Bí mật sau những trái dâu tây trái vụ thơm ngon, đẹp như tranh vẽ của Nhật Bản
Để tạo ra một mùa xuân nhân tạo trong những tháng mùa đông, nông dân Nhật chỉ trồng dâu tây trái mùa trong những nhà kính khổng lồ được sưởi ấm bằng những lò sưởi khổng lồ, ngốn dầu hỏa và khí đốt.
Dâu tây trái vụ ở Nhật Bản đem lại giá cao, nhưng chi phí tốn kém, trong đó có ảnh hưởng tới môi trường. Ảnh: New York Times
Bánh quy dâu tây. Bánh mochi dâu tây. Dâu tây đang là mốt!
Nghe có vẻ giống như đang vụ dâu mùa hè. Nhưng ở Nhật Bản, vụ thu hoạch dâu tây đạt đỉnh điểm vào mùa đông – mùa của những quả dâu tây đẹp như tranh vẽ, loại dâu tây nguyên sơ nhất được bán với giá hàng trăm đô la cho vài quả để làm quà tặng đặc biệt.
Dâu tây của Nhật Bản phải chịu thuế môi trường. Để tạo ra một mùa xuân nhân tạo trong những tháng mùa đông, nông dân trồng dâu tây ngon trái mùa trong những nhà kính khổng lồ được sưởi ấm bằng những lò sưởi khổng lồ, ngốn khí đốt và dầu hỏa.
Satoko Yoshimura, một nông dân trồng dâu tây ở Minoh, ngoại ô Osaka, cho biết: “Chúng tôi đã đạt đến mức mà nhiều người nghĩ rằng việc có dâu tây vào mùa đông là đương nhiên”. Cô Satoko đã phải dùng dầu hỏa để sưởi ấm nhà kính của họ khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng.
Nhưng khi phải tiếp tục đổ đầy nhiên liệu vào máy sưởi, Satoko cũng tự băn khoăn: “Chúng ta đang làm gì thế này?”
Trái cây và rau củ được trồng tự nhiên trong nhà kính trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dâu tây Nhật Bản đã đạt đến mức mà hầu hết nông dân đã ngừng trồng dâu tây trong những tháng ấm hơn, khi sản phẩm ít sinh lợi hơn. Thay vào đó, Nhật Bản nhập khẩu phần lớn nguồn cung dâu tây trong mùa hè, để dành nguồn lực cho mùa đông, mùa mà trái dâu tây trở nên quý hơn, có giá trị cao hơn.
Cho đến vài thập kỷ trước, mùa dâu tây ở Nhật Bản bắt đầu vào mùa xuân và kéo dài đến đầu mùa hè. Nhưng theo truyền thống, thị trường Nhật Bản đánh giá cao các sản phẩm đầu vụ, hay còn gọi là “Hatsumono”, từ cá ngừ, gạo đến trà. Một loại cây trồng là “Hatsumono” có thể mang lại mức giá gấp nhiều lần giá bình thường và thậm chí gây ra cơn sốt trên các phương tiện truyền thông.
Video đang HOT
Khi nền kinh tế tiêu dùng của đất nước được đà phát triển, cuộc đua Hatsumono đã lan sang dâu tây. Các trang trại bắt đầu cạnh tranh với nhau để đưa dâu ra thị trường sớm hơn trong năm.
Ngày nay, dâu tây là một mặt hàng Giáng sinh quan trọng ở Nhật Bản, tô điểm cho những chiếc bánh Giáng sinh được bán trên khắp đất nước trong suốt tháng 12. Ông Miyazaki, Giám đốc Ichigo Tech, một công ty kinh doanh dâu tây, cho biết một số nông dân đã bắt đầu giao những quả dâu tây đầu tiên của mùa vụ vào tháng 11.
Dây tây trong mùa đông lạnh giá ở Nhật là một mặt hàng được ưa chuộng. Ảnh: New York Times
Việc Nhật Bản chuyển sang trồng dâu tây trong thời tiết lạnh giá đã khiến vụ dâu tây tốn nhiều năng lượng hơn đáng kể. Theo các phân tích về phát thải khí nhà kính liên quan đến các sản phẩm khác nhau ở Nhật Bản, phát thải khí nhà kính của trồng dâu tây gấp khoảng 8 lần so với nho và hơn 10 lần so với quýt.
Naoki Yoshikawa, nhà nghiên cứu khoa học môi trường tại Đại học tỉnh Shiga ở miền Tây Nhật Bản, cho biết: “Tất cả đều bắt nguồn từ việc sưởi ấm. Chúng tôi đã xem xét tất cả các khía cạnh, bao gồm cả vận tải hoặc sản xuất phân bón, nhưng trong đó hệ thống sưởi có phát thải lớn nhất.”
