Bị mất quyền kiểm soát hoàn toàn Libya, Mỹ-NATO làm gì?
Khi Libya thực hiện nước đi của mình, không biết Mỹ và đồng minh có tôn trọng ước nguyện của người Libya, hay lại nuốt lời, thất hứa…
Mỹ và phương Tây đối mặt nguy cơ mất quyền kiểm soát hoàn toàn Libya
Ngày 22/6, trả lời phỏng vấn tạp chí Al-Ahram Al-Arabi, người đứng đầu Quân đội Quốc gia Libya (LNA), tướng Khalifa Haftar tuyên bố LNA sẽ giành lại quyền kiểm soát toàn bộ quốc gia Bắc Phi này bằng mọi giá.
Tổng tư lệnh LNA Haftar, người được xem là có quyền lực lớn nhất ở miền Đông Libya, đã đề cập đến hoạt động quân sự tại Libya và những thách thức mà LNA đang phải đối mặt, song cho biết sẽ chiến đấu cho đến khi kiểm soát toàn bộ Libya.
“Chúng tôi sẽ bằng mọi cách bảo vệ chủ quyền quốc gia và thống nhất đất nước, sẽ làm hết sức mình nhằm đảm bảo an ninh và đạt được sự ổn định để người dân Libya có thể xây dựng đất nước theo cách họ mong muốn”, ông Haftar thể hiện quan điểm.
Gai Haftar khó nhổ hơn gai Gaddafi rất nhiều
Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia Libya kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử và các cuộc bầu cử địa phương để định hình cho một nền chính trị ổn định tại Libya thời hậu Gaddafi, nhưng khẳng định quân đội sẽ chỉ ủng hộ chính quyền dân sự do dân bầu.
Người đứng đầu LNA cho rằng trong bất cứ trường hợp nào thì người dân Libya cũng phải được tạo điều kiện tốt nhất giúp họ mở ra một trang mới để xây dựng đất nước và viết tiếp lịch sử cho tổ quốc mình.
Để làm được điều đó, theo tướng Haftar, cần phải thực hiện hoà giải giữa các phe phái, tiến tới hoà giải dân tộc, mà sự ổn định chính trị, kinh tế cùng với việc an ninh đất nước được đảm bảo là những yếu tố then chốt cho tiến trình đó.
Và những gì Quân đội Quốc gia và Lực lượng An ninh Libya đang làm là nhằm tạo ra một môi trường ổn định tốt nhất phục vụ cho tiến trình hoà giải-hoà hợp, phần còn lại phụ thuộc vào các tổ chức dân sự.
Hiện nay, tại Libya có hai chính quyền tồn tại song song và đối lập nhau. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) đóng tại thủ đô Tripoli được phương Tây dựng lên và được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, kiểm soát khu vực miền Tây Libya.
Kiểm soát miền Đông Libya là một chính quyền được thành lập bởi Nghị viện Libya – thực thể chính trị căn bản được nhân dân Libya bầu ra trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014 – đóng tại Tobruk và được LNA của tướng Haftar hậu thuẫn.
Xung đột chính trị biến đất nước Libya trở thành đất sống và đất diễn của khủng bố và các tổ chức buôn người, tạo ra làn sóng dân di cư vượt Địa Trung Hải tràn vào Châu Âu, gây nên cuộc khủng hoảng di cư khủng khiếp nhất từ sau Thế chiến II.
Vì vậy, LHQ và các nước phương Tây đã tìm mọi cách để có thể tổ chức tổng tuyển cử tại Libya, mà mục đích là chấm dứt xung đột giữa các phe phái chính trị, đặc biệt là thống nhất các lực lượng quân sự tại Libya dưới sự kiểm soát của phương Tây.
Video đang HOT
Chính phủ GNA dù được phương Tây chống lưng, LHQ hậu thuận nhưng lại đang tồn tại bất hợp pháp tại Libya
Ngày 29/5 vừa qua tại Paris, Thủ tướng GNA Fayez al-Sarraj, Tổng tư lệnh LNA Khalifa Haftar, Chủ tịch Hạ viện Aguila Saleh và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Libya Khaled al-Mishri, đã thống nhất tháng 12/2018 sẽ diễn ra tổng tuyển cử tại Libya.
