Bí mật tàu chiến Mỹ bắn rơi máy bay Iran
Chiếc máy bay chở khách mang số hiệu 655 của Iran đã bị tàu tuần dương Vincennes lớp Aegis của Mỹ bắn rơi ngày 3/7/1988. Một phần tư thế kỷ sau đó, Vincennes hầu như đã bị lãng quên, nhưng vụ việc vẫn được coi là thảm họa thứ 7 về mức độ kinh khủng nhất…
Những chiến đấu cơ tốt nhất mọi thời đại của Mỹ-Kỳ 1 Ngành công nghiệp vũ khí của Israel – Kỳ cuối Chiếc máy bay chở khách mang số hiệu 655 của Iran đã bị tàu tuần dương Vincennes lớp Aegis của Mỹ bắn rơi ngày 3/7/1988. Một phần tư thế kỷ sau đó, Vincennes hầu như đã bị lãng quên, nhưng vụ việc vẫn được coi là thảm họa thứ 7 về mức độ kinh khủng nhất trong ngành hàng không thế giới và là một trong những điều “hổ thẹn không thể tha thứ” của Lầu Năm Góc.
Chiếc máy bay Airbus A300 của Iran bị bắn rơi khi bay qua khu vực đang có giao tranh hải quân – một trong nhiều cuộc xung đột trong “Cuộc chiến dầu mỏ” – ở eo biển Hormuz. Thuyền trưởng của tàu Vincennes, Will Rogers III, đã nhầm máy bay thương mại của Iran là một máy bay phản lực chiến đấu F – 14 và đã cho bắn tên lửa đất đối không SM – 2. Thảm kịch đã khiến 290 hành khách thiệt mạng, trong đó có 66 trẻ em.
Tàu chiến USS Vincennes của Hải quân Mỹ
Sau sự cố năm 1988, các quan chức Mỹ đã nói dối rất nhiều và đổ lỗi cho phi công Iran. Ngày 19/8/1988, gần 7 tuần sau khi thảm họa xảy ra, Lầu Năm Góc đã đưa ra một báo cáo 53 trang về vụ việc và kết luận rằng “thuyền trưởng và tất cả các nhân viên trên tàu Vincennes đã hành động đúng”. 8 năm sau, chính phủ Mỹ mới chịu thừa nhận là họ đã gây ra thảm kịch và phải bù đắp cho gia đình các nạn nhân, sau đó bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc”, nhưng không một lời xin lỗi.
Cụ thể, ngày 3/7/1988, tại cuộc họp báo đầu tiên của Lầu Năm Góc về vụ việc, Đô đốc William Crowe, Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói rằng máy bay của Iran đã bay ở độ cao gần 3 km và giảm dần tốc độ từ 230m/giây, “đối đầu trực tiếp” với tàu chiến Vincennes. Tuy nhiên, trên thực tế, báo cáo ngày 19/8 của Phó Đô đốc William Fogarty thuộc Bộ Tư lệnh Mỹ đặc trách khu vực Trung Á và Trung Đông đã kết luận (từ các đĩa máy tính được tìm thấy bên trong hệ thống trung tâm thông tin tác chiến của tàu Vincennes) rằng máy bay của Iran đã dần “nâng độ cao” lên 3,6 km với tốc độ chậm hơn là 195m/giây.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Carlucci trong cuộc họp báo về thảm họa máy bay Iran tại Lầu Năm Góc ngày 19/8/1988
Khi sự khác biệt này được đề cập trong một cuộc họp báo ngày 19/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Carlucci nói: “Đó thực sự là một nghi vấn về việc liệu cách giải thích khác nhau này sẽ ảnh hưởng đến sự phán quyết như thế nào” đối với việc máy bay bị bắn hạ. Một sự khác biệt đáng lo ngại không kém nữa là: Báo cáo của ông Crowe trong cuộc họp báo ngày 3/7 cho rằng máy bay của Iran đang bay “bên ngoài các tuyến đường hàng không thương mại theo quy định”; trong khi báo cáo ngày 19/8 của ông Fogarty lại cho biết máy bay Airbus A300 của Iran đang bay “trong tuyến đường đã được thiết lập”.
Tướng Crowe đã nói rằng hệ thống tiếp sóng của máy bay dân sự trên đã phát ra một mã ở kênh quân sự “Chế độ 2″; trong khi báo cáo sau đó nói rằng máy bay đã phát ra mã ở kênh dân sự “Chế độ 3″. Ông Crowe cũng khẳng định tàu chiến Vincennes đã đưa ra một số cảnh báo. Báo cáo ngày 19/8 cũng đã xác nhận điều này, nhưng lưu ý: “Do khối lượng công việc nặng nề của phi công trong giai đoạn cất cánh và nâng dần độ cao trong khi phải liên lạc với 2 trung tâm kiểm soát hàng không, nên có lẽ phi công không quan sát được kênh đang có sự căng thẳng hàng không quốc tế”.
Đô đốc George B.Crist, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ đặc trách khu vực Trung Á và Trung Đông, sau đó cũng đã gửi một bức thư “phê bình nhưng không trừng phạt” các sĩ quan tác chiến phòng không của tàu Vincennes, tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Carlucci đã rút lại bức thư này.
