Bí mật quân sự: Truyền thông Mỹ nói về vũ khí của Mỹ mà Nga và Trung Quốc “chưa từng nghe thấy”
Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói về vũ khí “chưa từng nghe thấy” của Mỹ, loại vũ khí được xem là không tương đồng với bất kỳ vũ khí nào của cả Nga và Trung Quốc, rất có thể ám chỉ đến đầu đạn hạt nhân W76-2.
Đầu đạn hạt nhân W76-2 mới.
Việc chế tạo và vận hành đầu đạn này đã được quân đội Mỹ công bố từ năm 2018, Popular Mechanics viết.
Trước đó, tờ Washington Post dẫn đoạn trích trong cuốn sách “Cơn thịnh nộ” (Rage) viết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ có hệ thống vũ khí hạt nhân, điều mà Nga và Trung Quốc thậm chí chưa từng nghe đến. Tờ báo, trích dẫn các đoạn trích từ cuốn sách của Woodward, cho biết Trump đã nói về một hệ thống vũ khí “chưa từng nghe thấy” khi phản ánh về mức độ tiếp cận của Mỹ trong cuộc chiến với Triều Tiên vào năm 2017. Theo tác giả cuốn sách, sau tuyên bố này, các nguồn tin giấu tên xác nhận rằng Mỹ có những hệ thống vũ khí bí mật mới, và cho biết họ rất ngạc nhiên khi ông Trump nói về điều đó.
Video đang HOT
Một ngày trước đó, ông Trump, phát biểu trước những người ủng hộ ở Michigan, một lần nữa tuyên bố rằng cả Nga và Trung Quốc đều không có vũ khí như Mỹ.
“Nhiều khả năng Tổng thống đang đề cập đến các đầu đạn hạt nhân W76-2 mới, được thiết kế để triển khai trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident D-5″, tờ báo viết.
Theo tạp chí này, Hải quân Mỹ hiện được trang bị 12 tàu ngầm tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị khoảng 20 tên lửa đạn đạo Trident D-5, mỗi tàu có khả năng mang 4-5 đầu đạn hạt nhân W76-2. Sức nổ của mỗi đầu đạn này là khoảng 100 kiloton, gấp khoảng sáu lần so với quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima, Popular Mechanics viết. Ấn phẩm nhấn mạnh rằng lần đầu tiên chính quyền Trump đề cập đến đầu đạn hạt nhân W76-2 là vào tháng 2/2018 như một vũ khí “sẽ giúp chống lại mọi hiểu lầm về lỗ hổng trong lực lượng răn đe khu vực của Mỹ”.
Mỹ chọn nhà thầu giúp B-21 xuyên thủng phòng thủ Nga
Không quân Mỹ đã chọn Raytheon làm nhà thầu chính chế tạo tên lửa tên lửa hành trình phóng từ máy bay (ALCM) mới LRSO có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Cùng thực hiện chương trình LRSO với Raytheon còn có Tập đoàn Lockheed Martin. Raytheon và Lockheed Martin từng nhận được hợp đồng để phát triển các thiết kế LRSO để Không quân Mỹ lựa chọn.
Cuối cùng, Raytheon đã được chọn làm nhà thầu chính và Lockheed Martin đóng vai trò hỗ trợ để thực hiện chương trình vũ khí thế hệ mới này. Chương trình được thực hiện theo đề xuất ngân sách của Không quân cho năm tài chính 2021.
Theo kế hoạch, LRSO sẽ phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 2030.
Theo kế hoạch, Raytheon sẽ chịu trách nhiệm sản xuất 1.000 tên lửa nhưng không phải tất cả chúng sẽ chứa đầu đạn hạt nhân. "Vũ khí này sẽ cho phép nâng cấp phần Không quân trong bộ ba hạt nhân của chúng ta", người đại diện Không quân Mỹ Heather Wilson nói.
Về thực chất, chương trình LRSO ra đời để thay thế cho tên lửa AGM-86B nhằm chống lại mối đe dọa từ hệ thống phòng thủ tối tân của Nga nhằm "bảo đảm hòa bình thế giới", Tướng Jack Weinstein, thuộc Không quân Mỹ tiết lộ.
Và mặc dù được đánh giá là vũ khí vẫn đảm bảo độ tin cậy, tên lửa AGM-86B không thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Nga. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới phòng không tầm xa với các máy tính tốc độ cao có thể khiến máy bay tàng hình gặp nguy hiểm.
Mẫu ALCM này đã hoạt động quá lâu so với tuổi thọ 10 năm trong thiết kế, cũng như chỉ được phóng từ máy bay B-52. Khác với AGM-86B, LRSO sẽ là vũ khí chủ lực của máy bay tàng hình B-2 và B21 tương lai.
Mỹ hy vọng tên lửa LRSO sẽ là một trong số ít vũ khí xuyên thủng được lớp phòng không công nghệ cao của Nga. Mỹ cần những vũ khí hạt nhân có sức mạnh ngang bằng hoặc vượt qua bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào để bảo đảm khả năng răn đe.
Đây chính là lý do khiến giới lãnh đạo Mỹ cho rằng, LRSO vũ khí không thể thiếu giúp quân đội nước này tìm kiếm lợi thế trước đối thủ. Không quân Mỹ dự kiến triển khai LRSO từ năm 2030.
Đan Nguyên
Nga sắp ra mắt trực thăng robot Mẫu trực thăng robot của hãng Radar MMS được trang bị nhiều cảm biến và thiết bị cứu hộ cứu nạn, sẽ được trưng bày tại triển lãm Army-2020. Trực thăng robot chưa được đặt tên, nặng khoảng 45 kg, sẽ xuất hiện tại triển lãm Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế Army-2020, diễn ra ngày 23/8-29/8. Mẫu trực thăng robot...