Có thể thấy, phương Tây thúc đẩy tổ chức tổng tuyển cử là nhằm sắp đặt một bàn cờ chính trị mới cho Libya thời hậu Gaddafi, mà 7 năm qua họ chưa thể làm được và hàng ngày hàng giờ phải lãnh hậu quả bởi ứng nghiệm từ “lời nguyền của nhà độc tài”.
Nghĩa là Mỹ và các đồng minh quyết xâm phạm chủ quyền quốc gia Libya một lần nữa, sau khi NATO ném lật đổ chế độ của Đại tá Gaddafi và gạt bỏ ý nguyện của dân Libya bằng việc nặn ra Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc Mỹ và đồng minh lần thứ 3 xâm phạm chủ quyền của Libya sẽ khó thành hiện thực, mà thậm chí họ còn đối mặt với nguy cơ mất hoàn toàn quyền kiểm soát Libya thời hậu Gaddafi.
Thứ nhất, Chính phủ GNA do phương Tây hậu thuẫn hiện đang tồn tại bất hợp pháp bởi lẽ GNA không được Toà án Tối cao Libya công nhận tính pháp lý và theo thoả thuận thì thời gian tồn tại của GNA cũng đã hết từ tháng 12/2017.
Không những vậy, trong quá trình thực thi chức năng nhà nước, GNA đã không đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân Libya, thể hiện ra qua cuộc sống của người dân tại các khu vực do GNA quản lý giống như “sống trong hoang đảo”, theo Reuters.
Thứ hai, chính quyền tại miền Đông Libya được LNA hậu thuẫn, đang nắm xương sống của nền kinh tế Libya, đó là các giếng dầu và các cảng xuất khẩu dầu thô chính yếu của Libya.
Rõ ràng lực lượng kiểm soát miền Đông đang nắm cả sức mạnh về kinh tế lẫn quân sự, còn về chính trị thì Hạ viện Libya do dân bầu ra, được Toà án Tối cao công nhận tính pháp lý, cộng đống quốc tế công nhận là thực thể chính trị căn bản của Libya.
Mỹ và đồng minh tìm mọi cách để xâm phạm chủ quyền quốc gia của Libya một lần nữa
Nghĩa là nếu “song đấu” thì thực thể chính trị do phương Tây chống lưng sẽ thất bại trước thực thể chính trị do người dân Libya lựa chọn, mà lực lượng này lại đang được LNA hậu thuẫn và dồn tất cả sức lực nhằm tạo ra ưu thế trong cuộc chiến mới.
Ngày 25/6, người phát ngôn Quân đội Quốc gia Libya Ahmad Al-Mesmari, thông báo lực lượng này sẽ chuyển giao cho chính quyền ở miền Đông Libya quyền kiểm soát hai cảng dầu chủ chốt vừa tái chiếm ở khu vực Lưỡi liềm dầu mỏ của Libya.
Ông Mesmari cho biết tất cả các cơ sở dầu mỏ và doanh thu từ 4 cảng dầu chính do LNA nắm quyền kiểm soát, sẽ sớm được chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya trực thuộc chính quyền lâm thời đang kiểm soát miền Đông Libya.
Xin nhắc lại, ngày 21/6 vừa qua, LNA đã tái chiếm hai cảng dầu chủ chốt của Libya là Ras Lanuf và Al-Sidra, một tuần sau khi các cảng dầu này rơi vào tay các nhóm vũ trang do thủ lĩnh lực lượng dân quân Ibrahim Jadhran đứng đầu.
Đơn vị Bảo vệ các cơ sở dầu mỏ của Jadhran từng kiểm soát hai cảng Ras Lanuf và Al-Sidra trong nhiều năm sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ chế độ Gaddafi, song cuối cùng nhóm chiến binh này đã bị LNA đánh bật vào tháng 9/2016.
