Bí mật quân sự Đài Loan ở Ba Bình
Những cấu trúc bí ẩn đang được Đài Loan xây phi pháp ở Ba Bình nhiều khả năng là tháp pháo phòng không hoặc bệ phóng tên lửa.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh Google cho thấy 4 công trình mọc lên phi pháp tại bờ biển trên đảo Ba Bình The Straits Times
Ngày 21.9, tờ Taipei Times đưa tin những hình ảnh chụp từ vệ tinh hồi tháng 7 cho thấy có 4 cấu trúc bê tông hiện diện ở bờ biển phía tây bắc của Ba Bình, thực thể lớn nhất ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN nhưng hiện bị Đài Bắc chiếm đóng. Những hình ảnh chụp từ vệ tinh trên Google Earth cho thấy 4 cấu trúc bê tông cao từ 3 -5 tầng, có hình mái vòm trên đỉnh, được xây xung quanh một công trình hình tròn còn dang dở.
Những cấu trúc này chưa xuất hiện trong những hình ảnh của Google Earth được chụp hồi tháng 1.2015.
Tờ South China Morning Post (SCMP) dẫn lời nghị viên Giang Khải Thần thuộc Quốc dân đảng đối lập cho hay những công trình trên đã hiện diện trên Ba Bình từ tháng 7.2016, khi ông dẫn một nhóm nghị viên đến nơi này nhằm phản đối phán quyết về Biển Đông của Tòa trọng tài ở The Hague (Hà Lan).
Công trình quân sự
Đáng lưu ý là Lực lượng tuần duyên (CG) và Cơ quan Phòng vệ (MND) của Đài Loan thừa nhận sự tồn tại của những cấu trúc mới nhưng từ chối tiết lộ mục đích phục vụ của chúng. Trong đó, CG khẳng định tất cả cấu trúc và cơ sở đều được liệt vào dạng mật và chức năng của chúng không được công bố. Thậm chí Chỉ huy CG Lý Trọng Uy hôm 20.9 còn tuyên bố với giới nghị sĩ Đài Loan rằng lực lượng này đã liên lạc với Google và đề nghị làm mờ hình ảnh thể hiện rõ những cấu trúc quân sự nói trên, theo tờ The China Post. MND thì tiết lộ rằng phía Đài Loan đang đàm phán với Google về việc xử lý những hình ảnh Google Earth “có nguy cơ rò rỉ bí mật quân sự”.
Video đang HOT
“Chúng tôi không tiện tiết lộ bất kỳ cơ sở quân sự mà chúng tôi đang lắp đặt trên đảo Thái Bình (cách Đài Loan gọi Ba Bình – NV) và mục đích của chúng vì tất cả đều được xem là bí mật”, lãnh đạo MND Phùng Thế Khoan tuyên bố với giới phóng viên ngày 20.9. Tuy nhiên, ông Phùng ngang nhiên bảo đảm với người dân Đài Loan rằng “Đảo Thái Bình có khả năng phòng thủ vững chắc”.
Một nguồn tin nhận định với Taipei Times rằng rất có khả năng MND giám sát việc xây dựng 4 công trình mới và cấm nhân viên CG vào khu vực.
Vũ khí hạng nặng?
Do giới chức Đài Loan che giấu mục đích xây dựng những công trình quân sự phi pháp nói trên nên đã có không ít suy đoán khác nhau về chúng. Nhiều cư dân mạng đã chỉ trích CG và MND vì che giấu mục đích xây dựng các công trình mới. Trong đó có một số người tự xưng là “chuyên gia quân sự” cho rằng 4 công trình mới là những tháp pháo phòng không, theo Taipei Times.
Đáng chú ý là các công trình này nằm hướng về phía bắc, nơi có các thực thể Xu Bi và Thị Tứ, lần lượt bị Trung Quốc và Philippines chiếm đóng. Trên hai thực thể này đều có các đường băng, với khả năng đồn trú máy bay quân sự. Đây cũng là hai điểm có đường băng nằm gần Ba Bình nhất.
Một số chuyên gia quân sự thì cho rằng 4 cấu trúc mới trên Ba Bình có thể được sử dụng để phóng tên lửa đối không di động. Còn nhà phân tích Antony Wong ở Ma Cau nhận định với SCMP rằng 4 cấu trúc dường như là những pháo đài lớn nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công, với lập luận chúng có thể ngăn chặn hiệu quả tàu bè, trong đó có tàu chiến Trung Quốc, đổ bộ lên Ba Bình. Theo đó, những cấu trúc mới có thể được trang bị súng máy hạng nặng, lựu pháo hoặc thậm chí vũ khí chống tăng.
