Bị mất tiền tỷ khi nghe điện thoại đe dọa
Chiêu trò dù không mới nhưng những đối tượng giả danh cán bộ của các cơ quan pháp luật vẫn có thể lừa được những nạn nhân nhẹ dạ, cả tin.
Theo PV (VTC14)
Lừa đảo qua điện thoại, chiêu cũ nạn nhân mới
Dù đã nhiều lần cảnh báo nhưng các cuộc lừa đảo qua điện thoại vẫn liên tục xuất hiện và nhiều nạn nhân đã sập bẫy.
Lừa đảo qua điện thoại với nội dung cũ vẫn khiến nhiều người sập bẫy ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Mất cảnh giác, mất tiền
Ngày 7.5, anh Q.Minh tại Q.3 (TP.HCM) nhận được một cuộc điện thoại từ số máy 0283811... thông báo là gọi từ viễn thông TP.HCM nhắn anh có một bưu phẩm chờ phát. Để được hướng dẫn, vui lòng bấm số 9. Khi làm theo hướng dẫn, anh Q.Minh được một nam nhân viên tiếp chuyện và hỏi họ tên, địa chỉ nhà. Anh Q.Minh được người này cho biết gói bưu phẩm của anh đã được phát trực tiếp 2 lần nhưng không có người nhận. Vì vậy hàng đã được gửi trả lại phía bưu cục gửi đi ở Hà Nội.
Nghi ngờ, anh Q.Minh cúp máy rồi gọi lại cho số điện thoại trên thì được báo "số máy không có thực". Kiểm tra qua tổng đài 116 thì tổng đài viên xác nhận số điện thoại trên không có và có thể anh Q.Minh đã bị lừa. Ngay lập tức, khi kiểm tra tài khoản điện thoại di động thì anh đã bị trừ mất số tiền gần 100.000 đồng. "Trước đây mình cũng có lần nhận được thông báo từ viễn thông TP.HCM khi có quà gửi nên không chút nghi ngờ. Hóa ra là lừa đảo lâu nay đã nghe nói mà khi xảy ra với mình thật thì khó biết", anh Q.Minh chia sẻ.
Cuối tháng 4, chị Hoàng Yến tại Q.7 (TP.HCM) nhận được cuộc gọi từ số máy lạ báo có thư mời triệu tập khẩn của tòa án quận Đống Đa ở Hà Nội. Sau khi đọc thông tin số tài khoản và số chứng minh nhân dân nhằm xác nhận đúng là chị Yến, người này nói rằng chị đang nợ một ngân hàng ở Hà Nội với số tiền hơn 300 triệu đồng mà chưa trả nên bị ngân hàng khởi kiện. Nghe đến đây, chị Hoàng Yến khẳng định không liên quan và ngắt cuộc điện thoại, bởi trước đó chị đã nghe một số trường hợp tương tự nên cảnh giác không nghe theo kịch bản còn phía sau...
Những chiêu lừa như trên có nội dung không mới, hình thức cũng không khác lạ nhưng các kẻ lừa đảo vẫn thực hiện thành công. Trong năm 2018, liên tục nhiều cảnh báo về lừa đảo qua điện thoại đã được đưa ra.
Lừa đảo qua tổng đài ảo
Những thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại chỉ tập trung một số nội dung như báo trúng thưởng, có bưu phẩm hay báo nợ cước điện thoại, không trả sẽ bị đi tù; giả danh công an thông báo liên quan đến rửa tiền, điện thoại tung tin người thân (vợ chồng, con cái...) bị nạn, yêu cầu người nhà tới gấp đến điểm xa khu dân cư vắng người để cướp tài sản; lừa trúng thưởng qua điện thoại...
