Bí mật quân sự dưới lòng đất của thế giới
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2013 theo nguồn tin từ “Trung tâm lưu trữ an ninh quốc gia” tại Đại học George Washington (Washington, DC) công bố một loạt các tài liệu về các hoạt động của tình báo Mỹ đã giám sát tất cả các công trình quân sự dưới lòng đất ở bên ngoài biên giới của Mỹ. Người Mỹ cho rằng, những công trình ngầm này sẽ là một mối đe dọa và thách thức lớn cho thể kỷ 21.
Tất cả có 62 tài liệu tình báo Mỹ được công bố, trong đó có nhiều loại đặc biệt tối mật. Các tài liệu về các hoạt động này là từ năm 1951 đến ngày 28 tháng 9 năm 2012. Đầu tiên là các bản dự thảo quy chế làm việc đối vơi các chuyên gia về lĩnh vực công trình quân sự dưới lòng đất của cục tình báo trung ương Mỹ(CIA).
Bản báo cáo của Phân viện Nghiên cứu Châu Á (ASD) liên quan đến các cơ sở quân sự dưới lòng đất ở Triều Tiên và Trung Quốc. Theo nội dung các trang tài liệu ngoài Israel ra thì trên thế giới không có nước nào có thể sánh được với Mỹ trong việc thu thập và phân tích dữ liệu về các công trình ngầm của nước ngoài, đi cùng với khả năng phát triển các loại vũ khí để tiêu diệt các công trình này. Đáng lưu ý, hiện nay, sự quan tâm đặc biệt của tình báo Mỹ là cơ sở hạt nhân ngầm của Iran.
Sơ đồ một công trình ngầm được xây dựng.
Các tài liệu cho thấy rằng vấn đề vũ khí hóa học Syria đã thúc đẩy vấn đề chương trình hạt nhân của Iran. Vũ khí hủy diệt hàng loạt Syria và Iran – trong cả hai trường hợp đặc biệt đề cập đến các kho hàng ngầm và các nhà máy sản xuất ngầm. Đây chính là những câu hỏi lớn được đặt ra đối với tình báo Mỹ.
Nhiệm vụ của hoạt động tình báo của Mỹ đối với các cấu trúc ngầm của đối phương được biết đến trong thời gian của Chiến tranh thế giới thứ hai, khi người Đức trong tháng 8 năm 1943 quyết định mở rộng sản xuất tên lửa đạn đạo V-2 trong nhà máy dưới lòng đất gần Nordhausen, gần Erfurt. Vào cuối năm 1944 sản xuất V-2 trong các nhà máy dưới lòng đất đạt 30 quả mỗi ngày.
Tương tự như vậy, người Đức bắt đầu sản xuất các loại máy bay ném bom phản lực tại các cơ sở dưới lòng đất ở Thuringia. Sau đó, Anh tiến hành các hoạt động do thám bằng máy bay trinh sát để xác định các nhà máy dưới lòng đất của Đức quốc xã. Các thông tin này họ chia sẻ với người Mỹ.
Trong Chiến tranh Lạnh, các mục tiêu chính cho các hoạt động tình báo Mỹ về công trình ngầm là các hầm chứa tên lửa của đối phương. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô, các hoạt động của tình báo Mỹ đã tập trung vào việc nghiên cứu các công trình ngầm của các quốc gia mà Mỹ gọi là “quốc gia hiếu chiến”. Năm 1999, Cơ quan Tình báo Quốc phòng đã kết luận rằng trong vòng 20 năm tới, sự phát triển của các công trình ngầm sẽ là một trong những thách thức khó khăn nhất đối với tình báo Mỹ. Theo tài liệu được công bố Mỹ rất quan tâm tới đường hầm của Triều Tiên, đặt dưới khu phi quân sự trên biên giới với Hàn Quốc để thâm nhập vào lãnh thổ đối phương. Ngoài ra, đối tượng chú ý của tình báo Mỹ là các công trình ngầm trên 12 cấp độ khác nhau của Moscow.
Trong năm 1997, tình báo Mỹ đã thành lập một trung tâm đặc biệt – Trung tâm Phân tích các Cơ sở ngầm (UFAC). Ban đầu, UFAC với 20 người đến năm 2009 đã tăng lên đến 240 nhân viên.
Các cơ sở dưới lòng đất được phân loại bởi người Mỹ gồm năm loại:
- Nơi trú ẩn cho các chính phủ và người đứng đầu nhà nước.
- Cơ sở chỉ huy, thông tin liên lạc.
- Nơi để triển khai các loại vũ khí bí mật.
- Nhà máy sản xuất các loại vũ khí, kể cả vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Video đang HOT
- Kho chứa.