Nền kinh tế Libya dựa chủ yếu vào dầu mỏ. Sản lượng khai thác dầu mỏ của quốc gia Bắc Phi này từng đạt 1,6 triệu thùng/ngày dưới thời Gaddafi. Cuộc nổi dậy mùa Xuân năm 2011 khiến sản lượng dầu của Libya giảm xuống chỉ còn khoảng 20%.
Tuy nhiên, sau khi LNA kiểm soát được các giếng dần thì sản lượng khai thác dầu của Libya đã lên mức hơn 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2017 và khi LNA kiểm soát được các cảng dầu thì lợi ích kinh tế của Libya đã được khai thác tốt hơn.
Washington và đồng minh chưa thể sắp đặt một bàn cờ chính trị mới tại Libya thời hậu Gaddafi
Đây là lợi thế cực lớn cho chính quyền miền Đông trước chính quyền miền Tây, khi cuộc tổng tuyển cử và các cuộc bầu cử tại Libya dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2018 diễn ra, mà có thể khiến phương Tây mất quyền kiểm soát hoàn toàn Libya.
Mỹ-NATO sẽ làm gì nếu trắng tay tại bàn cờ Libya thời hậu Gaddafi?
Thời hậu Chiến tranh Lạnh, nếu cuộc chiến Iraq lật đổ chế độ Saddam Hussein nổi tiếng về việc Mỹ và đồng minh xem thường luật pháp quốc tế, thì cuộc chiến Libya lật đổ Muammar Gaddafi nổi tiếng về sự bội tín của Mỹ và phương Tây.
Song có một sự trùng lặp là Washington và đồng minh ngày càng mất khả năng kiểm soát các bàn cờ chính trị tại cả Iraq lẫn Libya, mà trớ trêu là sau khi “gai Hussein”, “gai Gaddafi” bị nhổ thì lại “mọc lên quá nhiều gai” mà việc nhổ bỏ khó gấp nhiều lần.
Sau tổng tuyển cử ngày 12/5/2018, một chính phủ Iraq chống Mỹ mạnh mẽ nhất đã thành hình, và với những gì đang diễn ra tại Libya thì sau cuộc tổng tuyển cử tháng 12/20108, Mỹ và đồng minh còn có nguy cơ mất kiểm soát hoàn toàn Libya.
Washington được cho là đã có thể hiệu chỉnh bàn cờ chính trị tại Iraq, bắt đầu bằng rút Mỹ khỏi Thoả thuận hạt nhân Iran, vậy với nguy cơ mất quyền kiểm soát hoàn toàn Libya thời hậu Gaddafi, Washington và đồng minh sẽ làm gì?
Theo giới phân tích, trong hai lầm xâm phạm chủ quyền của Libya trước đây, Mỹ và đồng minh đều thực hiện “hành động của kẻ bội tín” – nuốt lời sau khi Gaddafi từ bỏ chương trình vũ khí bí mật và gạt bỏ ý nguyện của người dân Libya khi nặn ra GNA.
Vì vậy, Washington và đồng minh sẽ tiếp tục xâm phạm chủ quyền của Libya một lần nữa, nếu kết quả tổng tuyển cử không theo tính toán của họ và “hành động của kẻ bội tín” sẽ lại tiếp tục được Mỹ và phương Tây sử dụng.
Liệu Mỹ và phương Tây có tôn trọng ý nguyện của người dân Libya để có thể giảm bớt hậu quả từ ứng nghiệm của lời nguyền Gaddafi
Nếu lực lượng chính trị nắm quyền sau tổng tuyển cử có lập trường lệch chuẩn Mỹ thì nguy cơ Libya phải đối mặt một lần nữa với trừng phạt của Mỹ và phương Tây – và trong đó không loại trừ khả năng tấn công quân sự.
Nếu lực lượng chính trị nắm quyền sau tổng tuyển cử có hành động lệch pha với Mỹ thì việc “thay ngựa giữa dòng” sẽ hoàn toàn có thể diễn ra tại Libya trong thời điểm nhạy cảm, với tình huống nhạy cảm, mà Washington luôn là “bậc thầy tạo nhạy cảm”.