Indonesia muốn Mỹ tài trợ nâng cấp căn cứ ở Biển Đông
Ngày 21.9, chuyên san IHS Jane’s đưa tin một phái đoàn sĩ quan hải quân Indonesia đang ở thăm Mỹ với mong muốn tìm kiếm sự hỗ trợ từ chương trình tài trợ quân sự nước ngoài (FMF) của Washington cho việc nâng cấp căn cứ hải quân ở Biển Đông. Jakarta hiện đang trong quá trình nâng cấp các cơ sở hải quân trên quần đảo Natuna để hỗ trợ cho việc triển khai tàu chiến tới khu vực Biển Đông. Ngoài ra, Jakarta cũng được cho là đang có kế hoạch xây một căn cứ tàu ngầm ở Natuna. Chuyến thăm nói trên diễn ra hai tuần, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 9. Tùy thuộc vào kết quả chuyến thăm, Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ đưa ra đề nghị chính thức về FMF với Bộ Quốc phòng Mỹ, theo IHS Jane’s.
Cũng trong ngày 21.9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cập tới vấn đề Biển Đông khi phát biểu tại Đại hội đồng LHQ. Cụ thể, ông Obama kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp sẽ duy trì ổn định hơn là “quân sự hóa các bãi đá mới”, theo tờ The Japan Times.
Theo Thanh Niên
Đài Loan "giãy nảy" vì Ba Bình không phải là đảo
Đài Loan đã lên án quyết định của Tòa trọng tài rằng: Ba Bình (Itu Aba) là đá, chứ không phải là đảo.
Tòa trọng tài đã tuyên Ba Bình là đá, chứ không phải là đảo
Ngày 12/7, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VI Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 trên cơ sở đề nghị của Philippines, đã ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Philippines - Trung Quốc, liên quan đến quyền và quyền lợi hàng hải ở Biển Đông, trong đó có quy chế pháp lý và quyền của các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng, chiểu theo UNCLOS 1982.
Là một bên tranh chấp ở Biển Đông, cũng có yêu sách tương tự như Trung Quốc và đang kiểm soát Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa), Đài Loan ngay lập tức đã có phản ứng. Phản ứng của Đài Bắc tập trung chủ yếu vào kết luận của tòa trên 2 vấn đề:
Một là, "đường 9 đoạn" mà cả Đài Loan và Trung Quốc đều vin vào để đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông là không phù hợp với UNCLOS 1982.
Hai là, Ba Bình là đá, chứ không phải là đảo, do đó không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý.
Phủ Tổng thống Đài Loan và Bộ Ngoại giao Đài Loan ra tuyên bố nói phán quyết của Tòa trọng tài là "không có căn cứ pháp luật", đồng thời cho rằng, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) có cái gọi là "chủ quyền" tại các đảo ở Biển Đông và được hưởng lợi ích tại khu vực biển này theo luật pháp quốc tế và Luật Biển.
Đài Bắc cũng có ý "trách móc" Tòa trọng tài khi nói rằng: "Tòa trọng tài chưa từng chính thức mời Đài Loan khi tiến hành quá trình thẩm xét, cũng chưa trưng cầu ý kiến" của họ.
Đài Bắc tuyên bố không chấp nhận phán quyết này và phán quyết này không mang tính ràng buộc về pháp luật đối với Đài Loan.
Trước khi Tòa trọng tài ra phán quyết, Thủ tướng Đài Loan Lâm Toàn đã nói "nếu phán quyết của tòa không có lợi cho Đài Loan thì không mang tính ràng buộc".
Trong khi đó, Phó Tổng giám đốc Cơ quan Thủy sản của Đài Loan tái khẳng định rằng, ngư dân Đài Loan sẽ tiếp tục đánh cá trong vùng biển xung quanh Ba Bình và Cảnh sát biển Đài Loan sẽ bảo vệ họ.
Hôm 10/7, hai ngày trước khi Tòa trọng tài ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Philippines - Trung Quốc, Cảnh sát biển Đài Loan đã phái một tàu Wei Hsing, trọng tải 1.800 tấn, ra Ba Bình làm nhiệm vụ tiếp tế và tuần tra.
Theo Văn phòng Tổng thống Đài Loan, Đài Bắc cũng có kế hoạch điều 1 tàu hải quân, 1 tàu khu trục lớp Lafeyette để tuần tra Biển Đông. Ban đầu, Đài Bắc định cho tàu khu trục khởi hành vào ngày 14/7, nhưng sau đó lại đẩy lịch lên sớm một ngày, tức vào hôm nay (13/7), dường như để phản ứng lại phán quyết của Tòa trọng tài.
Theo Năng Lượng Mới
Đài Loan cân nhắc đưa tên lửa ra Ba Bình Việc triển khai tên lửa phòng không tầm ngắn nằm trong kế hoạch tăng viện cho hòn đảo mà Đài Bắc chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa. Lực lượng Đài Loan đồn trú phi pháp trên đảo Ba BìnhẢnh: CNN Tờ Taipei Times hôm 1.5 dẫn nguồn tin cấp cao từ chính quyền Đài Loan tiết lộ kế hoạch tăng viện cho...