Bí mật về bộ tộc sống thọ, trên 90 tuổi vẫn sinh con
Bộ tộc Hunzas sống trong một thung lũng dọc theo dãy núi Himalaya ở điểm cực bắc của Ấn Độ, tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000 m so với mặt nước biển. Ở nơi đây, khoảng cách tuổi tác của cha con có thể lên đến 90 tuổi; phụ nữ 80 trông trẻ như 40 và suốt 900 năm qua chưa từng có ai mắc ung thư.
Bộ tộc Hunzas có khoảng 30.000 người, sống dọc theo dãy núi Himalaya ở mũi phía bắc của Ấn Độ. Họ sống trong một thung lũng tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000m so với mặt nước biển. Ở đó, khoảng cách cha con có thể lên tới 90 tuổi. 100 tuổi vẫn được coi ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ 80 tuổi trông trẻ như mới ngoài 40. Những cụ ông, cụ bà 130 tuổi vẫn lao động hăng say và nhiều người sống tới 145 tuổi, tuổi thọ trung bình ở đây là 120 tuổi.
Người dân nơi đây ăn uống thanh đạm, do tác động lớn của điều kiện khí hậu và địa lý. Mọi người chỉ ăn 2 bữa/ngày. Triết lý ăn uống của người Hunzas là “hãy coi thức ăn là thuốc tốt nhất”. Chế độ ăn của bộ tộc này tương tự như chế độ ăn kiêng của Hippocrates, cha đẻ của y học hiện đại, người đã sống hơn 2.000 năm trước ở Hy Lạp cổ đại. Bộ tộc Hunzas ăn bữa đầu vào lúc 12h trưa.
Người Hunzas chỉ ăn thịt trong những dịp đặc biệt quan trọng như đám cưới hay lễ hội, và mỗi người chỉ dùng 1 miếng nhỏ.
Video đang HOT
Hàng ngày, người Hunzas uống nước tan chảy từ các dòng sông băng, thứ nước có nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Người Hunzas thường đi ngủ từ chập tối và bắt đầu dậy làm việc từ lúc 5h sáng với tốc độ ổn định, tránh bị kiệt sức. Một phần ngủ sớm vì họ không có điện, dầu, phần vì muốn hấp thụ ánh sáng mặt trời, hoà nhập với thiên nhiên.
Mỗi năm một lần, người Hunzas chỉ sống bằng việc uống nước ép quả mơ khô trong suốt 2-4 tháng. Đó là truyền thống được tổ tiên truyền lại và vẫn được giữ vững cho đến bây giờ. Quả mơ chứa một hàm lượng lớn Amygdalin (vitamin B-17), chất có đặc tính chống ung thư 1 cách hiệu quả. Các nhà khoa học đã đồng tình cho rằng, đây chính là bí quyết sống thọ và nói không với bệnh tật của họ.
Đỗ Hợp
Theo Tiền phong
Hoa hướng dương nhân tạo có thể tự uốn cong hướng về phía ánh sáng
Một nhóm các kỹ sư từ Mỹ vừa thiết kế thành công các tấm pin Mặt trời bắt chước khả năng hướng theo ánh sáng Mặt trời của hoa hướng dương, thông qua việc sử dụng công nghệ nano thông minh.
Bằng cách chế tạo các vật liệu đặc biệt thành các cấu trúc mỏng, các nhà khoa học đã tạo những "cọng nhỏ" có thể uốn cong về phía nguồn sáng, cung cấp một nền tảng cơ bản có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của một loạt các công nghệ năng lượng Mặt trời trong tương lai.
Cây nhân tạo có khả năng hướng theo nguồn ánh sáng của các nhà khoa học Mỹ.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Los Angeles và Đại học bang Arizona đề cập đến hệ thống của họ như một máy theo dõi đa hướng sinh học giống như hoa hướng dương.
Về mặt sinh học, bất kỳ chuyển động chung nào để đáp ứng với những thay đổi cụ thể trong môi trường đều được mô tả như một hành vi mạnh mẽ.
Các nhà hóa học đã gặp không ít khó khăn trong việc chế tạo các vật liệu và cấu trúc dẻo dai có cơ chế đặc biệt để đáp ứng với những thay đổi về cường độ ánh sáng hoặc nhiệt độ dao động.
Nhưng thiên nhiên có một hành vi phức tạp hơn ở góc độ điều hướng sự di chuyển của các sinh vật theo hướng tốt và tránh xa các mối đe dọa. Hoa hướng dương là minh chứng cho điều đó.
Các hành động "đuổi" theo Mặt trời, sẽ rất hữu ích cho những thứ như quang điện, có hiệu quả nhất khi được tắm trong một ánh sáng dày đặc của bức xạ chiếu thẳng vào bề mặt của chúng, thay vì từ góc độ nông hơn.
Về mặt thực tế, so với các tia từ nguồn chiếu sáng trên cao, ánh sáng chiếu vào một góc khoảng 75 độ mang ít hơn 75% năng lượng.
Để giải quyết vấn đề mất mật độ năng lượng xiên này, nhóm nghiên cứu đã tìm đến các loại gel và polymer có khả năng phản ứng với ánh sáng hoặc nhiệt.
Một số vật liệu khác nhau đã được chọn làm ứng cử viên đáng để nghiên cứu kỹ hơn, bao gồm hydrogel chứa hạt nano vàng, các polymer nhạy sáng và một loại chất đàn hồi tinh thể lỏng được nhúng bằng thuốc nhuộm hấp thụ ánh sáng.
Khi được nhắm mục tiêu bằng tia laser, các thân cây nhân tạo nhỏ bé đã phản ứng nhanh chóng với sự ấm áp của ánh sáng, co lại ở một bên và mở rộng ở phía bên kia để làm cho sợi chỉ bị xoắn và nghiêng về phía tia laser.
Các nhà nghiên cứu đã lắp ráp một loạt các cây nhân tạo nhỏ bé và nhấn chìm chúng trong nước. Nhóm nghiên cứu sau đó xác định lượng ánh sáng được chuyển thành nhiệt bằng cách đo hơi nước mà thiết lập của họ tạo ra.
Những thay đổi về lượng hơi cho thấy các cây nhân tạo này thu năng lượng ở các góc dốc gấp 4 lần so với bề mặt tĩnh, phẳng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thiết bị của họ có khả năng là giải pháp cho bất kỳ hệ thống nào bị mất hiệu quả do nguồn năng lượng chuyển động.
Công việc này được cho có thể hữu ích cho hàng loạt các thiết bị như máy thu tín hiệu thích ứng, cửa sổ thông minh, robot tự chế, cánh buồm mặt trời cho tàu vũ trụ cũng như phát hiện và theo dõi phát xạ mạnh mẽ bằng kính viễn vọng v.v...
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Science Alert
Đại dương cần thiết với sự sống trên Trái Đất thế nào? Biển tạo ra 1/2 lượng oxy con người hít thở, giúp lưu chuyển nhiệt quanh Trái Đất và hấp thụ một lượng lớn CO2. Theo tienphong.vn