Bí mật trong ngôi chùa gần 400 tuổi ở Hà Nội
Nằm cách Hà Nội 45km, chùa Mía nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và hệ thống tượng gỗ lớn chạm khắc tinh xảo.
Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự) cách thủ đô Hà Nội khoảng 45km, thuộc địa phận thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, TX Sơn Tây (Hà Nội). Đây là ngôi chùa cổ, hàng năm tiếp đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chiêm bái. Gác chuông của chùa là ngôi nhà 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Trên gác treo một quả chuông đúc năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) và một khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1864).
Gần gác chuông là tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa, cao 13 m thờ vọng Xá Lợi đức Phật.
Sau cánh cổng gỗ nhuốm màu thời gian, du khách thực sự bước chân vào không gian tĩnh lặng, mát mẻ của chùa. Hai bên lối đi rợp bóng cây xanh, ríu rít tiếng chim ca.
Khoảng sân rộng rãi và khu nhà tiếp khách.
Tấm bia đá cổ cao hơn 1,6m, rộng 1,2 m, dựng trên lưng con rùa đá được khắc vào năm 1634, ghi lại thời gian trùng tu chùa. Đến nay, lớp chữ trên bia đá bị thời gian bào mòn, xuất hiện một số vết nứt ngang dọc.
Ni sư Thích Đàm Thanh (quản lý chùa Mía) cho biết, trụ trì chùa là ni sư trưởng Thích Đàm Cẩn, hiện đã cao tuổi. Theo tài liệu lưu tại chùa Mía, ngôi chùa này trước đây là một miếu cổ, có từ lâu đời. Năm 1632, cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong là phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623 – 1657) đã đứng lên xây dựng lại thành ngôi chùa rộng lớn, khang trang. Đồng thời bà khuyến mộ thiện nam, tín nữ các làng Đông Sàng, Cam Thịnh, Mông Phụ… thuộc tổng Cam Giá (tức tổng Mía) hưởng ứng. Tính đến nay, chùa có tuổi đời gần 400 năm.
Mái ngói thâm nâu của gian thờ phía sau.
Chùa Mía khá nổi tiếng với các pho tượng nghệ thuật, gồm 287 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất luyện được sơn son thếp vàng.
Video đang HOT
Ở gian chùa Trung và chùa Hạ có nhiều khối điêu khắc tinh xảo bằng gỗ được làm từ thế kỷ 17. Trải qua thời gian hàng trăm năm, những khối điêu khắc vẫn còn vẹn nguyên nét đẹp.
Du khách nước ngoài đặc biệt thích thú với kiến trúc trong chùa.
Dòng chữ cổ khắc trên cột chùa.
Ni sư Đàm Thanh chia sẻ, để xây dựng ngôi chùa này, đội thợ ngày xưa đã sử dụng số lượng gỗ mít lớn. Tất cả đều được làm thủ công bằng tay. Chính gỗ mít đã làm chùa trở nên độc đáo, vì không sử dụng gỗ lim như một số ngôi chùa cùng thời.
Năm 1993, chùa Mía được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hóa.
Xà ngang chống đỡ vẫn còn rõ những vết sần sùi, thô ráp của gỗ mít. Một số nhà nghiên cứu lý giải, có thể đội thợ xây dựng chùa không muốn đánh nhám cho cột bóng bẩy hơn vì muốn lưu giữ vẻ đẹp nguyên sơ của gỗ.
Bên cạnh sự độc đáo về kiến trúc, một số người dân trong thôn kể, chùa còn có nhiều giai thoại linh thiêng, trong đó phải kể đến trận lụt lịch sử cách đây 60 năm. Mặc dù bão tố, giông giật ầm ầm, nước lũ dâng khắp nơi nhưng xung quanh chùa vẫn khô ráo và chùa không hề bị hư hại. Hay một số câu chuyện huyền bí, mang màu sắc mê tín rằng, có phật tử ngủ trong chùa, buổi tối thấy các tượng phật cử động, đi lại… Tuy nhiên, ni sư Đàm Thanh khẳng định, đó chỉ là những đồn đại vô căn cứ, không có kiểm chứng.
Ở chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp lớn và 8 pho tượng Kim Cương. Mỗi pho tượng là hình tượng một võ tướng đang trong tư thế chuẩn bị chiến đấu.
Không gian chùa Mía với hệ thống cột đỡ bằng gỗ mít nguyên khối.
