Bí mật thương hiệu: Chiếc áo khoác nhìn tầm thường nhưng lại đắt đến khủng khiếp, từng bị trường học Anh cấm học sinh sử dụng
Một chiếc áo của thương hiệu này có giá lên tới vài chục triệu đồng. Vấn đề nằm ở chỗ, tại sao chúng lại đắt đến như vậy?
Những chiếc áo khoác trông có vẻ rất bình thường dưới đây từng bị một trường trung học tại Anh cấm học sinh sử dụng. Lý do thì, bạn sẽ không tin nổi đâu: Chúng quá đắt.
Đây là những chiếc áo lông ngỗng của hãng Canada Goose, với mức giá rơi vào khoảng 500 đến 1500 USD (khoảng 11,5 triệu đến hơn 35 triệu đồng). Nhưng bất chấp cái giá đắt đỏ ấy, nó vẫn rất phổ biến tại phương Tây, chứ không chỉ trong các trường trung học của Anh Quốc. Và để ngăn hiện tượng khoảng cách giàu nghèo, trường Woodchurch của Anh đã ra quyết định cấm các học sinh sử dụng loại áo này.
Vấn đề là tại sao lại đắt đến như vậy? Trong chiếc áo này có gì chứ?
Khởi đầu từ một thương hiệu bình dân
“Canada Goose ban đầu chỉ là thương hiệu dành cho tầng lớp lao động tại Canada,” – trích lời Pamela Danziger, một chuyên gia nghiên cứu thị trường hàng xa xỉ.
Canada Goose được thành lập năm 1957 tại một nhà kho ở Toronto bởi Sam Tick, và ban đầu nó có tên là Metro Sportswear. Đến thập niên 1980, người ta sử dụng áo khoác của công ty tại những nơi lạnh bậc nhất thế giới. Thậm chí, nó trở thành một quy chuẩn trang bị trong các chuyến thám hiểm tới Nam Cực. Năm 1982, Laurie Skreslet trở thành người Canada đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, và thứ ông khoác lên mình chính là chiếc áo của Canada Goose.
Nhưng những chiếc áo của Canada Goose có điểm gì đặc biệt? Đầu tiên, công ty sử dụng lông vũ chất lượng cao của cộng đồng Hutterite – một trong những loại lông vũ chất lượng hàng đầu thế giới. Theo những gì được quảng cáo, lông vũ của họ có thể làm gián đoạn lưu thông không khí, qua đó bảo vệ cơ thể khỏi những luồng gió lạnh cắt da thịt.
Qua thử nghiệm thực tế, áo của Canada Goose có thể chịu đựng được nền nhiệt xuống tới âm 30 độ C. Và với chất lượng như vậy, chắc chắn mức giá đi kèm là không rẻ. Chẳng hạn như áo lông chồn tại phương Tây cũng có giá thành tới hơn 100 đô mỗi chiếc rồi.
Video đang HOT
Trở thành mặt hàng xa xỉ
“Việc một chiếc áo có công dụng chất lượng như thế là thứ người ta cần trong cuộc sống hàng ngày. Và quả thực việc nhìn thấy một thương hiệu mang lại điều đó trở thành hàng xa xỉ là điều khá hiếm thấy, nhưng Canada Goose đã làm rất thành công,” – Danziger nhận định.
Sang đầu thập niên 2000, Canada Goose có một CEO mới. Đó là Dani Reiss – cháu trai của Sam Tick, người đồng thời cũng là chủ tịch của công ty. Và Reiss chính là người đã đưa Canada Goose trở thành thương hiệu xa xỉ trên thị trường may mặc toàn cầu.
Reiss bắt đầu bằng việc mở rộng thương hiệu tại Stockholm (Thụy Điển). Ông tuyên bố rằng hàng của công ty chỉ có số lượng giới hạn, nhưng điều này chỉ càng làm nhu cầu tiêu thụ tăng lên. Rốt cục, độ phủ của thương hiệu lan tỏa đi khắp châu Âu.
Sau đó, Reiss nhắm đến nước Mỹ. Những chiếc áo của Canada Goose trở thành dạng đồng phục phi chính thức dành cho các đoàn làm phim trong thời tiết giá lạnh. Và rồi đến năm 2004, những chiếc áo của họ xuất hiện trên màn bạc.
Từ đây, Reiss tiếp tục chiếm lĩnh thị trường bằng các bộ phim, với những bản hợp đồng tài trợ cho liên hoan phim tại vùng lạnh. Doanh số tại Mỹ thậm chí còn lập kể lục vào năm 2013, khi Kate Upton diện một chiếc áo của Canada Goose trên bìa tạp chí Sports Illustrated.
Susan Fournier – Hiệu trưởng ĐH Boston (Mỹ) chia sẻ: “Marketing văn hóa là cách để đưa một sản phẩm hiện diện trong đời sống của cư dân, và cách quảng cáo của họ là để cho thấy sản ph ẩm thực sự đi cùng đời sống của người dùng.”
“Nhờ vào điều này, họ đã nâng cao vị thế của thương hiệu, và đó là cách để Canada Goose tiến vào thị trường hàng xa xỉ,” – Danziger bổ sung.
Những chỉ trích về đạo đức
Việc Canada Goose sử dụng lông vũ từ động vật cũng mang đến cho họ một số hậu quả. PETA (Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật) đã từng tổ chức tuần hành chống lại cách làm việc của Canada Goose, yêu cầu họ sử dụng các phương pháp thay thế, không ảnh hưởng đến động vật.
