Bí mật tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Hải quân Anh hé lộ
Tàu chỉ huy Victory bị chìm là do gỗ không đảm bảo chất lượng, tốc độ thối rữa nhanh, không phù hợp tiêu chuẩn, nhiều thiết kế không thỏa đáng.
Hải quân TQ thăm châu Âu để phô trương “ngoại giao pháo hạm”Anh se lắp tên lửa chống hạm thế hệ mới cho trực thăng AW159TQ sẽ học Anh, chế tạo tàu sân bay để thực hiện tham vọng Biển Đông
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 13 tháng 8 dẫn bài báo “The Independent” Anh tháng 8 tháng 8 đưa tin, bí mật về tai nạn hải quân nghiêm trọng nhất của Anh sau 271 năm đã có lời giải.
Một khẩu pháo đồng của tàu chỉ huy Victory Anh bị chìm ở eo biển Măng-sơ được trục vớt
Theo bài báo, sau 2 thế kỷ rưỡi, các nhà khảo cổ cuối cùng đã làm rõ một trong những tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hải quân hoàng gia Anh – tàu chỉ huy Victory của hạm đội Anh giữa thế kỷ 18 bị chìm ở eo biển Măng-sơ, cách Plymouth khoảng 50 hải lý về phía đông nam, toàn bộ 1.100 người thiệt mạng.
Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất của Hải quân hoàng gia Anh ở eo biển Măng-sơ trong lịch sử.
Khi đó và trong hơn 2 thế kỷ sau đó, các quan chức và các nhà khoa học lịch sử Hải quân Anh đều cho rằng, nguyên nhân hàng đầu là do thời tiết, bởi khi tàu bị chìm có mưa to gió lớn.
Nhưng hiện nay, nghiên cứu chi tiết thảm họa này cho thấy, trên thực tế, thảm họa phần nhiều là do con người gây ra – khuyết điểm thiết kế và chế tạo không phù hợp với tiêu chuẩn.
Các nghiên cứu mới do nhà khảo cổ học biển Anh Sean Kingsley tiến hành cho thấy, tàu chỉ huy Victory bị chìm là do thiết kế của nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi mưa to gió lớn, một nguyên nhân khác rất có thể là, gỗ dùng để chế tạo tàu này không phù hợp tiêu chuẩn.
Video đang HOT
Tàu chỉ huy HMS Victory (mô hình) Hải quân hoàng gia Anh bị chìm ở eo biển Măng-sơ trong lịch sử
Các cuộc điều tra cho thấy, khi chế tạo tàu Victory, Hải quân hoàng gia thiếu gỗ chất lượng cao, vì vậy, khi chế tạo nhiều tàu chiến Hải quân hoàng gia ở giữa thế kỷ 18, đã sử dụng gỗ chưa đủ tốt và gỗ chưa qua xử lý khô.
Trong nhiều cuộc chiến tranh giữa Anh-Hà Lan giữa thế kỷ 17, việc tái thiết London sau hỏa hoạn lớn vào năm 1666 và sự xâm chiếm phi pháp của tư nhân đối với rừng hoàng gia đã tiêu tốn rất nhiều tài nguyên gỗ của Anh.
Hơn nữa, nghiên cứu mới cho thấy, công tác tổ chức nội bộ của nhà máy đóng tàu hải quân lộn xộn, dẫn đến gỗ đã được xử lý và chưa được xử lý khô để lẫn lộn vào nhau, gỗ cũng không được tiến hành phân loại dựa trên chất lượng.
Việc sử dụng gỗ chưa được xử lý khô có nghĩa là, tốc độ thối rữa của thân tàu va sàn tàu nhanh hơn nhiều so với tình hình thông thường, vì vậy khả năng chịu được sức ép to lớn của thân tàu trước mưa to gió lớn cũng phải nhỏ hơn nhiều.
Nghiên cứu mới cho biết, khi chế tạo tàu chỉ huy Victory, hoạt động đóng tàu của Hải quân hoàng gia Anh nằm ở giai đoạn không phù hợp tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng.
Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 18, sau khi hoạt động được 12 – 17 năm, tàu chiến Anh phải đến bến tàu để tiến hành đại tu. Nhưng, từ năm 1735 đến năm 1742, con số này chỉ là 8,8 năm.
Tàu chỉ huy HMS Victory (mô hình) Hải quân hoàng gia Anh bị chìm ở eo biển Măng-sơ trong lịch sử
Những nghiên cứu do Tiến sĩ Kingsley đứng đầu cho thấy, chất lượng tàu giảm đi phần nào là do, vào mùa đông trong thập niên 30 của thế kỷ 18 có khí hậu ôn hòa, dẫn đến gỗ có rất nhiều lớp mềm, trong khi đó, lớp này cần thời gian tương đối dài mới có thể khô ráo.
