Bí mật tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc
Tờ Kanwa của Canada hôm 31/10 dẫn nguồn tin Thời Báo Hoàn Cầu giới công nghiệp đóng tàu tiết lộ, xưởng đóng tàu Giang Nam, Trung Quốc đang thiết kế chế tạo những đặc trưng cơ bản của tàu sân bay nội địa đầu tiên.
Động cơ của tàu sân bay nội địa này được cho là giống động cơ tàu thông thường, chứ không phải là động cơ nguyên tử.
Theo Kanwa, so với tàu sân bay Liêu Ninh hay tàu sân bay nội địa lớp 011A khác đang được bí mật đóng ở thành phố Đại Liên, thiết kế của con tàu mới này có thay đổi lớn, và công tác lắp đặt máy phóng thủy lực đã bước vào giai đoạn cuối.
Tàu sân bay Ulyanovsk của Liên Xô có sàn đáp máy bay
Hiện, bản vẽ cũng như thiết kế của tàu vẫn chưa hoàn thiện. Hơn nữa, động cơ, thiết kế của tàu sân bay nội địa mới đóng ở Giang Nam trên đảo Trường Hưng của Thượng Hải được cho là khác hẳn với tàu sân bay lớp 011A nên việc tiến hành đóng tàu sân bay thứ 2 này sẽ không phụ thuộc vào thời gian hoàn thành tàu sân bay lớp 011A ở Đại Liên.
Trong khi đó, học giả phương Tây cho rằng, tàu sân bay do xưởng đóng tàu Giang Nam chế tạo có động cơ nguyên tử tương tự như tàu sân bay Ulyanovsk của Liên Xô.
Hơn nữa, gần đây trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện những hình ảnh về mô hình tàu sân bay số 18 không có sàn đáp máy bay.
Nguồn tin trên tờ Kanwa nói, tàu sân bay được đóng ở Giang Nam được cho là sử dụng động cơ thông thường.
Do đó, giới phân tích cho rằng vỏ tàu sân bay số 18 không nhất định là do xưởng đóng tàu Giang Nam chế tạo vì bản thiết kế vẫn chưa được hoàn tất.
Video đang HOT
Tàu sân bay nội địa là dự án bí mật nên tạm thời sẽ chưa công bố mô hình chính thức theo luật Trung Quốc, theo lý giải của Kanwa.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Trung Quốc từng tuyên bố nước này sẽ sở hữu ít nhất 4 chiếc tàu sân bay từ nay cho đến năm 2020. Nước này được cho là đang song song đóng mới 2 tàu sân bay nội địa đầu tiên ở Đại Liên và Thượng Hải.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt năm ngoái nói với tờ Nhân dân Nhật báo rằng tàu sân bay nội địa đầu tiên do nước này sản xuất sẽ đột phá và mạnh hơn so với tàu sân bay Liêu Ninh.
Nói về điểm khác biệt giữa tàu sân bay tương lai do Trung Quốc sản xuất với tàu sân bay Liêu Ninh, chuyên gia quân sự Lý Kiệt nói tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc có thể sánh ngang với tàu sân bay lớp Nimitz của hải quân Mỹ.
Thông thường các tàu được sản xuất sau sẽ có nhiều cải tiến hơn tàu sản xuất trước đó. Hải quân Mỹ hiện có 10 tàu sân bay lớp Nimitz, mỗi tàu đều có những điểm khác nhau, tiêu biểu là hai tàu sân bay lớp Nimitz USS Ronald Reagan và USS George H.W. Bush được sản xuất sau cùng của Mỹ khác với 8 tàu sân bay trước đó về mặt thiết kế tàng hình, thiết bị điện tử, sàn đáp máy bay và trọng lượng.
Giới chức quân sự cấp cao Trung Quốc từng nói, Trung Quốc nhất định sẽ không dừng lại ở một tàu sân bay Liêu Ninh, ám chỉ nước này sẽ có thêm rất nhiều tàu sân bay khác. Và những tàu sân bay được sản xuất sau sẽ được cải tiến và mạnh hơn tàu sân bay Liêu Ninh.
Nói như vậy nghĩa là các tàu sân bay nội địa tương lai của Trung Quốc về cơ bản là giống nhau, nhưng các tàu sản xuất sau sẽ có chút cải tiến và nâng cao về thiết bị điện tử, thiết bị điều khiển, Nhân dân Nhật báo dẫn lời ông Lý Kiệt.
