Bí mật trong một “gia đình khủng bố” tại Mỹ
Zak Ebrahim 10 tuổi khi cha tham gia lên kế hoạch đánh bom trung tâm Thương mại Thế giới tại New York Mỹ năm 1993. Từ nhỏ, Zak được nuôi dạy dựa trên những giáo điều và sự thù hận. Câu chuyện của Zak vén bức màn bí ẩn, cho ta thấy cuộc sống bên trong của một gia đình có nhiều người dính dáng đến khủng bố.
Zak Ebrahim: “Tôi là con một kẻ khủng bố và tôi chọn cuộc sống hòa bình”.
“Tôi được dạy để phán xét người khác”
Vào ngày 5/11/1990, người đàn ông tên El-Sayyid Nosair bước vào một khách sạn ở Manhattan và sát hại Rabbi Meir Kahane, thủ lĩnh Liên minh Phòng thủ người Hồi giáo. Ban đầu, Nosair được cho là vô tội, nhưng hắn và đồng bọn bắt đầu lên kế hoạch tấn công một loạt các công trình quan trọng ở New York, bao gồm đường hầm, toà nhà giáo hội Hồi giáo và trụ sở chính Liên Hợp Quốc.
May thay, kế hoạch đó bị phanh phui nhờ FBI. Chỉ tiếc rằng, kế hoạch đánh bom năm 1993 vào trung tâm Thương mại Thế giới lại không bị phát hiện. Nosair cuối cùng cũng bị kết án vì tham gia vào vụ tấn công này. Và, El-Sayyid Nosair chính là cha của Zak.
Zak sinh ra ở Pittsburgh, bang Pennsylvania năm 1983, có cha là người Ai Cập và mẹ là giáo viên tiểu học người Mỹ. Zak trải qua tuổi thơ tốt đẹp cho đến năm lên 7 tuổi. “Mọi thứ thay đổi khi tôi lên 7, mối quan hệ trong gia đình bắt đầu thay đổi”, Zak chia sẻ.
Zak nói tiếp: “Vài tháng trước khi bị bắt, cha nói cho tôi biết vì sao ông và vài người bạn đã đến một bãi tập bắn ở Long Island để luyện tập. Ông bảo tôi sẽ được đi cùng ông vào sáng hôm sau. Chúng tôi đến bãi tập bắn Calverton, không ai trong chúng tôi biết rằng mình đang bị FBI theo dõi.
Đến lượt tôi, cha giúp tôi giữ khẩu súng trường trên vai và giải thích cách ngắm bắn mục tiêu cách khoảng 30m. Hôm đó, viên đạn cuối cùng mà tôi bắn đã trúng chiếc đèn màu cam nằm trên đỉnh mục tiêu và trong sự kinh ngạc của mọi người. Chú tôi quay sang những người khác, nói bằng tiếng Ả Rập: “Ibn Abuh” (“Cha nào con nấy”). Bọn họ cười vang trước lời nhận xét đó, nhưng phải đến vài năm sau tôi mới hiểu hết ý nghĩa của tiếng cười đó. Họ nghĩ, họ thấy ở tôi sự phá hủy tương tự như ở cha tôi”.
Những người đó cuối cùng cũng bị kết án vì đã đặt một xe tải chở gần 700kg thuốc nổ ở tầng trệt bãi đỗ xe tòa tháp Bắc của trung tâm Thương mại Thế giới, gây nên vụ nổ giết chết 6 người và làm hơn 1.000 người khác bị thương.
Video đang HOT
Chính vì sự bất ổn suốt thời thơ ấu đó khiến Zak đã không có nhiều cơ hội để kết bạn. Khi bắt đầu kết thân được với ai đó, cũng là lúc Zak gói ghém đồ đạc và chuyển đến nơi khác. Vì luôn là học sinh mới trong lớp, Zak thường xuyên bị bắt nạt.
Zak cho biết: “Tôi cũng thường giấu kín danh tính để tránh bị chú ý. Thế nên hầu hết thời gian, tôi ở nhà, đọc sách, xem TV hoặc chơi điện tử. Vì những lý do đó, tôi thiếu đi những kỹ năng xã hội, nói một cách khác, lớn lên trong một gia đình có đức tin mù quáng, thế giới thực dường như không dành cho tôi. Tôi được dạy để phán xét người khác dựa trên những tiêu chí độc đoán, như chủng tộc hoặc tôn giáo”.