Phân tích về hiện tượng lừa qua số điện thoại không có thật của anh Q.Minh ở trên, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena, cho rằng hiện nay việc sử dụng tổng đài theo giao thức IP (tổng đài ảo) khá phổ biến. Tổng đài này cho phép cùng lúc có thể nhận nhiều cuộc gọi khác nhau cũng như có chức năng chuyển cuộc gọi sang một số tổng đài dịch vụ tính tiền. Vì vậy, thời gian trao đổi càng dài thì khi người nghe làm theo yêu cầu kết nối vào số tổng đài sẽ bị trừ tiền. Bên cạnh đó, những kẻ lừa đảo đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thông tin xoay quanh đối tượng đưa vào tầm ngắm. Có thể là thông tin về người thân, bạn bè hoặc nói về lãnh đạo của công an quận, xã nơi người đó cư trú... làm tăng tính thuyết phục trong câu chuyện khi trao đổi với người nghe. Những nạn nhân chưa từng gặp việc này rất nhiều nên đôi khi mất cảnh giác và làm theo hướng dẫn như chuyển tiền cho người lạ.
Bên cạnh đó, các thông tin cảnh báo từ trước của các công ty viễn thông, cơ quan báo chí chủ yếu chỉ được cập nhật ở các thành phố lớn. Trong khi nhiều khách hàng lớn tuổi, những người dân ở các tỉnh thành xa còn thiếu cập nhật thông tin nên vẫn dễ dàng bị rơi vào kịch bản lừa đảo. "Những vụ mất tiền với giá trị nhỏ thì đa số nạn nhân đều bỏ qua, không ai đi tố cáo với công an vì việc điều tra sẽ mất nhiều thời gian và chi phí có khi càng cao hơn. Chỉ một số vụ lừa tiền giá trị cao mới bị tố cáo nhưng để điều tra được cũng kéo dài. Do đó những kẻ lừa đảo vẫn tiếp tục tồn tại và thực hiện hành vi của mình", ông Võ Đỗ Thắng nói.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Công ty Bkav, nhấn mạnh: Trong bối cảnh thông tin cá nhân không còn là bí mật tuyệt đối, người dùng phải tự rèn luyện và nâng cao ý thức cảnh giác của mình.
Tổng công ty VNPT khuyến cáo về hiện tượng lừa đảo qua điện thoại đang xuất hiện ở nhiều nơi. Quy trình lừa đảo như sau: Khi có cuộc gọi đến máy điện thoại của mình, khách hàng nhấc máy sẽ nghe hộp thư tự động thông báo có bưu phẩm đang chờ nhận, hoặc đang nợ cước và hướng dẫn khách bấm phím 9 hoặc phím nào đó để được biết thông tin chi tiết. Khách hàng làm theo sẽ gặp người giới thiệu là của các đơn vị chuyển phát nhanh hoặc nhân viên VNPT thông báo rõ các thông tin về bưu phẩm đang chờ phát, số cước đang nợ. Tùy theo phản ứng của khách hàng, đối tượng lừa đảo sẽ lấy thông tin cá nhân chi tiết của khách hàng và hướng dẫn chuyển tiền đến một tài khoản để trả nợ hay đóng phí nhận bưu phẩm. Sau vài lần thông báo tự động là đang kết nối với đường dây nóng của cơ quan công an thì xuất hiện người giả danh công an yêu cầu khách hàng xác nhận thông tin cá nhân. Sau đó lại dùng thủ đoạn hù dọa, thông báo tài khoản, thông tin của khách hàng liên quan đến tội phạm đang bị điều tra, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của lãnh đạo cơ quan để xác minh.
Theo TNO
Tái diễn tình trạng giả danh cán bộ, nhà từ thiện để lừa đảo Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, CATP Tam Kỳ phát hiện một số vụ lừa đảo, cướp giật tài sản xảy ra trên địa bàn. Theo mô tả của các nạn nhân, đối tượng dàn dựng những vụ việc trên là nữ, khoảng 25-35 tuổi. Người phụ nữ này chạy xe máy, trùm kín mặt, thường tiếp cận người...