Ở Nhật Bản, năng lượng cần thiết để trồng dâu tây trong mùa đông không chỉ là gánh nặng đối với khí hậu. Nó cũng khiến việc trồng dâu tây trở nên tốn kém, đặc biệt là khi chi phí nhiên liệu tăng cao, làm tổn hại đến lợi nhuận của nông dân.
Nghiên cứu và phát triển các loại quả mọng, cũng như việc xây dựng thương hiệu phức tạp, đã giúp giảm bớt một số áp lực này bằng cách giúp nông dân bán được giá cao hơn. Các giống dâu tây được bán ở Nhật Bản với những cái tên ngộ nghĩnh như Beni Hoppe (“má đỏ”), Koinoka (“hương tình yêu”), Bijin Hime (“công chúa xinh đẹp”). Chúng thường được người mua dùng làm quà tặng cùng với các loại trái cây đắt tiền khác, như dưa hấu.
Tochigi, một tỉnh phía Bắc Tokyo sản xuất nhiều dâu tây hơn bất kỳ nơi nào khác ở Nhật Bản, đã nỗ lực giải quyết các vấn đề về khí hậu và chi phí bằng một loại dâu tây mới có tên là Tochiaika, một phiên bản rút gọn của cụm từ “Trái cây yêu thích của Tochigi”.
Các nhà khoa học Nhật Bản đang tìm ra nhiều cách để giảm chi phí năng lượng cho việc trồng dâu tây trong điều kiện thời tiết đóng băng. Ảnh: New York Times
Say 7 năm phát triển bởi các nhà nghiên cứu nông nghiệp tại Viện Nghiên cứu dâu tây Tochigi, giống dâu tây mới này thân cao hơn, kháng bệnh tốt hơn và cho năng suất cao hơn với cùng nguyên liệu đầu vào, giúp việc canh tác tiết kiệm năng lượng hơn.
Dâu tây Tochiaika cũng có vỏ săn chắc hơn, giúp giảm số lượng dâu tây bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, giúp giảm lãng phí thực phẩm, điều này cũng có tác động đến khí hậu. Tại Mỹ, nơi dâu tây chủ yếu được trồng ở vùng khí hậu ấm hơn ở California và Florida, người ta ước tính rằng những người mua dâu tây đã vứt bỏ 1/3 sản lượng thu hoạch, một phần vì chúng quá dễ hỏng.
Và thay vì máy sưởi, một số nông dân ở Tochigi sử dụng cái được gọi là “bức màn nước”, đúng hơn là một màng nước chảy bao phủ bên ngoài nhà kính và giữ nhiệt độ bên trong không đổi, mặc dù điều này đòi hỏi phải tiếp cận với nguồn nước ngầm dồi dào.
Những nỗ lực khác cũng đang được tiến hành. Các nhà nghiên cứu ở thành phố Sendai phía Đông Bắc Nhật đang tìm cách sử dụng năng lượng mặt trời để giữ nhiệt độ ấm áp trong các nhà kính trồng dâu tây.
'Ngân hàng sưởi ấm' hỗ trợ người dân Anh vượt qua cơn bão giá năng lượng
Trên khắp nước Anh đã mọc lên hàng trăm "ngân hàng sưởi ấm" - không gian giúp người dân nước này thoát khỏi những ngôi nhà lạnh cóng trong mùa đông.
Chính các thư viện, trung tâm cộng đồng và cả phòng trưng bày nghệ thuật... đều có thể chuyển thành "ngân hàng sưởi ấm".
Nhà hát Opera Hoàng gia tại London đã mở cửa cho những người gặp khó khăn đến sưởi ấm. Ảnh: DW
Trong bối cảnh Cơ quan Quản lý năng lượng của Anh (Ofgem) tuyên bố giá trần năng lượng có thể "tăng sốc" 80% lên 3.549 bảng từ 1/10, chính quyền các địa phương đã lên kế hoạch sử dụng những tòa nhà công cộng làm nơi trú ngụ giúp người dân được sưởi ấm trong mùa đông này.
Mức già trần này dự kiến có thể leo thang hơn nữa khi giá khí đốt toàn cầu tăng. Điều này tác động gây khủng hoảng chi phí sinh hoạt rộng hơn khi vào tháng 10 lạm phát 11,1% ở mức cao nhất trong 41 năm trong khi lương không thay đổi. Tình huống này đe dọa đẩy hàng triệu người rơi vào đói nghèo trong mùa đông này.
Các chuyên gia nhận định rằng giá năng lượng tăng vọt tại Anh đang buộc người dân phải chọn lựa giữa việc sưởi ấm căn nhà hoặc nấu ăn. Và tình hình này được dự đoán sẽ còn trầm trọng hơn. Theo tổ chức từ thiện National Energy Action, khoảng 8,4 triệu hộ gia đình tại Anh sẽ rơi vào đói nghèo từ tháng 4/2023.