Nhưng bất chấp điều đó, công ty vẫn giữ nguyên quan điểm và ngày càng trở nên vượt trội. Cuối năm 2013, Reiss bán lại phần lớn cổ phần cho quỹ đầu tư Bain Capital, cho phép công ty mở rộng thị trường tới Toronto và Winnipeg, rồi cuối cùng mở được cửa hàng ngay tại thành phố New York. Quá trình mở rộng này diễn ra trong 4 năm sau đó, để rồi đến năm 2017, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Trong ngày đầu mở bán, giá cổ phiếu của Canada Goose tăng tới 25%, và có xu hướng tăng liên tục suốt năm 2018. Theo báo cáo thống kê, giá trị của công ty tăng từ 291 triệu đô Canada lên hơn 591 triệu – bước nhảy tới 77%.
“Sự sang trọng công ty thể hiện phù hợp với một nhóm người tiêu dùng mới: những người kiếm ra tiền nhưng chưa đủ giàu. Với những người này, các mặt hàng xa xỉ mới thực sự thu hút họ,” – Danziger nhận định.
Canada Goose đã thành công khi tìm ra một khoảng trống, nằm giữa các thương hiệu nhỏ như Patagonia và các thương hiệu sang hẳn như Moncler và Prada. Năm 2018, doanh số công ty chiếm 6% trong số thị trường 11 tỉ đô về thời trang xa xỉ trên toàn cầu.
Burberry lấy vải may áo khoác làm đồ phục vụ bệnh viện chống dịch
Không kém cạnh các thương hiệu đình đám khác, nhà mốt nước Anh cũng thực hiện chiến dịch ủng hộ cho nhiều bệnh viện theo cách riêng của mình.
Trong mùa dịch, nhiều thương hiệu thời trang cao cấp đã không thể khoanh tay đứng ngoài cuộc. Theo sau LVMH và Giorgio Armani, Burberry tiếp tục thể hiện các hành động giúp đỡ cộng đồng.
Ngày 28/3, thương hiệu này đăng tải 3 bài viết trên tài khoản Instagram chính thức của mình, thông báo về những chiến dịch ủng hộ.
Đầu tiên, nhà mốt tới từ xứ sở sương mù yêu cầu các xưởng sản xuất trên toàn thế giới vận hành hết công suất để cung ứng kịp 10.000 chiếc khẩu trang y tế cho đội ngũ nhân viên y tế tại Anh.
Song song với đó, thương hiệu này cũng đóng góp một số tiền không nhỏ cho Đại học Oxford danh tiếng trong công cuộc nỗ lực tìm ra loại vaccine có thể ngăn ngừa được dịch bệnh.
Giáo sư Gravin Screation - trưởng khoa Nghiên cứu Y Dược, Đại học Oxford - cho hay: "Chúng tôi lấy làm vui mừng với sự trợ giúp rất hào phóng tới từ Burberry. Những khoản đóng góp như vậy thực sự giúp chúng tôi có thể đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và đã đạt được những kết quả ban đầu".
Hình ảnh với dòng chữ "Burberry ủng hộ cộng đồng" được hãng đăng tải trên tài khoản Instagram.
Loại vaccine này sẽ được đưa vào thử nghiệm trên cơ thể người trong khoảng thời gian một tháng sau.
Đặc biệt, Burberry còn tái cơ cấu lại một nhà máy sản xuất áo khoác tại khu vực Yorkshire, sử dụng các chất liệu làm nên tên tuổi của mình để làm các vật phẩm y tế như khẩu trang và áo trùm cho bệnh viện tuyến đầu chống dịch.
Loại vải đặc biệt của Burberry nổi tiếng bởi khả năng chống nước cao cùng độ nhẹ đáng kinh ngạc, giúp cho mọi chuyển động trở nên linh hoạt hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, thương hiệu này còn quyên góp cho các tổ chức từ thiện, ngân hàng thực phẩm dọc lãnh thổ nước Anh nhằm cứu vãn tình trạng khan hiếm thực phẩm cho một số khu vực, tạo nên ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng.
Chất liệu vải được sử dụng để sản xuất các vật dụng y tế cũng là chất liệu Burberry dùng để may những chiếc áo khoác nổi tiếng này.
Giới chuyên môn nhận xét rằng chuỗi hoạt động của Burberry đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng thời trang cùng những nhà mốt tên tuổi khác, tạo nên hình ảnh đẹp trong mắt công chúng và hơn hết là góp phần đối phó với dịch bệnh tại nước Anh nói riêng và trên thế giới nói chung.
Người hâm mộ thời trang trên thế giới đều bảy tỏ sự ủng hộ với Burberry vì những hành động nhân đạo và đầy ý nghĩa.
Burberry bán khẩu trang cao cấp giá gần 3 triệu đồng Thương hiệu thời trang danh tiếng nước Anh Burberry sắp ra mắt dòng khẩu trang cao cấp mới với giá dự tính khoảng 90 bảng Anh (khoảng 2,7 triệu đồng). Khẩu trang Burberry có 2 màu chủ đạo là be và xanh dương nhạt. Theo thông tin công bố trên trang web của Burberry, dòng khẩu trang này được làm từ vải thừa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025

