Bí mật về kích thước và trọng lượng khổng lồ của khủng long
Một số loài khủng long to đến nỗi mặt đất sẽ rung chuyển khi chúng di chuyển. Nhưng làm thế nào mà chúng lại có trọng lượng lớn như vậy mà vẫn di chuyển linh hoạt?
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra phần nào của bí mật.
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng khủng long thực tế có cấu trúc xương khác với động vật có vú và chim, giúp chúng có khả năng chống đỡ trọng lượng khổng lồ như vậy.
Video đang HOT
Một nhóm các nhà cổ sinh vật học, kỹ sư cơ khí và y sinh đã kiểm tra xương chân trên, xương dưới của loài khủng long mỏ vịt, những loài ăn thực vật cổ dài thân to, có hóa thạch được tìm thấy ở mọi lục địa.
Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích ảnh chụp CT của xương khủng long sau đó so sánh chúng với xương hóa thạch của các loài động vật có vú đã tuyệt chủng như hổ Siberia và voi ma mút hay những động vật còn sống ngày nay như cừu và voi.
“Không giống như động vật có vú và chim, xương xốp không tăng độ dày khi kích thước cơ thể của khủng long tăng lên. Thay vào đó, nó làm tăng mật độ xuất hiện của xương xốp. Nếu không có sự thích nghi liên quan đến trọng lượng này, cấu trúc bộ xương cần thiết để hỗ trợ loài khủng long sẽ rất nặng, dẫn đến khủng long sẽ rất khó di chuyển”, Anthony Fiorillo, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Southern Methodist cho biết.
Nghiên cứu còn cho thấy việc tăng cường kết nối của xương xốp là một cơ chế làm cứng xương hiệu quả hơn đối với động vật có kích thước phi thường này.
Các tác giả cho rằng những phát hiện mới có thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc thiết kế các cấu trúc cứng và nhẹ có thể được sử dụng trong công nghệ hàng không vũ trụ, xây dựng hoặc xe cộ trong tương lai.
Trevor Aguirre, tác giả chính của báo cáo, tiến sĩ kỹ thuật cơ khí tại Đại học Bang Colorado, cho biết: “Hiểu về cấu trúc xương xốp của khủng long còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thiết kế của các cấu trúc nhẹ và dày đặc khác”.
Hóa thạch bọ săn mồi 151 triệu năm tuổi
Hóa thạch gồm đầu, bụng, cánh, thuộc về loài côn trùng dài khoảng 5 cm sống cùng thời với khủng long.
Hóa thạch Morrisonnepa jurassica đặt cạnh bọ nước khổng lồ. Ảnh: USA Today.
Nhóm nhà cổ sinh vật từ Utah và Argentina phát hiện hóa thạch côn trùng 151 triệu năm tuổi ở hệ tầng Morrison, đông nam bang Utah, USA Today hôm 22/5 đưa tin. Các nhà khoa học từng tìm thấy hóa thạch của nhiều sinh vật khác tại đây như khủng long Apatosaurus, Allosaurus và Stegosaurus.
Hóa thạch côn trùng được đặt tên là Morrisonnepa jurassica, lưu giữ hầu hết phần bụng, hai bộ phận của cánh trước và có thể cả phần đầu. Đây là hóa thạch côn trùng thứ hai từng phát hiện tại hệ tầng Morrison, theo Sở Tài nguyên thiên nhiên bang Utah (Utah DNR).
"Chúng tôi đã luôn mong muốn tìm thấy hóa thạch côn trùng thực sự tại Morrison. Tuy nhiên, điều đó không thành hiện thực cho đến khi hóa thạch đầu tiên được phát hiện vào năm 2011", John Foster, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Công viên Lịch sử Tự nhiên bang Utah, chia sẻ.
Morrisonnepa jurassica dài khoảng 5 cm, là bọ săn mồi kích thước lớn. Nó là thành viên của nhóm côn trùng Nepomorpha (bọ nước thực sự), thuộc bộ Cánh nửa, và có liên hệ với họ Belostomatidae (bọ nước khổng lồ) hiện đại. Những họ hàng hiện đại của Morrisonnepa jurassica ăn thịt động vật không xương sống như sên hay động vật giáp xác. Tuy nhiên, chúng cũng săn một số động vật có xương sống như cá, các loài lưỡng cư và rắn.
Các nhà khoa học lần đầu phát hiện Morrisonnepa jurassica vào năm 2017, theo Utah DNR. Hóa thạch này hiện nằm trong bộ sưu tầm cổ sinh vật của Bảo tàng Công viên Lịch sử Tự nhiên bang Utah.
Nghiên cứu mới cho thấy khủng long bạo chúa Tyrannosaurus dựa vào giác quan thứ sáu để "yêu"? Một bài báo trong báo cáo khoa học mô tả một hóa thạch Tyrannosaurus mới từ Montana, Hoa Kỳ đã chứng minh rằng Tyrannosaurus có "giác quan thứ sáu"! Năm 2001, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một hóa thạch khủng long ở hạt Glacier, Montana, Hoa Kỳ. Sau khi khai quật, hóa thạch này được chuyển đến Bảo...