Bí mật sốc hộp sọ thiếu nữ hơn 1.000 tuổi bị cắt mũi, môi
Được khai quật ở Oakridge, Hampshire, Anh, hộp sọ thiếu nữ Anglo-Saxon khiến các chuyên gia bất ngờ khi cô bị cắt mũi, môi. Nạn nhân tử vong sau khi trải qua hình phạt rùng rợn thời Trung cổ.
Các chuyên gia, nhà khoa học ở Anh mới công bố kết quả nghiên cứu về hộp sọ thiếu nữ hơn 1.000 tuổi bị cắt mũi, môi. Hộp sọ này được giới khảo cổ tìm thấy trong cuộc khai quật ở ở Oakridge, Hampshire vào những năm 1960.
Cô gái người Anglo-Saxon này tử vong khi khoảng 15 – 18 tuổi. Nhà khảo cổ học Garrard Cole thuộc Đại học London dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho hay thiếu nữ trên bị cắt mũi, môi và thậm chí có thể còn bị gọt da đầu.
Đây có thể là một phần hình phạt rùng rợn dành cho thiếu nữ Anglo-Saxon – người đã phạm phải một tội lỗi nghiêm trọng nào đó. Cô qua đời vào khoảng năm 776 – 899.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy thiếu nữ này tử vong ngay sau khi trải qua hình phạt khủng khiếp trên.
Điều này được thể hiện qua việc những vết thương trên hộp sọ của thiếu nữ không có dấu hiệu lành lặn trở lại.
Nhà khảo cổ Cole cho hay đây dường như là mẫu khảo cổ đầu tiên về sự biến đổi hình dạng khuôn mặt khủng khiếp được biết đến từ người Anglo-Saxon sống ở Anh hơn 1.000 năm trước.
Các nhà khoa học tìm được ghi chép về trường hợp tương tự như của thiếu nữ Anglo-Saxon. Họ phát hiện một số hộp sọ có niên đại tương đồng với thiếu nữ cũng có những vết thương trên mặt.
Những người này thường có một vết cắt ngang miệng, cắt bỏ môi và một vết cắt ngang trán.
Bộ luật của người Anglo-Saxon cho thấy những hình phạt cắt mũi, môi như trên được áp dụng đối với những người phụ nữ ngoại tình và nô lệ bị bắt khi ăn trộm.
Những thông tin này được cho là giúp ích các chuyên gia rất nhiều trong việc tiếp tục giải mã những thông tin về thiếu nữ Anglo-Saxon.
Mời độc giả xem video: London (Anh) vẫn là trung tâm tài chính châu Âu. Nguồn: VTV24.
Ám ảnh hộp sọ thiếu nữ cổ đại bị cắt mũi, môi, gọt da đầu
Các dấu vết để lại trên họp sọ một thiếu nữ người Anglo-Saxon cho thấy cô này từng phải chịu các hình thức trừng phạt tàn bạo thời trung cổ.
Phân tích hộp sọ cho thấy, cô gái khoảng 15 đến 18 tuổi vào thời điểm qua đời. Mũi và mắt của cô gái này bị cắt, phần da đầu bị gọt như một phần hình phạt.
Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học College London (UCL) tin rằng nạn nhân chết ngay sau khi chịu các vết thương khủng khiếp, vì không có dấu hiệu vết thương lành lại trên hài cốt.
Sử dụng phương pháp xác định tuổi bằng carbon phóng xạ, nhóm nghiên cứu ước tính hài cốt này có niên đại từ năm 776 đến năm 899.
Hộp sọ của cô gái xấu số. (Ảnh: CNN)
"Trường hợp này dường như là ví dụ khảo cổ đầu tiên về việc khuôn mặt bị biến dạng một cách tàn bạo của người Anglo-Saxon ở Anh", các nhà khoa học nói trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Antiquity.
Nghiên cứu cho thấy, hình thức xử phạt tương tự từng được ghi chép trong lịch sử và đây là bằng chứng đầu tiên chứng minh cho những gì được ghi chép lại.
Hộp sọ của nạn nhân được tìm thấy tại thị trấn Basingstoke, miền nam nước Anh vào những năm 1960.
Từ dấu vết trên hộp sọ, các nhà nghiên cứu phát hiện nạn nhân phải chịu một số vết thương trên mặt vào thời điểm cô này qua đời, bao gồm một vết cắt ngang miệng, bị cắt bỏ môi và một vết cắt ngang trán (cho thấy nỗ lực gọt da đầu).
Các bộ luật thời Anglo-Saxon, kéo dài từ khi người La Mã rút khỏi Anh năm 410 cho đến cuộc chinh phạt Norman năm 1066, cho thấy những hình phạt tương tự thường áp dụng với những người ngoại tình hoặc nô lệ bị phát hiện ăn cắp.
Mặc dù đã xác định được nguyên nhân khiến cô gái thiệt mạng, các nhà nghiên cứu cho biết họ nắm rất ít thông tin về nạn nhân.
Họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy cô gái được chôn cất trong một nghĩa trang bình thường. Điều này cho thấy cô này có thể bị xã hội ruồng bỏ.
Thiết kế bí mật trong các lâu đài thời Trung cổ Những lâu đài thường được lãng mạn hóa hoặc vì vẻ ngoài đẹp mắt của chúng hoặc vì chúng từng là nơi để dựng lại quang cảnh những trận chiến oai hùng trong vô số những bộ phim. Nhưng ít người chú ý đến những cấu trúc thiết kế tinh xảo nhằm mục đích để tấn công hoặc để phòng chống quân xâm...