Bí mật trên hòn đảo cấm tiệt phụ nữ ở Nhật Bản
Một hòn đảo ở Nhật Bản là một trong số ít nơi trên thế giới mà chỉ có đàn ông mới được vào, với phụ nữ bị cấm không được bước chân vào đó.
Bên trong hòn đảo kỳ lạ cấm tiệt phụ nữ này có gì?
Đó là hòn đảo Okinoshima, nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Kyushu, vẫn còn là nơi có các nghi lễ cổ mà nam giới phải tuân theo.
Một trong những quy tắc vẫn còn tại chỗ là việc ngăn chặn nữ giới được phép xem hòn đảo.
Năm ngoái, hòn đảo này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới do di sản văn hoá mà nó nắm giữ.
Những người đàn ông nhập vào hòn đảo phải cởi bỏ tất cả quần áo của họ trước khi được làm sạch trong một nghi thức và tắm biển.
Một trong những quy tắc lớn nhất là không có gì được phép đưa ra khỏi hòn đảo, cũng như không ai được phép nói về các hành động trên đảo.
Những du khách nam muốn đến thăm chỉ có một ngày trong năm mà hòn đảo này mở cửa cho du khách, đó là ngày 27.5.
Chỉ có 200 khách được phép lên đảo trong khoảng thời gian này.
Đây là đền thờ Okitsu từ thế kỷ 17, với tôn giáo Shinto vẫn còn thực hành như một trong những tín ngưỡng lớn nhất ở Nhật Bản.
Video đang HOT
Không một ai được tiết lộ những hành động ở trên đảo.
Những lời cầu nguyện tại nhà thờ thường được dùng để đi thuyền an toàn khi ra ngoài biển.
Theo The Japan Times, các chuyên gia tin rằng, phụ nữ bị cấm có do chu kỳ kinh nguyệt.
Rio Hashimoto giải thích: “Có những cách giải thích khác nhau cho lệnh cấm, nhưng một số nói rằng đó là vì kinh nguyệt sẽ làm “ô nhục” hòn đảo”.
” Tôn giáo Shinto coi máu như một tạp chất.”
Hòn đảo này thậm chí còn chứa hơn 80.000 đồ trang sức mà thủy thủ đã để lại trong những năm người dừng lại để cầu nguyện trên hòn đảo, với một số có niên đại từ thế kỷ thứ 4.
Mặc dù được trao tặng danh hiệu UNESCO, linh mục của đền thờ Munakata, Takayuki Ashizu, nói với Nhật Bản rằng nó sẽ không được mở ra cho công chúng vì “mọi người không nên khai thác sự tò mò”.
Đây không phải là hòn đảo duy nhất ở Nhật Bản hơi khác thường.
Theo Danviet
Phật thủ bonsai giá bạc triệu có nguy cơ "cháy hàng" trước Tết
Phật thủ là loại quả ngày càng được nhiều người ưa chuộng và không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi gia đình ở miền Bắc dịp Tết đến xuân về do có mùi thơm, chơi được lâu và mang đậm tín ngưỡng Phật giáo. Tại Đắc Sở (Hoài Đức) - nơi được mệnh danh là thủ phủ của loại quả ý nghĩa này, người dân đang khẩn trương thu hái và ghép cây để chuẩn bị đưa ra thị trường.
Ngày Tết, bên cạnh việc chọn những chậu mai, đào, quất trưng trong nhà thì nhiều người còn tìm mua những chậu cây phật thủ bonsai để chơi tết, vừa giúp nhà thêm thơm tho, sáng sủa, vừa giúp gia chủ có thêm được nhiều may mắn trong năm mới.
Một cải biến của thú chơi quả "bàn tay Phật", cây phật thủ bonsai mới xuất hiện trong vòng vài năm trở lại đã thu hút được khá đông người chơi cây cảnh dịp Tết. Với dáng nhỏ gọn, giá cả vừa phải, loại cây cảnh này đã và đang hứa hẹn là hướng đi mới cho người dân đất "phật thủ" Đắc Sở (Hoài Đức - Hà Nội).
