Bí mật rùng rợn về hành tinh ‘mọc đuôi’ như hồ ly
Một hành tinh khổng lồ thuộc dạng Sao Mộc nóng hiện ra trước mắt các đài quan sát Mỹ với những chiếc đuôi kỳ dị, trong đó chiếc đuôi chính dài gấp 53 lần bán kính của chính thiên thể.
Sao Mộc nóng là loại hành tinh khổng lồ khí giống Sao Mộc của hệ Mặt Trời, nhưng quay quá gần sao mẹ nên nóng bỏng, thay vì lạnh như thế giới láng giềng của chúng ta.
Được gọi là HAT-P-32b, Sao Mộc nóng nói trên đang giải phóng ra vùng không gian xung quanh những chiếc đuôi bằng khí kỳ ảo. Một nghiên cứu mới cho thấy nó đang tự “bóc vỏ” chính mình.
Hành tinh HAT-P-32b sở hữu đuôi khí khổng lồ – Ảnh: M.Macleod
Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu của Kính viễn vọng Hobby-Eberly đặt tại Đài quan sát McDonald của Trường Đại học Texas ở Austin (Mỹ), mô phỏng ba chiều trên siêu máy tính Stampede2 của Trung tâm Máy tính tiên tiến Texas ( TACC) để mô hình hóa dòng khí quyển của hành tinh.
“Những gì chúng tôi tìm thấy là một đuôi khí heli khổng lồ gắn liền với hành tinh này, dài gấp 53 lần bán kính hành tinh, được hình thành bởi khí thoát ra khỏi hành tinh” – TS Zhoujian Zhang từ Khoa Thiên văn học và vật lý thiên văn của Trường Đại học California ở Santa Cruz, tác giả chính của nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science Advances, cho biết.
Video đang HOT
Theo Sci-Tech Daily, còn một số chiếc đuôi khác mờ hơn trong dữ liệu, có thể là những dòng heli đã cũ.
Giả thuyết được ủng hộ nhất về sự hình thành những chiếc đuôi kỳ lạ này là hành tinh đó đang trong quá trình mất đi bầu khí quyển, liên tục giải phóng heli từ khí quyển vào không gian.
Đây là điều mà các nhà khoa học vẫn luôn nghi ngờ ở khu vực “sa mạc Hải Vương Tinh” của các hệ sao. Đó là khu vực khan hiếm một cách không thể giải thích được các hành tinh có khối lượng trung bình với chu kỳ quỹ đạo ngắn.
Mô hình cũng chỉ ra những tương tác đầy thú vị của hành tinh đối với sao mẹ của nó, một ngôi sao giống với Mặt Trời, cũng như cho thấy bầu khí quyển này dày đến nỗi nó phải phun các chiếc đuôi tận… 400 tỉ năm nữa mới có thể hết “nhiên liệu”.
Anh Thư
Xuất hiện hành tinh 'quái vật' khiến giới khoa học chao đảo
Sự xuất hiện của TOI-4860 b - một hành tinh quái vật quay quanh một ngôi sao lùn đỏ nhỏ, nhẹ - đã cùng lúc thách thức nhiều lý thuyết thiên văn.
TOI-4860 b là một hành tinh khí khổng lồ, được phân vào nhóm "Sao Mộc ấm áp", bởi nó to, nặng giống Sao Mộc nhưng vì quay quá gần ngôi sao mẹ nên có nhiệt độ ấm nóng.
"Mẹ" của nó là một ngôi sao lùn đỏ khối lượng thấp - dạng sao nhỏ và "lạnh" nhất trong tất cả các loại sao - mang tên TOI-4860, thuộc chòm sao Ô Nha.
Sao lùn đỏ TOI-4860 và "đứa con" khổng lồ TOI-4860 b - Ảnh đồ họa: Robert Lea
Đáng nói, một ngôi sao lùn đỏ như thể không thể tạo nên một hành tinh lớn như TOI-4860 b, có đường kính khoảng 3/4 Sao Mộc.
Càng vô lý hơn khi TOI-4860 b được làm giàu với tỉ lệ kim loại cao.
"Theo mô hình hình thành hành tinh "chuẩn", một ngôi sao có khối lượng càng nhỏ thì đĩa vật chất xung quanh ngôi so đó càng ít khối lượng. Vì các hành tinh ra đời từ đĩa đó, các hành tinh khối lượng lớn kiểu Sao Mộc được cho là không thể hình thành" - tờ Space dẫn lời TS George Dransfield từ Đại học Birmingham (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu.
TOI-4860 là ngôi sao khối lượng thấp nhất có "đứa con" khổng lồ mà khoa học từng biết đến.
Hành tinh TOI-4860 b được phát hiện lần đầu bởi tàu vũ trụ TESS của NASA, một "thợ săn ngoại hành tinh" lẫy lừng.
Sử dụng thêm dữ liệu từ Đài quan sát SPECULOOS thuộc hệ thống Đài quan sát Paranal đặt tại sa mạc Atacama - Chile và Kính thiên văn Subaru đặt tại Hawaii các nhà khoa học đã tìm hiểu sâu hơn về hành tinh bí ẩn này, đưa ra các kịch bản khả dĩ về nguồn gốc của nó.
"Một gợi ý được ẩn giấu trong các đặc tính của hành tinh, vốn đặc biệt giàu nguyên tố nặng. Chúng tôi cũng phát hiện điều gì đó tương tự ở ngôi sao mẹ" - GS Amaury Triaud từ Đại học Birmingham, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Lượng nguyên tố nặng dồi dào này có thể là chất xúc tác quá trình hình thành hành tinh đặc biệt.
Chu kỳ quỹ đạo ngắn của TOI-4860 b, kết hợp với các đặc tính của ngôi sao mẹ chẳng hạn như tính kim loại cao của nó đã khiến nó có một đứa con ngoại cỡ hơn những gì các ngôi sao cùng loại có thể làm.
Tuy vậy đó chỉ là giả thuyết, câu trả lời cuối cùng vẫn nằm trong vùng bí ẩn. Nhóm nghiên cứu cho biết họ dự định sử dụng dữ liệu của một siêu kính viễn vọng mặt đất khác là Very Large (VLT) đặt tại sa mạc Atacama - Chile để tìm thêm các cặp đôi tương tự, từ đó tìm ra lời giải thích cụ thể.
Phát hiện về hai hành tinh có cùng quỹ đạo Các nhà thiên văn học đã sử dụng một kính thiên văn khổng lồ ở Chile phát hiện ra một ngôi sao có 2 hành tinh quay cùng quỹ đạo. Cặp hành tinh này trước đó chỉ tồn tại trên lý thuyết nhưng đây là lần đầu tiên bằng chứng về chúng được tìm thấy, các nhà thiên văn học cho hay. "Ai...