Bị mất tiền, cha sĩ tử phải nhập viện tâm thần
Người cha đưa con đi thi đại học bị mất tiền đã rơi vào tình trạng bấn loạn, phải nhập viện tâm thần.
Đó là trường hợp của ông Nguyễn Văn Thông (SN 1960, trú tại Phước Tuy, Diên Phước, Diên Khánh, Khánh Hòa) đưa con trai là Nguyễn Văn Minh ra Huế thi đại học bị mất sạch số tiền gần 10 triệu đồng mang theo.
Trước tình cảnh ấy, ông Thông rơi vào trạng thái bấn loạn và đang được điều trị tại Bệnh viện tâm thần Huế, TP Huế.
Hai vợ chồng ông Thông tại bệnh viện.
Chúng tôi gặp Minh, con trai của ông Thông sáng 8/7 sau khi em đã làm thủ tục dự thi đợt 2 tại trường Đại học Khoa học (Khối B) vào Đại học Y Dược Huế. Khuôn mặt của cậu sĩ tử tuổi 18 vẫn còn hoang mang khi rơi vào hoàn cảnh bế tắc, toàn bộ số tiền cha con Minh mang theo dự thi ở Huế “không cánh mà bay”.
Minh kể lại, sáng ngày 1/7 hai cha con đi tàu từ Khánh Hòa ra Huế với tâm trạng phấn khởi, một phần vì được bố dắt đi, một phần cậu cũng tự tin khi được thi vào trường Y, giảng đường mà Minh ao ước bấy lâu nay.
Tàu đến Huế, hai cha con được một người quen dẫn vào trọ gần trường Đại học Kinh tế Huế để tiện việc ăn ở thi cử. Năm nay, Minh dự thi hai khối A, B vào trường Đại học Y Dược Huế cụm thi tại Đại học Kinh tế và Đại học Khoa học.
Được sự hỗ trợ của lực lượng sinh viên tình nguyện Đại học Huế, cha con Minh được sắp xếp cho chỗ ở tại khu Ký túc xá Đống Đa.
Tuy nhiên, khu ký túc xá nóng quá nên cha con Minh quyết định di chuyển sang trọ nhờ nhà của bà Thái Thị Bạch Mai (61 tuổi, trú tại đường Nguyễn Huệ, TP Huế). Cũng từ đây sóng gió bắt đầu ập đến.
Minh kể, trong lúc ngồi ôn bài chuẩn bị cho đợt thi vào sáng ngày 9/7 thì cha vội bảo về gấp không cho thi nữa vì đã mất hết tiền. Minh ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì cha lôi xềnh xệch cậu ra đường bảo bắt xe về quê gấp.
Chàng học trò nghèo hoảng loạn khi cha phải nhập viện trước ngày thi.
Không biết chuyện gì xảy ra, Minh chỉ nghe lời cha nhưng trong lòng vô cùng hoang mang.
Hai cha con Minh vội vàng mang theo hành lý ra bến xe phía Nam, TP Huế trong tinh thần bấn loạn, gặp ai ông cũng hô hét với những dụng ý như có người đang tấn công mình, có người sắp giết, thậm chí khi gọi điện cho vợ ông Thông còn bảo có người đang băm thịt ông ra nấu ăn!
Sự việc càng nghiêm trọng hơn khi hai cha con Minh đến bến xe, mặc dù được sự hỗ trợ của lực lượng sinh viên tình nguyện Khoa Luật – Đại học Huế nhưng tình trạng ông Thông càng lúc càng hoang mang.
Để tránh người khác đến tiếp xúc, ông Thông ôm ghì lấy Minh trong lúc cậu cũng đang lo sợ. Hiếu kỳ, mọi người xung quanh đến hỏi han thì ông ôm con khóc lóc lảm nhảm nói “ba sợ lắm’.
Video đang HOT
Đỉnh điểm của sự việc này xảy ra khi an ninh khu vực bến xe có dấu hiệu mất an toàn, Đội trật tự bến xe hỗ trợ đưa ông Thông vào phòng bảo vệ. Tuy nhiên, cũng tại đây ông Thông lao đến cắn dây điện, phá ổ cắm với những biểu hiện bất thường về tâm lý.