Tổng thống Obama từng hối hận rằng, ra lệnh cho NATO ném bom Libya, giúp lật đổ “chế độ độc tài Gaddafi” là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời làm chính trị của ông và hậu quả từ sai lấm ấy vẫn đang hàng ngày hàng giờ làm hại Mỹ và đồng minh.
Vậy khi người Libya thực hiện nước đi của mình, có thể giúp sửa chữa sai lầm cho Mỹ và phương Tây, không biết Washington và đồng minh có tôn trọng ước nguyện của người dân Libya, hay lại nuốt lời, thất hứa, gạt niềm tin? Chúng ta cùng chờ xem!
Theo Ngọc Việt
Báo Đất việt
Cựu Tổng Thư ký NATO bị Mỹ từ chối miễn thị thực vì sang Iran
Cựu Tổng Thư ký NATO Javier Solana bị Mỹ từ chối miễn thị thực vì từng sang Iran năm 2013 dự lễ nhậm chức của Tổng thống Hassan Rouhani.
Ông Javier Solana, cựu Tổng Thư ký NATO, cựu Cao ủy Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), từng tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran vừa bị Mỹ từ chối đề nghị miễn thị thực vì từng sang Iran.
Cụ thể, đơn xin miễn thị thực điện tử nộp trực tuyến - vốn cho phép công dân EU tự do qua lại Mỹ - của ông Solana bị Mỹ từ chối. Ông Solana là công dân Tây Ban Nha, cố đăng ký vào một hệ thống mà Bộ An ninh nội địa Mỹ sử dụng kiểm tra thông tin người xin miễn thị thực, theo New York Times. Tuy nhiên ông Solana không đáp ứng được hết các yêu cầu của Bộ An ninh nội địa Mỹ vì vướng chuyến đi Iran năm 2013 tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Hassan Rouhani với tư cách một nhà thương lượng thỏa thuận hạt nhân Iran.
Cựu Tổng Thư ký NATO Javier Solana vừa bị Mỹ từ chối miễn thị thực vì từng sang Iran. Ảnh: EPA
Cùng với Iraq, Syria, Sudan, Libya, Somalia, Yemen, Iran nằm trong danh sách các nước mà những người đến đó sau ngày 1-3-2011 sẽ bị Mỹ từ chối miễn thị thực vì các lý do liên quan an ninh và khủng bố. Quy định này có điều chỉnh với các nhà báo, đại diện các tổ chức quốc tế hay các nhóm nhân đạo.
"Quả là một quyết định rất đáng tiếc. Tôi đến Iran với tư cách là một đại diện của tất cả những người tham gia thương lượng" - ông Solana giải thích về chuyến đi Iran năm 2013 của mình với kênh truyền hình Antena 3 TV của Tây Ban Nha. Ý ông Solana muốn nói đến thỏa thuận hạt nhân mà các nước P5 1 đã ký với Iran năm 2015 mà Mỹ hồi tháng 5 đã tuyên bố sẽ rút khỏi.
"Điều tôi bất ngờ nhất là những người này lại bị đối xử như những người khác" - ông Solana thất vọng.
Dù thất vọng vì bị Mỹ từ chối miễn thị thực nhưng ông Solana vẫn cho rằng việc ông bị từ chối là "vì quan liêu nhiều hơn vì chính trị", cho biết sẽ làm thủ tục xin Mỹ cấp visa. Lý do ông Solana sang Mỹ là vì có lịch phát biểu tại một sự kiện ở Viện Brookings.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Phiên dịch viên của Đại tá Gaddafi tiết lộ những bí mật khó ngờ Nếu bất kỳ vị tổng thống nào yêu cầu sư giup đơ, ông ta đã nhận được sư hô trơ bằng tiền mặt. Đại tá Gaddafi và các nữ cận vệ Theo báo Sputnik, phiên dịch viên chính thức của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, nhà ngoại giao Meftah Abdallah Missuri tiết lộ răng, không chi riêng Sarkozy (cựu Tổng thống Pháp)...