Ông Nguyễn Văn Khải – trưởng thôn Đông Sàng cho biết: ‘Chùa Mía là ngôi cổ tự gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bao thế hệ người dân sinh ra và lớn lên ở xã Đường Lâm. Bởi vậy, chính quyền cũng như nhân dân luôn có ý thức bảo tồn và giữ gìn chùa. Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thập phương về thăm’.
Theo VietnamNet
Một ngày ở Chiang Mai, lạc vào xứ sở của những chùa tháp tuyệt đẹp
Chiang Mai (Thái Lan) có lễ hội thả đèn trời đẹp nhất xứ chùa Vàng. Đây cũng là nơi của đồ thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp và xứ sở của rừng nhiệt đới. Thế nhưng bạn có biết, có người đến Chiang Mai chỉ để ngắm chùa?
Một góc của ngôi chùa Wat Moloki
Chiang Mai là thủ phủ của miền Bắc Thái Lan. Nơi đây bắt đầu trở thành kinh đô của vương quốc Lana Thai - vương quốc của những ông vua sùng đạo Phật từ năm 1296. Chính vì vậy, Chiang Mai có rất nhiều chùa chiền. Mỗi ngôi chùa lại mang một phong cách hoàn toàn khác nhau, đem đến cho du khách hết sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Để ghé thăm các ngôi chùa ở Chiang Mai, bạn phải chia làm 2 khu vực: khu vực một là Wat Doi Suthep - nằm ở ngọn đồi trên cao, cách Old City tầm 16km. Khu vực hai là các ngôi chùa trong và quanh khu vực Old City.
Old City là khu vực thành cổ, được xây dựng theo mô hình thành quách truyền thống của kinh đô phong kiến xưa kia. Old City được bố trí hình vuông với chu vi 8km. Cổng thành là Tha Phae Gate - ngày nay được xem là điểm tập trung của nhiều đoàn, tour du lịch, cũng là điểm hẹn để tìm nhau nơi đất khách.
Chùa Wat Doi Suthep
Đến Chiang Mai, ngôi chùa đầu tiên mà bạn phải ghé là Wat Phrathat Doi Suthep. Người ta bảo, nếu chưa đến Doi Suthep thì cũng giống như chưa đến Chiang Mai. Đây là ngôi chùa linh thiêng nhất, cũng là điểm hành hương của rất nhiều tín đồ Phật giáo Thái Lan.
Wat Doi Suthep nổi tiếng vì câu chuyện về thánh tích của Đức Phật
Wat Doi Suthep được xây dựng vào cuối thế kỉ 14 bởi vua Nu Naone của vương quốc Lana
Wat Doi Suthep được xây dựng vào cuối thế kỉ 14 bởi vua Nu Naone của vương quốc Lanna. Để lên chùa, bạn phải leo qua mấy trăm bậc thang. Ngôi chùa là một tổng thể được bọc bằng vàng. Bảo tháp lớn nhất nằm ở giữa - là nơi cất giữ mảnh xương vai của Phật tổ. Xung quanh tháp là những tượng Phật nhỏ bằng ngọc màu xanh tuyệt đẹp. Hai bên là 2 chiếc lọng vàng như đang che nắng cho đức Phật.
Wat Doi Suthep nổi tiếng vì câu chuyện về thánh tích của Đức Phật. Đây là miếng xương của Phật tổ có phép lạ do nhà sư Sumathera tìm thấy và dâng lên vua Lana. Khi sư dâng thánh tích cho vua thì thánh tích phát sáng và phân ra làm 2 miếng giống hệt nhau. Vậy là vua cho cất giữ 1 miếng thánh tích gốc ở Wat Suan Dok và miếng còn lại, ngài cho xây dựng 1 bảo tháp riêng, chính là Wat Doi Suthep hôm nay.
Để lên Wat Doi Suthep, bạn có thể thuê songthaew, đi xe đạp, taxi, xe máy... Đặc biệt nếu có thời gian thì nên thuê xe đạp hoặc xe máy để tận hưởng cung đường đèo tuyệt đẹp.
Chùa Wat Suan Dok
Bên cạnh Wat Doi Suthep, các ngôi chùa nổi tiếng khác cũng thường được tìm đến là: Wat Chedi Luang; Wat Phra Sing; Wat Umong; Wat Suan Dok; Wat Bupparam... Hành trình khám phá 1 loạt các ngôi chùa của tôi diễn ra đúng theo thứ tự đó. Đầu tiên, tôi chọn đi ngôi chùa xa nhất (Wat Doi Suthep) tọa lạc trên 1 ngọn đồi, rồi sau đó quay về thành cổ Old City và dừng chân tham quan các ngôi chùa trên đường về.