Xây dựng hầm ngầm để bảo vệ các lãnh đạo chính trị và quân sự là một phần của chiến lược hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Theo các báo cáo khác nhau, người Mỹ đi đến kết luận rằng sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh không làm suy giảm sự quan tâm của Nga để nâng cấp cơ sở cũ dưới lòng đất và xây dựng mới.
Theo tình báo Mỹ, trong năm 1997, Nga đã xây dựng một hầm chính phủ cách Moscow 46 dặm về phía nam, nhằm bảo đảm “tính liên tục của chỉ huy trong một cuộc chiến tranh hạt nhân”. Ở 850 km về phía đông Moscow, người Nga tiếp tục nâng cấp hầm ngầm cho chính phủ tại vùng núi Yamantau trong một dãy núi ở Bashkiria .
Năm 2003, người Mỹ đã có cơ hội kiểm tra các hầm ngầm trong một hang động, bao gồm 12 phòng và chúng được thiết kế cho các nhà lãnh đạo Iraq.
Trong cuộc chiến ở Libya, người Mỹ đã quan tâm đến các hầm trú ẩn của Gaddafi và các thành viên trong gia đình.
Vào tháng 3 năm 2011, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) đã chuẩn bị một báo cáo, trong đó nói rằng Nga đã hiện đại hóa “cơ sở lớn dưới lòng đất, được thiết kế để làm trung tâm chỉ huy và kiểm soát của các lực lượng hạt nhân chiến lược”. Cở sở này nằm trong vùng rừng núi Ural của Nga.
Trọng tâm của Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) là hầm ngầm và các trung tâm chỉ huy ngầm của các lực lượng vũ trang Cuba, chúng được xây dựng dưới lòng đất ở độ sâu 20 mét. Các loại vũ khí thông thường của Mỹ sẽ không thể làm được gì, kết luận của người Mỹ.
Việc sử dụng các nhà máy dưới lòng đất để sản xuất vũ khí dựa trên các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sản xuất vũ khí chiến lược quan trọng trong chiến tranh. Các nhà máy này là mục tiêu rất khó phát hiện, chúng có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt vi phạm các công ước quốc tế .
Năm 1966, Trung Quốc đưa ra dự án 816 – các lò phản ứng dưới lòng đất để sản xuất plutonium cho việc sản xuất vũ khí, nằm gần làng Baotao ở tỉnh Trùng Khánh. Diện tích ngầm của nó lớn nhất thế giới là 104 nghìn mét vuông, tương đương với diện tích của 20 sân bóng đá. Năm 1982, hầm này đã bị đóng cửa và theo các trang mạng nó đã được chuyển đổi thành một nhà máy phân bón.
Giống như một nhà máy ngầm quân sự để sản xuất vũ khí hóa học đã được xây dựng ở Libya. Vào tháng Tư năm 1996, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết về việc xây dựng một trung tâm dưới lòng đất để sản xuất vũ khí hóa học trong Tartunahe – một cao nguyên miền núi 60 km về phía đông của Tripoli. Vào cuối tháng Sáu năm 1996, tình báo Mỹ báo cáo để ngăn chặn việc xây dựng các cơ sở này.
Vào tháng 3 năm 2011, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) báo cáo cho ủy ban đặc biệt của Quốc hội Mỹ các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất của Iran – ở địa điểm Qom và Natanz. Trong tháng 1 năm 2012, các nhà ngoại giao đã xác nhận các thông tin về nhà máy dưới lòng đất với 348 máy ly tâm trong hai giai đoạn làm giàu uranium ở Fordow ở Iran.
Ngoài việc sản xuất vũ khí và cất giấu, các công trình ngầm có thể được sử dụng để bảo vệ vũ khí: máy bay, tên lửa, thiết bị thông tin liên lạc, sẵn sàng sử dụng ngay lập tức. Trong năm 1972, tình báo Mỹ đã phát hiện ra sự tồn tại của các công trình ngầm trên một căn cứ không quân của quân đội Trung Quốc.
Năm 2002, Bắc Triều Tiên đã xây dựng nhà chứa máy bay ngầm tại căn cứ không quân Pukchang. Trong tháng 6 năm 2011, Iran công bố thông tin về hầm chứa tên lửa dưới lòng đất cho tên lửa tầm trung và xa. Theo các hãng thông tấn phương Tây, hầm chứa tên lửa được xây dựng gần Tabriz và khorramabad ở phía tây bắc Iran.
Ngoài căn cứ quân sự, và các trung tâm chỉ huy, tình báo Mỹ quan tâm đến kho ngầm, chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp.
Vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009,Triều Tiên đã xây dựng một nhà máy dưới lòng đất để sản xuất nhiên liệu tên lửa. Theo báo cáo, cơ sở được xây dựng để cản trở sự phát hiện của vệ tinh gián điệp Mỹ sắp được phóng trong thời gian này.
Tình báo Mỹ tham gia vào các công trình ngầm, hoạt động trong bốn lĩnh vực:
- Thẩm tra sự tồn tại của cơ sở dưới lòng đất tại một vị trí trên cơ sở thông tin từ các nguồn tin tình báo.
- Xác định điểm đến của các cơ sở dưới lòng đất, cho dù đó là để bảo vệ các nhà lãnh đạo, hoặc sản xuất vũ khí, hoặc lưu trữ,…
- Cung cấp thông tin cụ thể về xây dựng ngầm, bao gồm vị trí, kích thước, số lượng nhân viên, sự sẵn có của thiết bị,…
- Xây dựng kế hoạch để tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các cấu trúc dưới lòng đất. Điều này đòi hỏi thông tin cụ thể hơn về việc bảo vệ của các công trình ngầm, các đối tượng bị chôn vùi,…
Tình báo Mỹ đã xử dụng những thiết bị kỹ thuật hiện đại nhất cho việc do thám của mình các thiết bị quang – điện tử, radar và nhận hình ảnh hồng ngoại, thiết bị từ trường, cảm biến rung động của mặt đất ….
Mục đích chính của tình báo Mỹ là tìm ra các công trình ngầm và biện pháp phá hủy chúng trong trường hợp xung đột vũ trang. Trong báo cáo năm 2001 để Quốc hội thảo luận về chương trình mua các loại vũ khí có khả năng tấn công các mục tiêu dưới mặt đất. Ví dụ như bom GBU-28 được mang trên máy bay ném bom chiên lược B-2. Tuy nhiên, vào đầu năm 2012, Lầu Năm Góc đã kết luận rằng vũ khí thông thường hiện tại của Mỹ không thể phá hủy các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất hiện có ở Iran.
Theo Người đưa tin
Sinh mạng 3 vạn dân đang... đợi 1 cây cầu!
Rõ ràng có một mối quan ngại chi phối tổng thống Obama hơn hết thảy: vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).
Ngày 23/9, khi Tổng thống Barack Obama tới New York dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, cả thế giới hồi hộp dõi theo cách thức ông xử lý các cuộc khủng hoảng đang âm ỉ tại Syria và Iran. Liệu ông có bắt tay tân tổng thống Iran, Hassan Rouhani? Liệu ông có thể xúc tiến ngoại giao nhằm mục đích kết thúc cuộc nội chiến Syria?
Câu trả lời vẫn chưa sáng tỏ. Tuy nhiên, việc Syria và Iran nằm ở vị trí hàng đầu trong nghị trình của Obama đang dần cho thấy một sự thật cốt lõi về nhiệm kỳ tổng thống của ông. Rõ ràng có một mối quan ngại chi phối ông hơn hết thảy: vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).
Không dễ để chỉ ra một học thuyết trong chính sách ngoại giao của Obama. Năm 2009, ông nhậm chức với hình ảnh một người hòa giải, chìa tay ra với các đối thủ và đề nghị một kỷ nguyên hợp tác mới. Sau đó là cuộc truy bắt không khoan nhượng nhằm vào lực lượng khủng bố, thể hiện qua việc ông tăng cường binh sĩ tới Afghanistan và mạnh tay thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Rồi trong một khoảng thời gian, sự can thiệp của Obama vào Libya đã khiến dấy lên những đồn đoán về kỷ nguyên mới của chủ nghĩa can thiệp tự do. Nhưng sau đó suốt nhiều tháng, Obama lại tránh mọi can thiệp vào nội chiến ở Syria, ngay cả khi đã có hàng chục nghìn người tử vong.
Không có mối liên hệ nào xuyên suốt những hành động trên. Nhưng những gì diễn ra tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York cho thấy cũng giống như người tiền nhiệm George W. Bush - Obama coi phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt như một mối đe dọa bao trùm đối với nước Mỹ, và là cái cớ thuyết phục nhất cho việc sử dụng vũ lực.
Ý tưởng này đã được vạch ra trong chiến lược an ninh - quốc gia chính thức của Chính quyền Obama. Tài liệu này giải thích rõ: "Không có mối đe dọa nào đối với người dân Mỹ lớn hơn vũ khí hủy diệt hàng loạt".
TT Obama phát biểu tại cuộc họp
Quan điểm đó lý giải tại sao Obama, sau nhiều tháng từ chối can thiệp vào Syria, lại tiến sát đến một hành động quân sự sau vụ tấn công vũ khí hóa học ở Damascus hồi tháng 8. Obama nhấn mạnh, nước Mỹ không thể nhắm mắt làm ngơ trước việc sử dụng WMD ở bất cứ nơi đâu.