Liêu Ninh là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Nó được đặt theo tên tỉnh Liêu Ninh nơi con tàu được tân trang. Sau một số lần chạy thử, tàu được đánh số 16 và chính thức bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào cuối tháng 9/2012.
Tàu sân bay Liêu Ninh vốn do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag. Trung Quốc đã mua lại từ Ukraina vào năm 1998, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó.
Mục đích mua tàu không được công khai cho đến tận tháng 6/2011 khi chiếc tàu được đóng xong hoàn toàn. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng tàu Liêu Ninh được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và huấn luyện.
Tàu Liêu Ninh vốn thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nó dài khoảng 304,5m, rộng 37m. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 37 hải lý/giờ.
Theo VTC
Tàu sân bay Trung Quốc gặp sự cố, lộ rõ kỹ thuật yếu kém
Sự cố tàu Liêu Ninh - tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc bất ngờ bị ngắt nguồn điện trong một cuộc thử nghiệm trên biển tuần trước do rò rỉ lò hơi.
Các chiến sĩ hải quân Trung quốc đứng gác trên tàu sân bay Liêu Ninh trong chuyến đi tới căn cứ quân sự ở Tam Á, Hải Nam.
Trung Quốc đã tạo được dấu ấn về tiềm lực quốc phòng những năm gần đây. Nhưng mấy trong tuần nay họ đã vấp phải một vài sự cố kỹ thuật đáng chú ý.
Robert Beckhusen đăng tải lên website War is Boring (tạm dịch: Chiến tranh thật nhàm chán) về sự cố tàu Liêu Ninh - tàu sân bay duy nhất hiện nay của Trung Quốc bất ngờ bị ngắt nguồn điện trong một cuộc thử nghiệm trên biển tuần trước. Con tàu "bị rò rỉ lò hơi làm toàn bộ hệ thống điện trên tàu tạm thời bị ngắt".
Website cũng đã chú thích rằng những sự cố như thế này chưa từng xảy ra đối với các tàu của Xô Viết cuối những năm 1980 - trước khi Varyag được Trung Quốc đổi tên thành Liêu Ninh.
Beckhusen cũng nhắc lại sự việc trước đây của tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ. Con tàu nặng 40,000 tấn, trước kia là tàu lớp Kiev thời Xô Viết được đặt năm 1987, được Delhi mua lại năm 2004. Con tàu này đang tạm thời ngừng hoạt động sau sự cố nổ lò hơi vào năm trước.
Ông cũng nói thêm rằng tàu Admiral Kuznetsov 50,000 tấn của Nga đã không thể di chuyển do động cơ ngừng hoạt động và sẽ phải dùng đến tàu kéo.
Sự cố tàu Liêu Ninh đã làm lộ rõ những căng thẳng của quốc phòng Trung Quốc.
Trung Quốc luôn muốn trở thành một cường quốc lớn trên thế giới. Chỉ đơn giản bằng việc theo đuổi những dự án này, Trung Quốc cũng cho thấy khát vọng đứng ngang tầm với Mỹ của mình.
Được biết, Mỹ có các cụm tác chiến tàu sân bay ở Thái Bình Dương vào thời điểm hiện tại, và vẫn đang tiến hành phát triển thế hệ máy bay chiến đấu hiện đại F-35 trong nhiều năm qua.
Vì thế quân đội Trung Quốc đã đột nhập vào các mục tiêu thông tin liên lạc trên khắp thế giới và sản xuất các loại vũ khí mà một số quốc gia khác đang tiến hành. Cụ thể như hệ thống chống vệ tinh hay tên lửa chứa gần chục đầu đạn hạt nhân.
Tuy vậy, các vấn đề hiện tại của Liêu Ninh cho thấy Trung Quốc vẫn còn lâu mới có thể đuổi kịp Mỹ để trở thành một cường quốc quân sự.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Business Insider - website tin tức kinh doanh và công nghệ của Mỹ được thành lập năm 2009 ở New York.
Theo Infonet
Tàu sân bay Liêu Ninh gặp sự cố làm thủy thủ chạy tán loạn Trong một cuộc thử nghiệm gần đây trên biển tàu sân bay Liêu Ninh nổ lò hơi gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn và phải dừng hoạt động của con tàu. Sự việc trên làm dấy lên lo ngại trong vấn đề hiện đại hóa hải quân Trung Quốc. Tàu sân bay Liêu Ninh lắm bệnh. Tàu sân bay Liêu Ninh vốn...