Bí mật Sách trắng quốc phòng Úc: Xem Trung Quốc, Triều Tiên là mối đe dọa
Trang tin news.com.au (Úc) ngày 26.7 đăng tải bản tin độc quyền hé lộ nội dung bí mật trong Sách trắng quốc phòng 2015 của chính quyền Thu tương Tony Abbott. Theo đó, chinh phu Úc xem Trung Quôc, Triêu Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu là những mối đe dọa lớn.
Khinh hạm HMAS Melbourne của Hải quân Úc – Ảnh: Hải quân Úc
Theo nội dung Sách trắng quốc phòng 2015 mà news.com.au có được, quân đội Úc sẽ tập trung tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân và không quân nhằm đối phó với sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quôc. Ngoài ra, Úc cũng sẽ chi thêm ngân sách cho an ninh mạng và không gian, xuất phát từ việc quân đội Úc đang ngày càng coi trọng mảng an ninh vệ tinh.
Đây se là Sách trắng quốc phòng đầu tiên của chính phủ Úc dưới thời Thủ tướng Tony Abbott và là môt phiên bản đươc kiêm duyêt chăt che. Sách trắng quốc phòng Úc 2015 dự kiến sẽ được công bô trong tháng 8, theo trang tin Úc.
News.com.au tiết lộ rằng trong Sách trắng quốc phòng 2015 không công bố ra công chúng, chinh phu Úc xem Trung Quôc, Triêu Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu là những mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia và các đồng minh then chốt của nước này, chẳng hạn Mỹ.
Video đang HOT
Ông James Brown, chuyên gia quốc phòng thuộc trường Đại học Sydney (Úc), nhận định các hoạt động của Trung Quôc hiện tại đang khiến quân đội 2 nước Mỹ và Nhât Ban lo ngại nhiều hơn so với hồi năm 2013; do đó báo cáo quốc phòng mới của Úc cần phải có được sự cân bằng đối với việc nước này sẽ đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quôc như thế nào trong cả trường hợp tốt lẫn xấu nhất.
“Tôi không cho rằng sách trắng sẽ cho thấy Úc không chi tiêu đậm cho quân đội, mà sẽ tập trung vào việc đảm bảo sao cho quân đội có đủ hệ thống và thiết bị cần thiết để triển khai đến những nơi cần thiết. Điều này bao gồm khả năng Úc sẽ phát triển năng lực đổ bộ mới”, ông Brown cho hay.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Trung Quốc khăng khăng tuyên bố có quyền khoan thăm dò ở Hoa Đông
Trung Quốc ngày 24/7 tuyên bố có mọi quyền lợi nhằm khoan thăm dò dầu khí ở Hoa Đông gần vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, nói rằng nước này không công nhận đường trung tuyến đơn phương của Nhật nhằm phân chia biên giới giữa hai nước trên biển.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông hiện đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản (Ảnh: AP)
Trong một tuyên bố phát đi hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các hoạt động khoan thăm dò tại vùng biển không tranh chấp và nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc là "hoàn toàn phù hợp và hợp pháp".
"Trung Quốc và Nhật Bản chưa phân định biên giới trên biển ở Hoa Đông và Trung Quốc không công nhận việc phía Nhật đơn phương vạch ra cái gọi là "đường trung tuyến", tuyên bố viết.
Tuyên bố còn nói thêm, lập trường của Trung Quốc là nước này có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Trung Quốc ở Hoa Đông mở rộng tới khu vực Okinawa.
Trung Quốc cũng "tố" Nhật Bản là bên xuyên tạc sự nhất trí giữa hai nước đạt được vào năm 2008, và Nhật nên "tạo các điều kiện và bầu không khí có lợi" nhằm nối lại đàm phán, mà phía Trung Quốc xem là một cách phù hợp nhằm kiểm soát tranh chấp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
Trong sách trắng quốc phòng 2015 được công bố hôm 21/7, Nhật Bản đã hối thúc Trung Quốc ngừng lắp đặt các giàn khoan thăm dò dầu mỏ và khí đốt gần vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông.
Ngày 22/7, Tokyo cho biết Trung Quốc đã lắp đặt 16 giàn khoan gần vùng biển tranh chấp với Nhật, vi phạm một thỏa thuận giữa hai nước được ký kết năm 2008. Nhật Bản cũng công bố các bức ảnh và bản đồ chụp các giàn khoa của Trung Quốc.
Nhật Bản lo ngại rằng các giàn khoan của Trung Quốc có thể phạm vào các mỏ khí đốt chồng lấn lên đường trung tuyến phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa 2 nước và cũng có thể được sử dụng làm các trạm radar hoặc các căn cứ cho máy bay không người lái và các loại máy bay khác để giảm sát các hoạt động trên biển và trên không gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Bắc Kinh nói rằng các cáo buộc của Nhật Bản đối với Trung Quốc trong sách trắng quốc phòng chỉ làm "kích động sự đối đầu giữa hai nước, và không có lợi cho việc xử lý tình hình Hoa Đông và cải thiện quan hệ song phương".
Nhật Bản và Trung Quốc hiện vẫn bất đồng về phân định biên giới trên biển ở Hoa Đông, nơi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của hai nước bị chồng lấn nhau. Tokkyo đề xuất xác lập đường trung tuyến ở vùng chồng lấn này nhưng Trung Quốc khăng khăng nói rằng đường trung tuyến cần dịch chuyển gần hơn về phía Nhật Bản.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc tuyên bố không ngừng việc khai thác dầu ở biển Hoa Đông Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7 tuyên bố nước này có quyền khai thác dầu mỏ và khí đốt ở khu vực gần vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, đồng thời bác bỏ đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Một phần quần đảo...