Bí mật trận đánh đầu tiên của Không quân Việt Nam
Với chiếc máy bay T-28 cải tạo lại của Lào, Không quân Nhân dân Việt Nam đã lập chiến công bắn hạ chiếc C-123 của Mỹ
* Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965-1975 nhìn từ hai phía”, nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Những năm kháng chiến chống Mỹ, Không quân Nhân dân Việt Nam đã lập rất nhiều chiến công hiển hách. Bầu trời Việt Nam đã làm cho tên tuổi dòng máy bay MiG huyền thoại bay xa khắp thế giới. Đặc biệt chiến trường Việt Nam đã biến MiG-21 thành một trong những máy bay thành công nhất thế kỷ 20.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trận không chiến đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam lại được thực hiện bởi một máy bay của Mỹ. Chiếc máy bay này lại là một món quà bất ngờ từ một phi công Lào bay sang hàng phía Việt Nam.
Trưa ngày 16/9/1963, một máy bay huấn luyện quân sự T-28 Trojan sơn cờ hiệu của Không quân Hoàng gia Lào đã bất ngờ hạ cánh xuống sân bay Bạch Mai. Chiếc máy bay này do phi công Bun Khăm điều khiển đang bay biểu diễn nhân ngày sinh nhà vua tại Viêng Chăn đã bay sang hàng phía Việt Nam.
T-28 Trojan là một máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ hai chỗ ngồi do North American Aviation chế tạo và đưa vào sử dụng từ đầu năm 1950. T-28 được trang bị 1 động cơ cánh quạt R-1820 công suất 1.425 mã lực. Nó có thể đạt tốc độ tối đa 552 km/h, trần bay 10.820 mét.
T-28 có 2 hoặc 6 giá treo dưới cánh có thể mang theo bom, rocket, ụ súng 12,7 mm hoặc pháo 20 mm. Những năm chiến tranh Việt Nam, T-28 được sử dụng khá rộng rãi trong huấn luyện cũng như chiến đấu. Khoảng 23 chiếc T-28 đã bị bắn hạ trong chiến tranh Việt Nam.
Chiến thắng đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam lại đến từ một máy bay của Lào do Mỹ sản xuất bỏ trốn sang Việt Nam. Ảnh minh họa
Cuối năm 1963, Không quân VNCH thường xuyên cho máy bay vận tải thả biệt kích xuống khu vực rừng núi Tây Bắc, Việt Nam. Quân chủng Phòng không-Không quân đã giao nhiệm vụ cho đội ngũ kỹ thuật tìm hiểu tính năng và khôi phục chiếc T-28 để làm nhiệm vụ đánh chặn máy bay địch.
Thượng úy Nguyễn Văn Ba và Trung úy Lê Tiến Phước – các giáo viên máy bay Yak-18 của Trường Hàng không được giao nhiệm vụ nắm vững đặc tính kỹ thuật và thực hành bay trên chiếc T-28 (giai đoạn đầu có phi công Bun Khăm hướng dẫn).
Video đang HOT
Chiếc T-28 vũ trang 2 súng máy 12,7 mm cùng 200 viên đạn được đưa vào biên chế với số hiệu 963. Tuy nhiên, sau một thời gian huấn luyện, một số linh kiện và lốp của máy bay hết hạn sử dụng. Trong lúc khó khăn thì một chiếc T-28 khác của Không quân Thái Lan (không biết do hết nhiên liệu hay bỏ trốn sang Việt Nam) phải hạ cánh và bỏ lại máy bay ở phía Tây Quảng Bình.
Chiếc T-28 này nhanh chóng được trưng dụng linh kiện để lắp ráp cho chiếc 963. Tháng 1/1964 chiếc T-28 số hiệu 963 được đưa vào trực chiến. Trong lần xuất kích đầu tiên không phát hiện mục tiêu, những lần tiếp theo cũng không thành công.
Nguyên nhân của vấn đề là do giai đoạn này Quân chủng chưa có radar dẫn đường chỉ có radar cảnh giới. Sau nhiều lần tổ chức rút kinh nghiệm tổ bay và các lực lượng chỉ huy, dẫn đường đã sẳn sàng cho chuyến xuất kích tiếp theo.
Chiến thắng bắn hạ chiếc máy bay vận tải C-123 đã mở đường cho những chiến công vang dội về sau của Không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh minh họa.