Thức tỉnh lương tri
Nhưng đã có những cuộc gặp gỡ khiến Zak thức tỉnh. Đó là Hội nghị Thanh niên Mỹ ở Philadelphia năm 2000. Ở hội nghị này, Zak vô tình kết thân với những người bạn Do Thái (những “kẻ thù địch”, theo truyền thống đạo Hồi).
Zak chụp cùng cha năm 1991.
Lần đầu tiên trong đời, Zak vượt qua rào cản mà một người theo đạo Hồi không được phép vượt qua, đó là điều cấm. Zak nhận ra rằng chẳng có sự thù địch tự nhiên nào giữa hai bọn họ. Rồi công việc làm thêm cũng khiến anh có suy nghĩ khác về người đồng tính.
Gần như suốt cuộc đời, Zak được dạy rằng đồng tính là tội lỗi và tất cả người đồng tính đều xấu. Và dần dần Zak nhận ra rằng chủng tộc, tôn giáo hay giới tính của một người hoàn toàn không liên quan gì đến nhân cách của họ.
Zak thích xem chương trình “The Daily show” của diễn viên hài Jon Stewart. “Ông ấy (diễn viên hài Jon Stewart) như một người cha khi tôi cần cha nhất. Cảm hứng thường đến từ những nơi không ngờ tới nhất và sự thật là một diễn viên hài người Do Thái ảnh hưởng tốt đến thế giới quan của tôi nhiều hơn là người cha cực đoan”, Zak chia sẻ.
Zak nói với mẹ về sự thay đổi trong cách nhìn nhận thế giới. “Và, bà nói với tôi một điều mà tôi sẽ luôn nhớ mãi trong tim. Bà nhìn tôi với đôi mắt mệt mỏi của một người từng trải qua quá nhiều giáo lý và nói: “Mẹ quá mệt mỏi vì phải ghét người khác rồi”.
Trong khoảnh khắc ấy, tôi nhận ra rằng để duy trì lòng thù hận, cần nhiều năng lượng như thế nào. Zak Ebrahim không phải là tên thật của tôi. Tôi đã đổi tên khi gia đình quyết định chấm dứt mọi quan hệ với cha và bắt đầu một cuộc sống mới. Vậy, tại sao tôi lại nói ra câu chuyện của mình và lao đầu vào nguy hiểm?
Rất đơn giản, tôi làm điều này với hy vọng rằng một ngày nào đó, ai đó phải sống chung với bạo lực nghe được câu chuyện này và nhận ra rằng, có một cách khác tốt hơn, dù bị buộc phải tiếp xúc với tư tưởng bạo lực và cố chấp này, tôi đã không trở thành một kẻ cuồng tín.
Thay vào đó, tôi chọn sử dụng kinh nghiệm của mình để đấu tranh với khủng bố và với sự cuồng tin. Tôi làm điều này vì những nạn nhân của khủng bố và người thân của họ, vì những nỗi đau và mất mát mà khủng bố đã gây ra.
Vì những nạn nhân này, tôi sẽ lên tiếng chống lại những hành động vô nghĩa và lên án hành động của cha tôi. Với sự thật đó, tôi đứng đây để minh chứng rằng bạo lực không phải là vốn có trong tôn giáo hay chủng tộc và con trai không cần phải đi theo con đường của cha anh ta. Tôi không phải là cha tôi”, Zak nói.
Thanh Xuân (theo TED, Vice)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Sự lựa chọn của Nga: Crimea hoặc trừng phạt?
Về nguyên tắc, không ai đem chủ quyền ra để mặc cả thì hậu quả của trừng phạt chẳng liên quan để so sánh, lựa chọn.
Ngày 13/9/2015, Trợ lý cho Bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry là bà Victoria Nuland đã đưa ra tuyên bố rằng: "Các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga chỉ được dỡ bỏ hoàn toàn sau khi Crimea sẽ lại trở về với Ukraine và hòa bình được lập lại ở miền đông nước này".
Nhân dân Crimea mừng 1 năm sau khi trở về "Đất mẹ" Nga.
Đây không phải là lần đầu tiên mà trước đó ngày 27/5, Đại diện chính thức của Bộ ngoại giao Mỹ ông Jeff Rathke đã tuyên bố như vậy, Nga trả Crimea thì yên...
Bán đảo Crimea có vị trí quan trọng thế nào mà Mỹ và NATO cay cú khi bị rơi vào tay Nga, còn Nga có được Crimea thì đem lại lợi ích gì mà phải bị đòn cấm vận, trừng phạt khiến nền kinh tế lao đao...?
Hiểu một cách cơ bản là thế này: Sau khi Mỹ-NATO dùng Gruzia để nắn gân Nga trong cuộc chiến tranh 5 ngày năm 2008, Mỹ-NATO nhận thấy, "gấu Nga" ra tay rất quyết đoán khi NATO mở về phía Đông sát biên giới Nga. Bởi vậy, việc kết nạp Gruzia và Ukraine vào NATO là không đơn giản, không thể coi thường lợi ích anh ninh Nga, cho nên, muốn thế phải từng bước trói chân tay "gấu Nga", nhấn từng bước buộc Nga phải lùi dần. Đó là loại Ukraine ra khỏi liên hệ, ảnh hưởng của Nga. Và cuộc đảo chính mở đầu cho một cuộc khủng hoảng địa chính trị trên châu Âu xảy ra.
Cuộc đảo chính thằng lợi, lực lượng phát xít, cực đoan, thân phương Tây lên nắm chính quyền, nhưng đó không phải là mục tiêu tối thượng của Mỹ-NATO khi căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga đang tồn tại ở bán đảo Crimea. Do nóng vội, những kẻ đảo chính lập tức mở chiến dịch bài Nga một cách thô bạo, trắng trợn, làm tiền đề cho việc buộc Nga phải rời khỏi Crimea càng sớm càng tốt, để thay vào đó là quân NATO, đồng nghĩa với việc xóa sổ Hạm đội Biển Đen của Nga.
Có thể nói, "trận đấu" giữa Nga và Mỹ-NATO mở màn thì Nga đã ghi được bàn thắng đẹp không tưởng: Crimea về tay Nga không tốn một viên đạn. Tiếp theo, Ukraine càng giẫy càng đau khi vùng Donbass ra đời bởi hiệp định Minsk-2. Vùng Donbass càng đánh càng mạnh mà quân của chính phủ không dám thử sức vì không muốn tan rã phần còn lại.
Cuộc đối đầu Nga với Mỹ-NATO trên chiến trường Ukraine, Nga đã thằng khi Nga đã "đóng băng" Ukraine, nghĩa là Ukraine hiện đang ở trong một tình thế hoặc là tan rã, hoặc là liên bang hóa (thực hiện theo thỏa thuận Minsk-2) mà Mỹ và EU không thể thay đổi được. Ba tình huống mà Tổng thống Ukraine đưa ra và chính ông ta tự loại dần nghiệm để dẫn đến thực hiện Minsk-2 đã nói lên tình thế đó.
Trong khi đó, chiến lược nhất quán của Nga là không muốn Ucraine tan rã, thất bại mà muốn Ucraine được liên bang hóa trong đó vùng Donbass được hưởng quy chế như thỏa thuận Minsk-2 quy định.
Bởi vì Nga không muốn Ukraine như Lybia hỗn loạn vô chính phủ sát ngay cạnh sườn phía Đông của mình. Không những thế, nếu như Ukraine ổn định, trung lập, liên bang hóa thì hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng...vẫn đầy tiềm năng, thế mạnh. Đó là lý do vì sao Kiev hung hăng bài Nga, coi Nga là kẻ thù (trong sách trắng quốc phòng) nhưng Nga vẫn rất nương tay với Kiev về tài chính, khí đốt...
Học thuyết "hỗn loạn có điều khiển" là của Mỹ mà không phải là của Nga, đặc biệt sự "hỗn loạn" mà sát ngay nách Mỹ thì Mỹ cũng phải cư xử như Nga chứ không thể khác.
Theo_Báo Đất Việt
Cầu vồng xuất hiện ở Trung tâm Thương mại Thế giới Nhiều bức ảnh chụp cầu vồng ở Trung tâm Thương mại Thế giới, Mỹ, được chia sẻ trên mạng xã hội, một ngày trước lễ kỷ niệm 14 năm vụ tấn công khủng bố làm chấn động thế giới. Ảnh chụp cầu vồng được chia sẻ trên trang cá nhân của Sturner. Ảnh: Twitter Ben Sturner, giám đốc điều hành của một công...