"Không chống lại vụ sử dụng vũ khí hóa học này sẽ làm suy yếu các luật cấm sử dụng các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác", Obama giải thích trong bài phát biểu trước toàn thể người dân Mỹ ngày 10/9 mới đây.
Obama thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi đề cập tới vũ khí hạt nhân: "Mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Mỹ, cả ngắn hạn, trung và dài hạn, là khả năng một tổ chức khủng bố sở hữu được một vũ khí hạt nhân", ông chủ Nhà Trắng phát biểu hồi tháng 4/2010.
Điều đó giúp giải thích những lo ngại sâu sắc của Obama về chương trình hạt nhân Iran, và việc ông đe dọa dùng vũ lực để ngăn chặn nó. Obama từng cảnh báo không chỉ về những hiểm họa của việc vũ khí hạt nhân nằm trong tay một chính quyền Iran chống Mỹ, mà còn cả về nguy cơ một quả bom nguyên tử sẽ khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở Trung Đông, mà rốt cuộc sẽ dẫn tới một nguy cơ phổ biến vũ khí nguyên tử vô cùng nghiêm trọng.
"Một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực sẽ gây bất ổn sâu sắc", Obama phát biểu trên đài ABC hồi đầu tháng 9. Nước Mỹ có rất nhiều bất đồng nặng nề với Iran - từ việc nước này ủng hộ du kích Hezbollah cho tới việc họ từ chối công nhận Israel. Nhưng chính vấn đề hạt nhân mới khiến Obama áp đặt các đòn trừng phạt gay gắt và làm quân đội Iran suy yếu.
Mối quan ngại vũ khí hạt nhân cũng đã chi phối chính sách ngoại giao của Obama ở nơi khác. Các tài liệu mật mà Edward Snowden mới tiết lộ cho thấy nỗi ám ảnh mà các cơ quan tình báo Mỹ với Pakistan. Họ đã chi hàng tỷ đôla mỗi năm để cố nắm bắt các chi tiết về kho vũ khí hạt nhân của Pakistan, được cho là bao gồm không chỉ hàng chục vũ khí hạt nhân mà còn nhiều vũ khí hóa học và sinh học.
Do mức độ tiếp cận của các phần tử khủng bố thuộc tổ chức al-Qaeda với các vũ khí này, "Không một nước nào thu hút sự chú ý nhiều như Pakistan", Washington Post đưa tin ngày 2/9.
Chính sách "tái khởi động" của Obama với Moscow ban đầu được chi phối bởi mục đích thúc đẩy cắt giảm các kho hạt nhân của Mỹ và Nga, một bước chủ chốt hướng tới mục tiêu về một thế giới phi hạt nhân mà Obama đã nêu trong bài phát biểu đầu tiên ở nước ngoài trên cương vị Tổng thống, tại Prague, và hiện vẫn là một ưu tiên quan trọng của ông.
Trong khi đó, Obama chứng tỏ ông ít quan tâm hơn đến các nước bất ổn nhưng không tạo ra mối nguy về WMD. Ông vui vẻ rút quân Mỹ khỏi Iraq và đang thoái dần khỏi Afghanistan - hai nước không có vũ khí hạt nhân, hóa học hay sinh học.
Năm 2002, trong khoảng thời gian trước cuộc chiến Iraq, mối nguy về vũ khí hủy diệt hàng loạt là chủ đề nòng cốt trong bài diễn văn của Tổng thống Bush trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. "Nỗi lo lớn nhất của chúng tôi là bọn khủng bố sẽ tìm ra đường tắt cho các tham vọng điên rồ của chúng, khi một chế độ ngoài vòng pháp luật cung cấp cho chúng các công nghệ để giết người hàng loạt", ông Bush nói hồi tháng 9 năm đó.
Hơn một thập niên sau, một Tổng thống rất khác của Mỹ lại có phần lớn những suy nghĩ giống như vậy khi có mặt tại Liên hợp quốc trong tuần này.
Theo VNN
Bí ẩn "Vùng 51": Từ Kapustin Yar đến Yamantau Nga cũng có căn cứ quân sự tuyệt mật như "Vùng 51" Mỹ. Thời Liên Xô, căn cứ không quân Kapustin Yar là nơi thử nghiệm tên lửa và tàu vũ trụ. Chiến tranh lạnh kết thúc, núi Yamantau nổi tiếng là "Vùng 51" bí ẩn nhất. Không chỉ tình báo Mỹ quan tâm đến hoạt động của tổ hợp quân sự ngầm...