Lúc 23h30 đêm 15/2/1964, radar cảnh giới vòng ngoài phát hiện được mục tiêu, sở chỉ huy cho 963 vào cấp 1. Kíp trực dẫn đường tại sở chỉ huy gồm Trần Quang Kính, Đào Ngọc Ngư và sĩ quan tiêu đồ gần Lê Thành Chơn.
Lúc 1h07 rạng sáng ngày 16/2, Tư lệnh Quân chủng quyết định cho T-28 cất cánh. Đêm hôm đó dù là tuần trăng mờ đầu tiên nhưng trời rất tối. Phi công Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước phải căng mắt tập trung quan sát. Khi đến cự ly khoảng 500 mét, Nguyễn Văn Ba đã nhìn rõ chiếc máy bay hai động cơ C-123 của đối phương.
Phi công Ba nhấn nút lên đạn và xin vào công kích rồi chiếm vị trí thuận lợi nhấn cò bắn hai loạt đạn hết 163 viên, đến loạt thứ 3 thì súng bị kẹt đạn. Nhưng chiếc C-123 đã trúng đạn bốc cháy và rơi rất nhanh xuống khu vực biên giới Việt-Lào.
Sở chỉ huy ra lệnh cho 963 về hạ cánh tại sân bay Gia Lâm. Đây là chiến thắng không chiến đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam. Các phi công của Không quân nhân dân Việt Nam dưới sự dẫn dắt của sở chỉ huy đã mưu trí, sáng tạo sử dụng chính máy bay T-28 của Mỹ để tiêu diệt máy bay C-123 làm nhiệm vụ thả biệt kích.
Chiến thắng này đã tạo tiền đề cho những chiến công vang dội về sau của Không quân nhân dân Việt Nam trong việc chống lại các cuộc tập kích đường không quy mô lớn của không quân và hải quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam.
C-123 Provider là máy bay vận tải quân sự được thiết kế bởi Chase Aircraft và sản xuất bởi Fairchild Aircraft cho Không quân Mỹ. Chúng được triển khai ở Việt Nam từ đầu những năm 1960, chủ yếu cho nhiệm vụ thả biệt kích phá hoại miền bắc Việt Nam.
Loại máy bay này được trang bị 2 động cơ cánh quạt R-2800-99W công suất 2.500 mã lực/chiếc cho tốc độ bay 367km/h, tầm bay 1.666km. Máy bay có thể chở 60 người hoặc 11 tấn hàng hóa các loại.
Theo Kiến Thức
Phi công Mỹ ngồi máy bay huấn luyện của Không quân Việt Nam
Hoạt động hợp tác giữa quân đội Việt Nam và quân đội Mỹ trong những ngày cuối tháng 9 vừa qua.
Không quân Mỹ - Việt Nam hợp tác chia sẻ kinh nghiệm bay an toàn
Trang mạng thông tin xã hội Facebook của Sứ quán Mỹ tại Hà Nội ngày 10/10/2014 đã đăng tải những hình ảnh phản ánh hoạt động hợp tác giữa quân đội Việt Nam và quân đội Mỹ trong những ngày cuối tháng 9 vừa qua.
Theo thông tin, trong các ngày từ 22 đến 26/9/2014, Trường Sỹ quan không quân của Việt Nam (trực thuộc Quân chủng phòng không - không quân Việt Nam" và một số sỹ quan, phi công thuộc lực lượng Không quân Mỹ đóng ở Thái Bình Dương đã cùng nhau chia sẽ kinh nghiệm an toàn bay cũng như tư vấn kiến thức không quân cho nhau.
Rất nhiều hình ảnh về hoạt động này cũng đã được chia sẻ:
Tại phòng truyền thống của Không quân Việt Nam
Máy bay huấn luyện của Không quân Việt Nam
Phi công Mỹ trên máy bay huấn luyện của quân đội Việt Nam
Một sỹ quan Mỹ chụp hình với hiện vật ghế ngồi phi công trên máy bay của VN
Chụp ảnh kỷ niệm
Hợp tác giữa Không quân Mỹ và Không quân Việt Nam
Theo Giáo Dục
Mỹ nới cấm vận vũ khí, thông điệp của tương lai Bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam là hành động mang tính quân sự nhưng ý nghĩa chính trị lại quan trọng hơn. Mấy ngày qua, việc Mỹ chính thức tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam đã khiến dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm. Có thể nói,...