Wat Suan Dok gây ấn tượng vì có một khu vực toàn các chedi màu trắng
Wat Suan Dok gây ấn tượng với tôi vì có một khu vực toàn các chedi màu trắng, tạo một khung cảnh vô cùng đẹp mắt. Giữa ánh mặt trời rực rỡ, toàn bộ khung cảnh nổi lên đẹp như tranh vẽ. Đây là điểm giúp bạn có tầm nhìn lý tưởng để ngắm cảnh ánh sáng mặt trời dần khuất. Trong khuôn viên chùa còn trồng rất nhiều hoa cúc, hoa mười giờ... như một thảm hoa tuyệt đẹp.
Chùa Wat Umong
Wat Umong là ngôi đền làm tôi sửng sốt và có nhiều cảm xúc thú vị nhất. Tọa lạc trong 1 khuôn viên rộng rãi với nhiều cây cối xanh tươi của miền nhiệt đới, ngôi đền này lẩn khuất trong một khu rừng. Đến đây, bạn phải mất khá nhiều thời gian mới có thể khám phá hết. Trong khuôn viên chùa có cả ao cá, các bảo tháp đổ nát, đường hầm cổ xưa... Không những vậy, quanh đó có rất nhiều những bảo tháp lớn hình trụ đầy kỳ lạ.
Lối vào đường hầm Wat Umong
Wat Umong có tuổi đời khoảng 700 năm. Điểm nhấn của nơi đây chính là những đường hầm bí hiểm. Trong ánh sáng le lói hiếm hoi của những đường hầm ngang dọc như 1 mê cung, tôi cuối cùng cũng nhìn thấy các bức tượng và ban thờ, nơi con người có thể thành tâm bộc lộ lòng thành với đức Phật.
Chùa Wat Bupparam
Wat Bupparam là ngôi chùa xuất hiện trong bộ phim Lost in Thailand nổi tiếng có diễn viên Thành Long đóng chính. Tôi không đến Wat Bupparam theo kế hoạch mà lạc đến đây bởi một sự tình cờ.
Gặp anh chàng họa sĩ người Bali ở Wat Buparam
Wat Bupparam là một ngôi chùa tuyệt đẹp được xây dựng có ảnh hưởng kiến trúc Miến Điện. Chùa nằm trên đường Thapae và cách cổng Thapae 500m. Chùa được xây dựng năm 1497 nhưng bảo tháp của nó đã được xây lại theo phong cách Miến Điện vào năm 1958 với bốn con sư tử lớn xung quanh để bảo vệ.
Chùa có sự pha trộn của kiến trúc Miến Điện, Thái Lan và Lanna với gương khảm bằng gỗ tếch ấn tượng. Các chi tiết của chùa từ cửa sổ, mái ngói, cổng... đều được khảm một cách tỉ mỉ, vô cùng đẹp mắt.
Chùa Wat Lok Moli
Wat Lok Moli không nằm trong Old City nhưng đối diện bức tường thành cổ (gần Cổng Chang Puak ở rìa phía bắc của Old City). Ngoài cổng chùa gây ấn tượng cho tôi bởi bức tượng thần khỉ.
Ngôi chùa này cũng nổi tiếng với mái bằng gỗ ba tầng và vị trí đắc địa. Các bảo tháp bị phong hóa phía sau chùa được biết đã được xây dựng từ hồi thế kỷ 14.
Ngày đến đây, tôi bắt gặp một số người đến viếng chùa và làm thủ tục chiêm bái rồi kéo nước bằng một dây cáp treo chạy bằng ròng rọc để tưới lên bức tượng Phật. Cả tòa bảo tháp phía sau khiến tôi liên tưởng đến các kim tự tháp của Ai Cập.
Theo thanh niên
10 làng quê Việt Nam đẹp như miền cổ tích Nhớ lại tuổi thơ, chắc chắn ai cũng sẽ nhớ vềkhoảng thời gian say sưa chìm đắm trong những câu chuyện cổ. Khi đã lớn lên và có thể tự mình đi khắp muôn nơi, nhiều người nhận ra nơi mình từng đặt chân tới lại gần giống với hình ảnh trong các câu chuyện năm xưa từng đọc. Đó là những ngôi...