Không chỉ vậy, 2 năm sau đó, Thuyền trưởng Rogers còn được trao thưởng huân chương của Các Lực Lượng Vũ Trang Mỹ vì thành tích phục vụ và chỉ huy tàu Vincennes từ tháng 4/1987 – 5/1989. Nhưng một cú sốc lớn đã đến vào năm 1992, 4 năm sau khi chiếc máy bay của Iran bị bắn hạ, Đô đốc Crowe thừa nhận trên chương trình “Nightline” của ABC rằng Vincennes đã ở trong vùng biển Iran vào thời điểm nó bắn hạ máy bay trên. Trở lại năm 1988, ông Crowe và những người khác quả quyết rằng chiếc tàu chiến trên lúc đó đang ở trong vùng biển quốc tế.
Một số sĩ quan hải quân khác trên tàu Vincennes sau đó cũng thừa nhận rằng thuyền trưởng Rogers đã hành động một cách kỳ lạ khi chỉ huy tàu tuần dương tên lửa Aegis của mình đi vào vùng biển này để theo dõi các tàu tuần tra của Iran – điều quá mức cần thiết và có thể dẫn đến những rắc rối trong mọi trường hợp. Những tình huống phát sinh trong qua trình theo dõi kết hợp với thực tế là hệ thống tên lửa radar dẫn đường Aegis đang còn rất mới vào thời điểm đó, có thể dẫn đến sai lầm chết người của ông Rogers.
Không lâu sau khi chiếc máy bay bị bắn rơi, Iran yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khiển trách Mỹ vì “hành động vô đạo đức” khi tấn công máy bay thương mại. Phó Tổng thống George HW Bush, người đang chạy đua trong cuộc tranh cử với Tổng thống Ronald Reagan lúc đó, phát biểu trong một chiến dịch tranh cử: “Tôi sẽ không bao giờ xin lỗi vì nước Mỹ – Tôi không quan tâm các sự kiện là gì”. Cuối cùng, năm 1996, chính quyền của Tổng thống Bill Clinton đã phải bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc” và trả tiền bồi thường cho chính phủ Iran 131,8 triệu USD, trong đó 61,8 triệu USD cho gia đình các nạn nhân. Đổi lại, Tehran đã đồng ý không kiện Mỹ lên Tòa án Công lý Quốc tế.
Theo Công Thuận/ Tin tức
Mỹ "sẵn sàng cho cuộc chiến trên biển Đông"
Trang Oped Space vừa đăng tải bài viết của Tiến sĩ Ian Ralby, người sáng lập tổ chức tư vấn an ninh chính trị I.R. Consilium (Mỹ) phân tích lý do Mỹ sẵn sàng cho một cuộc chiến ở biển Đông.
Những giải mã bất ngờ về trống đồng Việt Nam
Theo tác giả, điều không khó nhận ra là những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng khiến Mỹ không thể ngồi yên. Sự lấn tới của Bắc Kinh có thể hủy hoại quyền tự do lưu thông tàu bè và máy bay quân sự của Hải quân Mỹ qua khu vực này.
Đài BBC gần đầy còn đăng tải một phóng sự chỉ rõ việc Hải quân Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với Trung Quốc nếu căng thẳng lên đỉnh điểm.
Tiến sĩ Ian Ralby nhận định rõ ràng Mỹ không muốn Trung Quốc giành phần thắng trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, bởi điều đó sẽ ảnh hướng đáng kể tới chính sách "chuyển hướng sang châu Á" của chính quyền Mỹ. Tuy nhiên Washington khó có thể thuyết phục Bắc Kinh giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) khi Mỹ không phải một thành viên của UNCLOS.
Lực lượng trên tàu sân bay USS George Washington đang luyện tập kịch bản tập trận "chống tiếp cận, chống xâm nhập". Ảnh: BBC
Mỹ vốn chỉ công nhận UNCLOS là luật tập quán quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc lại tự ý diễn giải UNCLOS theo ý kiến chủ quan của mình. Bắc Kinh không cho rằng các nguyên tắc của luật biển lại áp dụng cho các tàu chiến hoặc máy bay quân sự nước ngoài được quá cảnh khu vực đặc quyền kinh tế trên biển (EEZ).
Thời gian qua, Trung Quốc tìm cách ngăn cản các tàu hải quân nước ngoài, trong đó có một tàu của Ấn Độ, đi qua vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là thuộc EEZ của họ.
Từ đó, Trung Quốc còn cho rằng Mỹ vi phạm UNCLOS khi tiến hành các cuộc diễn tập quân sự, các chuyến bay giám sát, các cuộc khảo sát thủy văn (để phục vụ cho việc chống tàu ngầm) và các hoạt động khác trong khu vực nói trên.
Theo Người Lao Động
Tàu chiến Mỹ bất ngờ tới biển Đen, huấn luyện với Gruzia Ngày 14/10, một tàu chiến của Mỹ đã cập cảng Batumi của Gruzia bên bờ Biển Đen giữa lúc căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Phía Mỹ thông báo tàu này sẽ tiến hành huấn luyện hỗn hợp với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Gruzia Đại sứ quán Mỹ ở Gruzia cho...