'Càn quét' ngày hè với áo bèo nhún

Bản phối chuẩn 'vibe biển' cho nàng mê xê dịch mùa hè 2025

Quyến rũ với váy vạt chéo

Quần palazzo, món đồ không thể thiếu cho mùa hè

Váy sơ mi, váy maxi chất liệu tự nhiên 'giải nhiệt' mùa hè

Bí quyết phối đồ du lịch để lên hình 'đẹp mê ly'

Ấn tượng với màn trình diễn chào sân của Tuần lễ thời trang Xuân Hè 2025

Những cách biến tấu với khăn lụa để mùa hè thêm phong cách

Tôn lên đường cong quyến rũ với váy ôm body

Công sở vào hè cùng những gam màu nhã nhặn

5 món đồ công sở nhận nhiều ý kiến trái chiều: Người khen ưng mắt, người chê kém duyên
Có thể bạn quan tâm

Lưu Đức Hoa tự cắt 1/3 tiền lương trong phim mới
Hậu trường phim
14:36:25 16/05/2025
Những bó hoa cưới "linh nghiệm" của Vbiz: Sau màn "xin vía" là những đám cưới cực kỳ hoành tráng
Sao việt
14:32:14 16/05/2025
Các ứng dụng deepfake AI - Mối lo ngại lớn của các thần tượng K-pop
Sao châu á
14:28:46 16/05/2025
HOT: Vừa ngủ dậy, cả thế giới bị BLACKPINK dí DEADLINE!
Nhạc quốc tế
14:25:24 16/05/2025
Ngập tràn lời chê MV Anh Tài: Bống Bống Bang Bang phiên bản U40, còn "ghê" hơn cả thảm họa Pickleball?
Nhạc việt
14:22:49 16/05/2025
Hai đại gia bắt tay thực hiện màn lừa đảo ngoạn mục, trục lợi hơn 18 tỷ đồng
Pháp luật
14:20:36 16/05/2025
Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'
Thế giới
14:10:14 16/05/2025
Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam
Sức khỏe
14:07:09 16/05/2025
Động đất 5 độ richter ở Điện Biên
Tin nổi bật
14:04:46 16/05/2025
Động đất 5.0 độ xảy ra tại Điện Biên, nhiều người cảm nhận rung lắc, hoảng hốt chạy ra khỏi nhà
Netizen
14:02:14 16/05/2025