Được biết, cây phật thủ khi trưởng thành chỉ có thể ra quả trong 5 năm đầu, những năm sau cần phải được chăm bón cẩn thận mới có tiếp tục ra trái, vậy nên nhà vườn sẽ phải lựa chọn cây cẩn thận, có đủ sức khỏe để ghép được quả.
Thông thường, những cây phật thủ được giâm chiết 1 năm tuổi đã có thể cho quả và ghép quả. Tuy nhiên, quả được sử dụng để ghép đều phải là quả đã được lựa chọn kĩ về chất lượng, giống, đảm bảo khỏe và không bị bệnh, nếu không sễ hỏng.
Anh Nguyễn Phú Dũng - chủ một vườn cây phật thủ tại xã Đắc Sở cho biết, năm nay, vườn nhà anh làm chủ yếu là cây phật thủ bonsai (cây phật thủ mini) do cây phật thủ năm nay bị mất mùa, những cây to không ra được nhiều quả. Anh cũng cho biết, gần 1 nửa tổng số cây bonsai này đều đã được đặt trước, hiện nay nhiều người buôn ở trên Hà Nội và một số tỉnh lân cận cũng về xem để đặt bán những ngày cận Tết.
Những quả phật thủ được chọn lựa kỹ khi đưa vào ghép với những cây phật thủ nhỏ.
Mỗi ngày trung bình một người chỉ ghép được khoảng 10-15 cây. Hiện tại anh đã ghép được hơn 100 cây. Dự kiến anh sẽ ghép vài trăm cây đưa ra thị trường.
Anh Dũng cho biết: "Những cây phật thủ bonsai này rất được lòng khách hàng, hầu như năm nào tôi cũng bán được gần hết các cây phật thủ bonsai. Không chỉ bán cho khách ở Hà Nội mà nhiều khách buôn tại các tỉnh lân cận khác cũng đặt mua".
Chủ vườn này cho biết, năm nay anh tung ra thị trường 2 loại cây phật thủ chơi Tết, 1 loại to có khoảng 35 - 40 quả trở lên và một loại nhỏ có từ 9 quả trở xuống. Bảng giá của 2 loại cây này chênh lệch khá lớn nhưng đều có sức hút không nhỏ với khách hàng.
Đối với những cây phật thủ cỡ đại, trên thân được ghép vài chục quả trở lên thì có giá từ 5 - 20 triệu đồng/cây, có thể có những cây còn cao hơn tùy vào tuổi, tán cành và số lượng quả trên cây.
Đối với những cây phật thủ bé, có số lượng từ 9 quả trở xuống thì giá bán mềm hơn, khoảng từ 1 triệu trở lên nhưng lại phong phú chủng loại.
Anh Dũng chia sẻ: "Những cây phật thủ lớn thường được khách giàu có mua làm quà tặng biếu, những cây này thường được dùng để trưng biệt thự hoặc đền chùa, mang đến phúc khí và may mắn, hương thơm dịu dàng sang trọng nhưng thanh tịnh. Còn cây phật thủ bé thì chỉ cao khoảng độ 1m, thích hợp trưng bày căn hộ nhỏ, nhà trong phố. Loại cây phật thủ bé có 9 quả trở xuống thường được ghép quả theo số lẻ, khách mua sẽ tùy phong thủy để chọn".
Theo Danviet
Liên Quân Mobile: Xuất hiện Shop mới có tên Bí Mật, skin bán trong đó có thể giảm tới 70% Đây là một sự kiện nữa nhằm thương mại hóa các trang phục tướng của Liên Quân Mobile Việt Nam. Có khoảng hơn chục skin được ban điều hành Liên Quân Mobile giảm giá bán từ 30 - 70% kể từ 13/1 đến 17/1/2018. Việc ban điều hành Liên Quân Mobile giảm mạnh giá bán các loại trang phục cũ, được cập nhật...