Nhân chứng thuật lại, để làm vũ khí tự vệ, ông Thông dùng chai rượu thuốc mà mình mang theo ngâm vào miệng rồi phà vào những ai tiếp cận cha con ông.
Thấy sự việc diễn biến xấu, lực lượng chức năng đã có mặt và đưa ông Thông về bệnh viên tâm thần Huế trong tối hôm đó, còn Minh được đội tình nguyện đưa đón chở về nơi trọ cũ và cắt cử thành viên quan tâm đặc biệt.
Được biết, trước khi đưa con ra Huế, ông Thông dặn vợ là bà Trần Thị Bạn (56 tuổi) chuẩn bị 10 triệu đồng để làm lộ phí và ăn ở trong thời gian con thi. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên dù tích cóp bấy lâu cho con nhưng để có số tiền lớn như vậy mẹ Minh cũng phải chạy vạy mượn thêm của người quen, bà con mới đủ tròn số tiền.
Tác giả cùng Nguyễn Văn Minh và sinh viên tình nguyện của trường Đại học khoa học Huế.
Trước khi đi ông Thông không quên dặn vợ ở nhà lo nương rẫy, hai cha con đi Huế cố gắng tằn tiện còn tiền thừa mang về.
Nước mắt ngắn dài, bà Bạn kể lại, tôi đang đi làm thì nghe điện thoại của chồng với tâm trạng hốt hoảng nói rằng bị mất hết tiền rồi, hai cha con không có gì nữa.
Ông bảo đang trên đường về nhà thì vợ thắc mắc hỏi tiền đâu mà về. Ông Thông lúc đó còn chút minh mẫn kể với vợ còn 1 chiếc nhẫn vàng tây sẽ đưa cho tài xế để cầm cố rồi cúp máy.
Linh tính chẳng lành, bà Bạn nghe tin dữ báo rằng ông Thông có dấu hiệu sốc tâm lý và đã được đưa đi nhập viện tại bệnh viên tâm thần Huế. Thương chồng, thương con, bà Bạn bỏ dở công việc, dặn dò đứa con gái đang học lớp 10 mấy câu rồi đón tàu ra Huế chăm chồng, thăm con.
Vào lúc 23 giờ tối 7/7, bà Bạn có mặt tại Huế và được em Nguyễn Văn Ý, Đội sinh viên tình nguyện Đại học Khoa Học chở về viện thăm ông Thông.
Để xác minh sự việc, chúng tôi trở về gặp bà Mai, chủ trọ nơi cha con Minh ở trước khi gặp nạn, bà Mai chia sẻ: Lúc đầu hai cha con ông ấy vào xin trọ tôi đồng ý vì nhà rộng mà neo người, làm giúp người ta chút ít mình cũng vui.
Sau đó, ông ấy lôi con bỏ đi đột ngột, tôi không biết có chuyện gì, sau đó mới biết ông bị mất tiền nên rơi vào bế tắc, sốc nặng.”
Khoảng 10 giờ sáng nay (8/7), PV TS có mặt tại Bệnh viên tâm thần Huế. Bà Bạn cho biết ông Thông vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn tâm lý, không ăn được cơm, cháo, chỉ uống sữa rồi nằm ngủ, thi thoảng cười nhạt rồi thiếp đi.
Gạt dòng nước mắt trên khuôn mặt sạm nắng, bà Bạn cho biết, gia đình có hai đứa con, Minh là con đầu, còn em út cũng đang học lớp 10. Dù gia đình nghèo khó chỉ thu nhập từ hơn một ha đất rừng làm rẫy nhưng vẫn cố cho con ăn học đàng hoàng. Trước đây ông Thông chưa hề bị đau hay có triệu chứng bất thường nào về vấn đề sức khỏe.
Theo chuẩn đoán ban đầu, ông Thông bị rối loạn thần cấp, thi thoảng ông nhận ra người thân nhưng có lúc mê sảng không biết những người xung quanh mình là ai.
Được biết, Hội sinh viên Đại học Huế đã hỗ trợ vật chất kịp thời cho thí sinh Nguyễn Văn Minh và động viên em tiếp tục thi tốt ở đợt thi thứ 2 vào Đại học Huế.
Hiện, thí sinh Nguyễn Văn Minh vẫn đang tiếp tục được đội sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi hỗ trợ phương tiện đi lại, ăn ở để có tinh thần tiếp tục dự thi Khối B ngành Bác sĩ đa khoa thuộc Đại học Y Dược Huế.
Theo VTC
Ly kỳ đào vườn được tượng vàng vô giá
Ít ai biết gia đình này từng rơi vào vòng lao lý và hành trình truy tìm bức tượng này gian nan đến mức nào...
Những người dân làng Phú Long, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam vẫn còn nhớ như in buổi sáng ngày 23/7/1997 , khi cậu bé Nguyễn Văn Nông (sinh năm 1983) đào được bức tượng bằng vàng tại khu vực gò Đồi thuộc thôn Phú Long.
Hơn 15 năm trôi qua kể từ ngày bức tượng thần Siva bằng vàng - bảo vật vô giá của quốc gia độc nhất vô nhị - được thu hồi và trưng bày tại bảo tàng Quảng Nam. Nhưng ít ai biết được câu chuyện của gia đình tìm thấy bức tượng quý hiếm này. Họ đã từng rơi vào vòng lao lý và hành trình truy tìm bức tượng này gian nan đến mức nào...
Là phúc hay họa?
Câu chuyện trở thành tỷ phú của cậu bé 14 tuổi Nguyễn Văn Nông trú làng Phú Long 1, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam cách đây hơn 15 năm đến bây giờ người làng vẫn nhớ như in. Có người tiếc nuối, có người lắc đầu bảo "phúc họa - họa phúc" biết đâu mà lường!
Để tận tường câu chuyện ly kỳ, PV lần giở hàng trăm trang hồ sơ của vụ án, và tận mắt chứng kiến bức tượng đang được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Nam, rồi tìm đến gia đình cậu bé tỷ phú năm xưa để nghe câu chuyện thần may mắn gõ cửa và sau đó là những tháng ngày vướng vào vòng lao lý mà như nhiều người bảo chính lời nguyền của bức tượng vàng thần Siva đã khiến kẻ tìm thấy phải gánh chịu hậu họa...
Giữa trưa nắng vàng mắt cuối tháng 6, tôi tìm về làng Phú Long, Đại Lộc. Hỏi chuyện xưa, nhiều người dân làng Phú Long 1 lắc đầu bảo: Hồi đó ai cũng nghĩ lộc trời đãi gia đình cậu bé Nông. Nhưng lộc đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau đó gia đình bị tù tội, nay thì họ đang lâm vào cảnh khốn khó thuộc diện hộ nghèo của xã.
Ông Kình chỉ khu đất nơi đào được bức tượng cổ bằng vàng
Cha con ông Nguyễn Văn Kình (1953) giờ vẫn chưa thể quên niềm hạnh phúc ngập tràn kể từ giây phút đào được bức tượng bằng vàng.
"Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 23/7/1997 cả nhà tui qua dự đám cưới của người cháu họ thì thằng con tui là Nguyễn Văn Nông (1983), thấy cái máy rà phế liệu của đứa cháu để ở góc nhà nên mượn ra đồi sau nhà rà thử cho vui" - ông Kinh nhớ lại.
Trong lúc rà thử trên khu đất đồi sau nhà thì Nông nghe máy rà báo có kim loại trong lòng đất nên Nông gọi cho ông Lê Chờ - người trú cùng thôn đang có mặt tại đó để đào giúp.
Khi ông Chờ đào sâu khoảng 60cm thì phát hiện 1 hủ bằng bạc đã bị vỡ, bên trong có một bức tượng hình đầu người bằng kim loại màu vàng.
Hơn 30 phút hì hục đào, cuối cùng cả Nông và ông Chờ cũng đưa được bức tượng màu vàng lên mặt đất. Vì thấy bức tượng màu vàng nên ông Lê Chờ bảo Nông để ông đem về nhà cất. Thấy ông Chờ ngang nhiên chiếm bức tượng mình phát hiện được, nên Nông chạy về nhà báo với cha mình.
Nghe vậy, ông Kình chạy ra thì gặp ông Chờ đang cầm bức tượng. Ông Kình bảo ông Chờ đưa lại bức tượng vì chính con ông tìm thấy trong vườn nhà mình để đưa về cất giữ.
Làng quê dậy sóng
Lấy lại bức tượng bằng vàng đưa về nhà cất giấu, chỉ mấy tiếng sau tin gia đình ông Kình đào được bức tượng quý nhanh chóng truyền đi. Người dân trong làng rồng rắn kéo đến xem bức tượng.
Vì người đến quá đông nên cha con ông Kình đem giấu, không cho xem.
Bức tượng cổ thần Siva bằng vàng do cha con ông Kình đào được ở khu đồi ở làng Phú Long xã Đại Thắng, Đại Lộc Quảng Nam vào năm 1997. Sau khi bị thu hồi, bức tượng được trưng bày tại bảo tàng Quảng Nam.
Thông tin bức tượng vàng cổ quý hiếm được tìm thấy khiến giới săn tìm đồ cổ các nơi đổ về.
4 ngày sau, sáng 27/7/1997 , Trần Linh và Nguyễn Văn Vĩnh, trú Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam sau khi tận mắt xem được bức tượng bằng vàng của cha con ông Kình nên đã gặp và giới thiệu Nguyễn Đăng Tiến (1966) còn gọi Tiến "đầu bạc", trú Điện Minh, Điện Bàn cùng trong tỉnh.
Sau khi xem bức tượng vàng, Tiến "đầu bạc" ra giá 15 lượng vàng. Cha con ông Kình đồng ý bán, nhưng ông Lê Chờ người cùng đào bức tượng với Nông không đồng ý bán với giá đó.
Qua hôm sau, hai đối tượng săn mua đồ cổ là Võ Bổn và Trần Quý (cùng trú Duy Xuyên) khi nghe tin cha con ông Nguyễn Văn Kình có bức tượng cổ nên tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Anh (hay còn gọi là Chín móm) trú thôn Phú Đa, Duy Thu, huyện Duy Xuyên là bà con với ông Kình nhờ để Anh liên hệ mua giúp bức tượng.
Hơn 2 ngày sau, đến 29/7/1997 , Nguyễn Văn Anh ra Đà Nẵng tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Trung (trú kiệt 7, Hoàng Diệu, Đà Nẵng) và gặp ông Nguyễn Văn Kình đang tạm trú tại đây vì sợ ở quê không an toàn với bức tượng vàng.
Qua bàn tính, ông Anh khuyên ông Kình từ từ xem giá cả thế nào rồi mới bán, không nên bán vội.
Sau thất bại lần mua đầu tiên, Nguyễn Đăng Tiến thấy một mình không "kham" nổi việc mua bức tượng nên rủ Nguyễn Đình Bằng (1957) trú quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng cùng góp vốn để mua bằng được bức tượng vàng quý hiếm này.
Tuy nhiên, trong lần gặp này hai bên vẫn chưa thống nhất được giá cả nên ông Kình hẹn Bằng và Tiến đến 2/8/1997 tiếp tục bàn thảo về giá cả. Vì biết đây là bức tượng cổ vô giá sợ người khác mua, nên khi thấy Nguyễn Văn Anh đến gặp ông Kình để hỏi về bức tượng, Bằng sợ Anh giới thiệu cho người khác mua nên đã cho Anh 900 USD gọi là phí "bịt miệng".
Với số tiền nhận được từ Bằng, ông Anh không môi giới cho Bổn và Quý nữa.
Đúng thời gian đã hẹn, Kình, Bằng, Tiến gặp nhau tại nhà Nguyễn Văn Trung. Tại đây, ông Kình đã đồng ý bán bức tượng với giá 60 lượng vàng và hẹn sáng hôm sau sẽ mang giao bức tượng.
Sáng ngày 3/8/1997, Nguyễn Văn Kình và con trai đầu là Nguyễn Văn Nhân cùng Trần Quang Vĩnh (người cùng thôn) "áp tải" tượng cổ trên từ nhà ra Đà Nẵng để bán cho Bằng và Tiến.
Tuy nhiên, khi tiến hành giao bức tượng thì gia đình ông Kình đổi ý và đòi giá 75 lượng vàng mới chịu bán.
Thấy gia đình ông Kình đổi ý, cả Bằng và Tiến tiếp tục thương lượng và cái giá cuối cùng là 68 lượng vàng và gia đình ông Kình đồng ý giao bức tượng quí và nhận vàng.
Theo vietbao
Khám Chí Hòa: "Cuộc mặc cả triệu đô" trước giờ hành quyết "em trai tổng thống" Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ "quốc phục" của Việt Nam Cộng hòa. Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi...