Bí mật sức mạnh quân đội Mỹ từ những nghĩa địa máy bay
Không quân Mỹ hồi sinh mẫu máy bay lỗi thời đã ngừng vận hành trong một thời gian dài vào hoạt động trở lại, và điều này có thể làm thay đổi tương quan lực lượng giữa Không lực Mỹ với bất kỳ mọi đối thủ chiến lược của Mỹ, nghiêng về có lợi cho Lầu Năm Góc.
“ Nghĩa địa máy bay” thuộc căn cứ không quân Davis-Monthan ở Arizona
Tất nhiên, các mô hình cũ không thể cạnh tranh cân sức với các máy bay hiện đại, nhưng toàn bộ ý nghĩa nằm ở chỗ các tên lửa mà phi cơ cũ có thể chuyên chở.
Trong tháng Mười, lực lượng chiến lược Không quân Mỹ được trang bị máy bay ném bom tiếp theo. Người dân bình thường đặc biệt chú ý đến thực tế rằng đây là máy bay đã được xuất xưởng cách đây 55 năm, và trong nhiều năm được cất giữ tại cái gọi là “nghĩa địa máy bay” thuộc căn cứ không quân Davis-Monthan ở Arizona, các phương tiện truyền thông Nga đưa tin.
Ở đây đang nói về máy bay ném bom chiến lược B-52 Ghost Rider, được mệnh danh là “Ma tốc độ”. Máy bay này được “hồi sinh” để thay thế một vài máy bay loại bị hư hỏng trong tám năm qua. Chiếc B-52 có độ tuổi 55 này là chiếc “trẻ nhất” trong số các anh em cùng loại, đã dừng sản xuất từ 54 năm trước năm 1962.
Nhưng các “cựu chiến binh” này vẫn là xương sống của lực lượng chiến lược Không quân Mỹ, và theo kế hoạch hiện nay, chúng sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2040, khi chiếc trẻ nhất trong số đó sẽ có độ tuổi 78. Hiện nay có khoảng 10% trong tổng số B-52 xuất xưởng trước đó (76 744) đang phục vụ trong Không lực Mỹ.
Thời kỳ hoạt động dài như vậy không phải là hiếm thấy. Có một loạt máy bay cũng đã có độ tuổi tương đương với B-52 (hơn hoặc kém một vài năm). Trong số đó có máy bay Liên Xô-Nga Tu-95, máy bay ném bom chiến thuật của Vương quốc Anh English Electric Canberra, máy bay tuần tra hàng hải Lockheed P-3 Orion và máy bay do thám Lockheed U-2.
Tất cả trong số đó, ngoại trừ máy bay Anh The Canberra, được đưa vào hoạt động từ năm 1951, và chỉ đến năm 2006 mới cho “nghỉ hưu”.Do đó, đáng chú ý trong việc “hồi sinh” Ghost Rider không phải ở độ tuổi của nó, mà là máy bay này đã được lưu giữ ở đâu sau khi bị gạt ra khỏi hàng ngũ và đã trở lại hoạt động trong Không lực Mỹ như thế nào.
Video đang HOT
Máy bay ném bom B-52 Ghost Rider “nghỉ hưu” tại căn cứ không quân Davis-Monthan đã nhắc tới ở trên, nơi có cái gọi là “Nhóm bảo dưỡng và phục hồi kỹ thuật 309-I), viết tắt là AMARG. Đằng sau tên gọi này là nghĩa địa máy bay lớn nhất thế giới. Hiện nay, có khoảng 4.400 loại máy bay khác nhau, gồm máy bay, trực thăng và khinh khí cầu được bảo quản tại đây.
Điều kiện khô ráo của vùng sa mạc là yếu tố thuận lợi để bảo quản các máy bay mà quân đội Mỹ không tiếp tục sử dụng. Hơn nữa, các máy bay lưu giữ tại đây được xử lý đặc biệt để bảo quản. Người ta tháo hết vũ khí, ghế phóng và thiết bị bí mật, loại bỏ tất cả các chất lỏng, còn các ống dẫn thì được bôi dầu.
Sau đó, toàn bộ máy bay được phủ một lớp phun polymer đặc biệt, không chỉ bảo vệ nó khỏi tác động của tia mặt trời và thời tiết khắc nghiệt, mà còn giữ cho bên trong máy bay có nhiệt độ chấp nhận được. AMARG nằm trong khu vực được bảo vệ, không ai có thể đến đây nếu không có thẻ vào, hoặc giấy phép đặc biệt.
Vai trò chính của AMARG không phải là nguồn phụ tùng thay thế. Davis-Monthan là kho dự trữ máy bay chiến lược của Mỹ, kể cả quân sự và dân sự. Tại căn cứ Arizona có hàng trăm máy bay chở khách đã phục vụ hết kỳ hạn, nhưng khi cần có thể cất cánh bất cứ lúc nào.
Tất nhiên, khả năng như vậy trước hết tập trung vào các loại máy bay chiến đấu. Ví dụ, tại AMARG, các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 được bảo quản theo cách mà chúng có thể sẵn sàng tham gia chiến đấu trong vòng 72 giờ.
Một chiếc F-16 của quân đội Mỹ.
Một vài thập kỷ trước đây, khó có thể ngờ rằng AMARG tồn tại như một kho dự trữ máy bay chiến đấu. Trong thực tế, làm sao những “Phantom” cũ kỹ từ thời chiến tranh Việt Nam có thể sánh nổi với máy bay chiến đấu có khả năng cơ động, mang tên lửa và vũ khí như các phi cơ Su hiện đại nhất? Tuy nhiên, quan điểm này là dư âm của học thuyết quân sự được thể hiện bằng công thức: “Bom (tên lửa) là thằng ngốc, còn máy bay là tráng sỹ”.
Theo nguyên tắc này, tối đa hóa khả năng chiến đấu của thiết bị chở vũ khí luôn được nhấn mạnh.Câu hỏi đặt ra: tại sao Mỹ dành nhiều thời gian và năng lượng cho việc chế tạo máy bay tấn công và máy bay ném bom thế hệ mới như F-35 và LRS-B, khi mà có thể tiết kiệm hơn bằng cách treo các tên lửa hiện đại dưới cánh máy bay cũ từ nửa thế kỷ trước?
Ở đây có thể có hai phương án trả lời. Thứ nhất, mặc dù tên lửa trở nên “thông minh hơn” và tầm xa hơn, nhưng điều đó không diễn ra với tốc độ nhanh chóng đến mức mà trong tương lai gần có thể sẵn sàng đối phó hiệu quả chống phi cơ cao cấp của kẻ thù tiềm năng hoặc vượt qua hệ thống phòng không đối phương.
Thứ hai, trong khuôn khổ tổ hợp quân sự-công nghiệp Mỹ, đang diễn ra cuộc cạnh tranh ngầm giành miếng bánh ngân sách quốc phòng giữa các nhà sản xuất vũ khí và nhà sản xuất phương tiện chuyển tải có người lái. Hiện tại cuộc tranh giành này vẫn còn chưa ngã ngũ, vì vậy Mỹ phát triển cả hai phương hướng trong khuôn khổ tăng cường tiềm lực không quân của đất nước.
Theo Danviet
Tiêm kích F-16 Ba Lan có "hàng khủng" nào chống Nga?
Dàn tiêm kích F-16 của Không quân Ba Lan sẽ được tái trang bị hàng loạt tên lửa tấn công mới để có thể đối đầu với Nga trong tương lai.
Theo tạp chí The Aviationist, Bộ Quốc phòng Ba Lan đang lên kế hoạch mua một loạt tên lửa không đối không, không đối đất và bom mới dành cho phi đội chiến đấu cơ F-16C/D Block 52 - "xương sống" của không quân nước này. Chương trình mua sắm này đã được Ba lan khởi động từ cuối tháng trước.
Sau khi mọi thủ tục cần thiết cho kế hoạch trên được chuẩn bị Không quân Ba Lan sẽ bắt đầu nghiên cứu và đánh giá một số mẫu tên lửa, bom tấn công mặt đất thế hệ mới có thể được trang bị trên những chiếc tiêm kích F-16 do các nhà thầu quốc phòng nước ngoài đề xuất. Trong đó trọng tâm là các loại tên lửa chống radar, bom chùm và bom xuyên phá chống các công trình ngầm.
Hiện tại phi đội F-16 của Không quân Ba Lan đã được trang bị hầu hết các dòng vũ khí được phát triển cho mẫu tiêm kích đa năng này như bom dẫn đường bằng laser Paveway, bom thông minh JDAM, bom lượn thông minh JSOW và các loại bom thông dụng khác theo tiêu chuẩn của NATO.
Bên cạnh đó trong 5 năm tới Không quân Ba Lan cũng sẽ được Mỹ chuyển giao ít nhất 40 đơn vị tên lửa hành trình JASSM (Joint Air-to-Surface Standoff Missile) để trang bị cho F-16 theo một hợp đồng được hai bên ký kết vào năm 2014. JASSM do Tập đoàn vũ khí Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ, nó có tầm bắn lên đến hơn 370km và có thể mang theo đầu đạn nặng 450kg. Trong ảnh là các phi công F-16 của Ba Lan đứng bên cạnh JASSM trong một đợt huấn luyện diễn ra ở Mỹ.
Để có thể triển khai JASSM, phi đội F-16 của Ba Lan cũng sẽ được nâng cấp hệ thống điện tử, các phi công Ba Lan sẽ phải trải qua chương trình huấn luyện đặc biệt. JASSM được Mỹ ví như mũi tên đầu tiên của NATO tại Đông Âu với khả năng tấn công phủ đầu mọi vị trí chiến lược của Nga ngay sau khi xung đột nổ ra.
Vào mùa hè năm ngoái, Công ty quốc phòng Orbital ATK của Mỹ cũng đã giới thiệu cho Ba Lan mẫu tên lửa chống radar tiên tiến AAGRM AGM-88E có khả năng tích hợp sẵn trên F-16. Hiện nay phi đội F-16 của Ba Lan cũng chưa được trang bị các loại tên lửa dành riêng cho nhiệm vụ chống radar.
Hiện tại Không quân Ba Lan có trong biên chế khoảng 48 chiếc F-16C/D Block 52 . Số máy bay này đều được mua từ đầu những năm 2000, bên cạnh đó Ba Lan cũng duy trì phi đội 32 chiếc tiêm kích MiG-29 mua từ Đông Âu và Cộng hòa Czech.
Hiện tại cán quân sự ở Đông Âu đang có sự thay đổi rất lớn khi NATO mà đứng đầu là Mỹ đã triển khai thêm quân ở loạt các căn cứ quân sự sát biên giới với Nga tại Đông Âu. Trong khi đó Ba Lan là nước đầu tiên trong khu vực ủng hộ kế hoạch này của Mỹ và tuyên bố rằng những hành động trên là cần thiết nhằm vô hiệu hóa mọi đe dọa từ Moscow.
Trong ảnh là một loạt vũ khí dành cho những chiếc F-16 của Ba Lan được nước này giới thiệu tại một triển lãm quốc phòng gồm (từ trái sang) bom dẫn đường bằng laser Paveway, bom thông minh JDAM, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, không đối đất AGM-65.
Theo_Kiến Thức
Xóm nghĩa địa máy bay ở Thái Lan Các gia đình Thái Lan tạo nên một xóm tạm trong nghĩa địa máy bay ở phía đông Bangkok. Lô đất trống ở đường Ramkhamhaeng, phía đông thủ đô Bangkok, được người dân địa phương gọi là "nghĩa địa máy bay", theo Guardian. Khu đất này có rất nhiều máy bay phế liệu, nằm lọt thỏm trong nhiều khu chung cư cao tầng...