Theo một báo cáo của Viện Công bằng Y tế thuộc Đại học College London, trong giai đoạn 2020 - 2021 có khoảng 63.000 trường hợp tử vong vì lạnh tại Anh và xứ Wales. Trong đó có 10% trường hợp bắt nguồn từ tình trạng không có khả năng kinh tế để sưởi ấm, cao hơn mức trung bình của Bắc châu Âu.
Trong tháng 7, giới chức tại Bristol và Gateshead đã rục rịch chuẩn bị những không gian công cộng sưởi ấm miễn phí cho người dân. Đến nay London, Birmingham, Dundee, Glasgow và nhiều nơi khác trên khắp nước Anh đã học hỏi thực hiện điều tương tự.
Cũng giống như các ngân hàng thực phẩm được thiết lập để nhận hàng ủng hộ và phân phát nhu yếu phầm khẩn cấp đến các gia đình thu nhập thấp, "ngân hàng sưởi ấm" có mục tiêu hỗ trợ những người không có khả năng chi trả hóa đơn năng lượng dùng để sưởi ấm nơi ở của họ.
Cô Carol Morrison thường đến "ngân hàng sưởi ấm" tại thư viện cộng đồng ở Đông Nam London bộc bạch: "Khi tôi ở đây, cảm giác như mọi thứ biến mất. Tôi không phải lo lắng về điều gì". Tuy nhiên "ngân hàng sưởi ấm" này thường đóng cửa từ 5 giờ tối và khi về nhà, Carol thường lên thẳng giường bởi không thể sưởi ấm được căn nhà của bản thân. Carol cũng chia sẻ điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cô. Cô nói: "Thật tuyệt vọng, tôi cảm thấy bị cô lập, không muốn nói chuyện với mọi người, không quan tâm và chỉ thấy buồn".
Một người đi bộ trong tuyết và sương tại London ngày 11/12. Ảnh: PA
Cô Kim Griffiths, một tình nguyện viên tại "ngân hàng sưởi ấm" mở từ ngày 8/11 ở nhà thờ Elim thuộc khu Worthing, West Sussex - chia sẻ với Euronews: "Chúng tôi không thể chịu nổi khi biết rằng có những người ở ngoài kia trong giá lạnh. Chúng tôi phải làm điều gì đó". Người dân khi đến "ngân hàng sưởi ấm" còn được nhận trà, cà phê và súp ấm.
Nhưng cô Kim cũng lo lắng sẽ có nhiều người không tìm đến "ngân hàng sưởi ấm". Cô nói: "Vẫn có kỳ thị đối với những người không thể chi trả nổi hóa đơn sưởi ấm. Có rất nhiều người muốn đến mặc dù nơi ở của họ lạnh giá nhưng lại lo ngại sẽ bị đánh giá".
Ngoài một nơi để giữ ấm, "ngân hàng sưởi ấm" còn là nơi hỗ trợ cảm xúc, tâm lý của người dân.
Ông Andrew Fadoju, người vận hành "ngân hàng sưởi ấm" tại nhà thờ Elim cho biết: "Nếu họ biết rằng có điều để chờ đợi trong tuần tới, như trò chuyện, cà phê hoặc một ít trà, điều đó thực sự giúp đỡ nhiều cho họ về sức khỏe tâm thần".
Trong khi đó, ông Daniel Andrews tại "ngân hàng sưởi ấm" ở thư viện Wandsworth chia sẻ rằng nơi đây ghi nhận số khách đến tăng lên. Ông cũng đề cập: "Vai trò của chúng tôi là cung cấp nơi an toàn, ấm áp đồng thời đưa ra cả lời khuyên cho những người có nhu cầu".
Chính phủ Anh cho biết sẽ hỗ trợ người dân nước này trong khủng hoảng chi phí sinh hoạt như giúp các hộ gia đình chi trả hóa đơn năng lượng, cung cấp bữa ăn miễn phí tại trường cho hàng triệu trẻ em.
Phẫu thuật căng da, nâng ngực, tỉnh dậy người phụ nữ bị bỏng phải cắt bỏ tay Sau ca phẫu thuật 'nâng cấp nhan sắc', người phụ nữ bị bỏng nghiêm trọng, buộc phải cắt bỏ các ngón tay.Cô Shannyn Palmer, 35 tuổi, ở Washington (Mỹ) đã đến Mexico để thực hiện ca phẫu thuật căng da bụng kết hợp nâng ngực và hút mỡ vào tháng 8.2022. Ca phẫu thuật trị giá 12.500 USD đã thành công, nhưng khi...