Điều rất quan trọng là, những nghiên cứu mới còn xác nhận, thiết kế của tàu Victory tồn tại khiếm khuyết to lớn. Mặc dù vào lúc đó, một số nhà hàng hải lâu năm của Anh và Pháp – đối thủ của Anh cho rằng, tỷ lệ của chiếc tàu chiến này không thỏa đáng – quá rộng, quá cao, dung tích của đáy tàu quá nhỏ.
Khi đó, Hải quân Anh cũng ý thức được, không khí trong các tàu chiến Anh như tàu Victory lưu thông không đủ, điều này có thể làm cho mức độ mục của gỗ gia tăng.
Nhưng, trong tất cả các nhân tố này, một trong những nhân tố mang tính quyết định hầu như là khí hậu mùa đông ôn hòa của thập niên 30 thế kỷ 18 – điều này có nghĩa là, lớp mềm trong gỗ của tàu chỉ huy Victory quá nhiều, vì vậy hầu như có thể khẳng định là không phù hợp tiêu chuẩn.
Tất cả những khuyết điểm trong thiết kế và chế tạo này cho thấy, tàu chiến này sở dĩ bị chìm khi mưa to gió lớn là do nó đã rất yếu ớt.
Anh đang phát triển tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Đa Chiều: Đừng lấy tính mạng người dân để trả giá cho phát triển
Vụ nổ Thiên Tân là tai họa do con người tự chuốc lấy chứ không thể đổ tại Ông Trời.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Đa Chiều.
Đa Chiều, một tờ báo tiếng Hoa tại Mỹ tự nhận là "cái loa tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc ở hải ngoại" ngày 16/8 có bài xã luận: "Đừng lấy tính mạng của người dân để trả giá cho phát triển" xung quanh vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân hôm 12/8 gây ra thương vong và thiệt hại rất lớn về người cũng như tài sản.
Cho đến nay con số thương vong do vụ nổ gây ra vẫn tiếp tục gia tăng, điều khiến dư luận người dân Trung Quốc phẫn nộ là việc sự cố đã xảy ra mấy ngày nhưng vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân, cũng không ai đưa ra được danh sách các loại hóa chất độc hại nào có trong kho khi phát nổ và số lượng là bao nhiêu.
Những người lính cứu hỏa khi được lệnh thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp trong vụ nổ Thiên Tân cũng đã không được chỉ dẫn các khu vực chứa hóa chất độc hại, dễ cháy nổ, không thể xác lập được phương án cứu hộ từ các số liệu lưu trữ kho bãi mới tạo ra tổn thất to lớn về người và của. Điều này cho thấy vụ nổ Thiên Tân là tai họa do con người tự chuốc lấy chứ không thể đổ tại Ông Trời.
Tai họa đáng lẽ có thể tránh nhưng cuối cùng lại không thể tránh, Đa Chiều cho rằng cần phải truy cứu trách nhiệm đến cùng vụ này để có một lời giải thích rõ ràng trước vong linh những nạn nhân xấu số và thân nhân họ. Tuy nhiên cần phải thấy rằng cũng như rất nhiều vụ tai nạn khác, vụ nổ ở Thiên Tân là kết cục đương nhiên của việc quản lý không đến nơi đến chốn, cái giá phải trả cho việc phát triển nóng trong mấy chục năm qua.
Những vụ nổ tương tự như nổ dường dẫn dầu ở Thanh Hải, Đại Liên, nổ kho bãi ở Phúc Kiến, nổ kho thuốc pháo hoa ở Thượng Hải đều gắn liền với tình trạng ô nhiễm môi trường khắp nơi trên đất Trung Quốc cùng những vụ sập hầm lò đã trở thành nỗi đau của thời đại, Đa Chiều bình luận.
Phát triển không nên chỉ là sự nâng cao phiến diện mức sống vật chất hay tốc độ tăng trưởng kinh tế bao nhiêu %, mà phải là một quá trình tổng hợp, toàn diện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Phát triển kinh tế phải đi đôi với cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và kiểm soát tốt các nhân tố rủi ro.
Đa Chiều cho rằng, vụ nổ 12/8 ở Thiên Tân và sự bất lực của các cơ quan chức năng đã trở thành một bài học đắt giá cho Trung Quốc: Từ nay về sau phải đặt an toàn tính mạng và tài sản của người dân lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Anh bắt đầu thử tàu ngầm nguyên tử tàng hình HMS Artful [VIDEO] Tàu ngầm HMS Artful tiêu tốn trên 1,56 tỷ USD của Hải quân Anh này dự tính sẽ biên chế cho hạm đội Hải quân hoàng gia Anh vào cuối năm nay. Hãng CNN của Mỹ ngày 17/8/2015 đưa tin cho biết Công ty BAE Systems Anh ngày 13/8 đã tiến hành thử nghiệm trên biển với chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn...