiếng: 4 đời vợ, U70 tưởng được yên hưởng t.uổi già thì biến cố ập đến
08:39:43 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Hoa hậu Hoàn vũ VN trình diễn giữa mưa và loạt chi tiết gây tranh cãi ở Miss Cosmo quốc tế 2024
08:25:21 20/09/2024
Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay
10:27:23 20/09/2024
Chồng cũ khuyên tôi sang tên nhà cho con trước khi tái hôn, bạn trai tôi liền đáp trả một câu khiến anh ấy xấu hổ bỏ về
10:22:48 20/09/2024
Không chỉ Kỳ Duyên mà Hoàng Thùy, Ngọc Châu, Bùi Quỳnh Hoa... cũng chưa tốt nghiệp Đại học
09:09:06 20/09/2024
Loạt phát ngôn khiến Huỳnh Hiểu Minh hoá "tổng tài bá đạo", sốt nhất vẫn là câu nói với Angelababy
10:25:50 20/09/2024

Tin mới nhất

'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú

14:26:33 20/09/2024
Mưa liên tục những ngày qua kèm theo lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình ngập sâu từ 0,5-2m.

Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng

14:23:52 20/09/2024
Lực lượng chức năng đang đẩy nhanh tiến độ trục vớt và tìm kiếm n.ạn n.hân mất tích sau vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng

12:14:56 20/09/2024
Trên đường đi làm vườn, 3 người trong gia đình tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đi cùng xe máy, bất ngờ bị cây rừng ngã đổ đè trúng làm 2 mẹ con thương vong.

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội

20:34:17 19/09/2024
Chiều 19/9, một xưởng in giấy ở Hà Nội có diện tích hàng trăm mét vuông bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, khiến nhiều người dân hốt hoảng.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố hai đối tượng chống người thi hành công vụ

Pháp luật

14:19:29 20/09/2024
Nhận tin báo, lãnh đạo Công an huyện Trà Ôn đã chỉ đạo 2 Tổ công tác nhanh chóng đến hiện trường vận động, đưa những người trên vào bờ. Nhóm người này không chấp hành.

Lý do Ukraine chưa điều F-16 thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất

Thế giới

14:04:02 20/09/2024
Máy bay F-16 của Ukraine đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu lần đầu tiên vào cuối tháng 8, khi đó chúng được điều động để đẩy lùi cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn của Nga.

'Để tôi tỏa sáng' nhá hàng loạt ảnh 'nóng': Triệu Lộ Tư tình tứ bùng nổ với Trần Vỹ Đình

Phim châu á

13:52:58 20/09/2024
Để tôi tỏa sáng vừa mới nhá hàng loạt ảnh mới với sự kết hợp của hai ngôi sao Triệu Lộ Tư và Trần Vỹ Đình, hứa hẹn phản ứng hóa học bùng nổ.

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đứng top 1 phòng vé, còn lập kỷ lục chưa từng có mới đáng nể

Hậu trường phim

13:45:40 20/09/2024
Tính tới trưa ngày 20/9, doanh thu phim đã vượt mốc 7 tỷ, giúp Cám bỏ xa hàng loạt đối thủ nặng ký ngoài phòng vé để giành vị trí top 1 lượng vé bán ra ngay ngày đầu công chiếu.

Căng: 1 Anh Tài có người yêu nhưng nghi "xào couple" với đồng nghiệp, hội fan thông báo tan rã

Sao việt

13:41:36 20/09/2024
Bùi Công Nam và Duy Khánh được fan đẩy thuyền bởi những tương tác ngọt ngào trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

MC quốc dân Yoo Jae Suk bị điều tra

Sao châu á

13:36:29 20/09/2024
Ngày 20/9, tờ Wikitree đưa tin MC hàng đầu showbiz Hàn Quốc Yoo Jae Suk đã trải qua 1 cuộc điều tra thuế chuyên sâu.

10 cách mặc trang phục denim vừa trẻ trung vừa thanh lịch tới công sở

Thời trang

13:15:24 20/09/2024
Combo áo blouse sáng màu và quần jeans xanh trở nên thanh lịch hơn khi được khoác ngoài chiếc áo blazer. Tổng thể trang phục trên còn có sự trẻ trung, tươi sáng nhờ tông màu trắng và xanh denim làm chủ đạo.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 24: Yên vô tình tạo cơ hội cho t.iểu t.am

Phim việt

12:55:02 20/09/2024
Yên hiếm hoi đồng ý cho chồng đi nhậu nhưng còn giao Hào gửi giúp cho chị chủ shop online ít quà cảm ơn vì đã cho chồng một công việc tốt.

Những kiểu làm đẹp đắt đỏ nhất trên thế giới

Làm đẹp

12:42:54 20/09/2024
Bee Venom Facial không chỉ là một phương pháp làm đẹp mà còn được coi là liệu pháp cải lão hoàn đồng , giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và tái tạo làn da.

Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn

Netizen

12:09:12 20/09/2024
Ngân Sát Thủ tên thật là Huỳnh Kim Ngân. Cô nàng vốn có xuất thân từ idol mạng chuyên hát và nhảy trên nền tảng live stream TalkTV từ năm 2015

5 món ăn ngon "chứa progesterone tự nhiên", phụ nữ sau 30 t.uổi nên ăn nhiều hơn để có làn da mềm mại và trông trẻ hơn

Ẩm thực

11:54:28 20/09/2024
5 món ăn này không chỉ đáp ứng nhu cầu protein và vitamin của cơ thể phụ nữ mà còn thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố thông qua các thành phần tự nhiên.