Bí mật phía sau “bóng ma” hạt nhân Triều Tiên
Phía sau “ bóng ma hạt nhân” Triều Tiên là những toan tính chính trị, có nguy cơ biến khu vực Đông Á thành “chảo lửa”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ra lệnh cho quân đội nước này sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân “bất cứ thời điểm nào”.
Những vụ thử hạt nhân và tên lửa gần đây của Triều Tiên vẫn đang là mối lo ngại của khu vực Đông Bắc Á về vũ khí hạt nhân huỷ diệt của Bình Nhưỡng. Trong tuần này, phương tiện truyền thông Triều Tiên thông báo rằng nhà lãnh đạo của đất nước, Kim Jong-un, đã chỉ đạo sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào.
“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ đã lỗi thời?
Trang NationalInterest đăng bài viết của chuyên gia Robert A. Manning thuộc Trung tâm nghiên cứu về an ninh toàn cầu Brent Scowcroft cho rằng, điều này càng thúc đẩy những nghi ngờ về việc Triều Tiên đã có khả năng thu nhỏ vũ khí hạt nhân và đặt nó trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Một lần nữa, câu hỏi về độ tin cậy của những chiếc ô hạt nhân của mỹ trong khu vực Đông Á lại được đặt ra.
Hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng là nhằm hy vọng xây dựng một đối tác chiến lược với Trung Quốc để tạo sự chuyển động địa chính trị trong khu vực đối trọng với Hàn Quốc. Tuy nhiên, hiệu ứng xa hơn nữa, những hành động của Triều Tiên đã thúc đẩy dư luận Hàn Quốc về khả năng phát triển hạt nhân của Seoul.
Những lo ngại ở Đông Bắc Á về hạt nhân Bình Nhưỡng đã vượt ra xa.
Trước đây, sau mỗi vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng, xuất hiện một luồng dư luận kêu gọi Hàn Quốc phát triển hạt nhân để răn đe Triều Tiên. Tuy nhiên, những ý kiến như thế nhanh chóng được xoa dịu. Lần này đã khác, ý kiến đã được nâng thành vấn đề để thảo luận nghiêm túc và được các thành viên cấp cao của đảng cầm quyền ủng hộ. Một cuộc thăm dò của Viện Asan gần đây cho thấy, gần 54% người dân Hàn Quốc ủng hộ Seoul phát triển hạt nhân.
Theo nhà phân tích Robert A. Manning, xu hướng này là một dấu hiệu của sự bất ổn trong khu vực Đông Bắc Á, khi những lo ngại về Bình Nhưỡng đã vượt ra xa.
Trong khi sự quyết đoán đầy âm mưu của Trung Quốc đang phát triển ở vùng Biển Đông và khả năng quân sự hoá ở khu vực này ngày càng gia tăng đã đặt ra câu hỏi về sự hiện diện quân sự của Mỹ và các đồng minh trong khu vực. Nhiều ý kiến tỏ ý lo lắng về “độ bền” của Mỹ và sức răn đe của Washington đối với Bắc Kinh. Đặc biệt, với việc Trung Quốc đưa tên lửa, triển khai radar ở Trường Sa, đã đặt ra nghi ngờ lớn về hiệu quả của Mỹ.
Hạt nhân, vì sao?
Cho đến nay, việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân đã là một câu chuyện phổ biến trên toàn cầu, phản ánh sự “tiến thoái lưỡng nan” trong vấn đề an ninh kể từ khi Liên Xô phá vỡ sự độc quyền của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Video đang HOT
Đối với Triều Tiên, với một lực lượng quân sự thông thường được trang bị các loại vũ khí của thời những năm 1970, thì vũ khí hạt nhân được xem như một con át chủ bài để bảo vệ mình.
Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Bình Nhưỡng cho rằng, bài học về sự can thiệp của Mỹ tại Iraq và Libya (sau khi Muammar el-Qaddafi đã từ bỏ chương trình hạt nhân của mình) là vũ khí hạt nhân mới là chính sách bảo hiểm để chống lại cuộc tấn công của Mỹ hoặc những nỗ lực thay đổi chế độ.
Nhưng ngay cả trước khi Triều Tiên đạt được sức mạnh hạt nhân của mình, Hàn Quốc cũng đã xem xét nghiêm túc vấn đề theo đuổi phát triển hạt nhân. Sau thất bại của Mỹ ở chiến trường Việt Nam vào năm 1975, nhiều người ở châu Á lo sợ về vai trò chủ yếu của Mỹ ở châu Á. Tổng thống Hàn Quốc vào thời điểm đó là ông Park Chung Hee (cha của Tổng thống đương nhiệm Park Geun Hye), đã bắt đầu một nỗ lực bí mật để xây dựng khả năng hạt nhân vào cuối năm 1970. Tuy nhiên, Washington đã phát hiện các chương trình hạt nhân non trẻ và thuyết phục ông Park rằng, vũ khí hạt nhân sẽ không tăng cường an ninh Hàn Quốc và rằng việc duy trì liên minh Mỹ-Hàn là một lựa chọn tốt hơn.
Và thực tế, nhiều năm qua, “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ được mở rộng thông qua các mối quan hệ liên minh lâu đời trong khu vực đã được tạo được sự ổn định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi Triều Tiên nỗ lực phát triển để đạt được ICMB, Washington đã phản ứng bằng cách tăng cường và nâng cấp hiện diện quân sự trong khu vực Đông Á và hợp tác với các đồng minh bằng một hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng.
Vì vậy Nhật Bản đã đầu tư lớn vào hệ thống tên lửa đạn đạo phòng thủ, bao gồm cả hợp tác với Mỹ phát triển các SM-3 2A, một hệ thống điện thoại di động cho tàu tuần dương Aegis. Bây giờ Seoul cũng đang đàm phán với Washington về việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD để tích hợp vào mạng quốc phòng Mỹ- Nhật. Giống như Nhật Bản, Seoul có một số tàu tuần dương Aegis, và cũng có thể triển khai các SM-32a khi nó được vận hành.
Chỉ là cái cớ?
Bắc Kinh lập luận rằng, lý do Triều Tiên chỉ là một cái cớ cho Mỹ để đưa ra một hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào Trung Quốc mỗi khi Bắc Kinh bảo vệ Bình Nhưỡng. Mỹ- Hàn luôn khẳng định hệ thống THAAD chỉ mang tính phòng thủ và nhằm chống lại “mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 4.3 cũng ra thông báo cho biết, nước này và Mỹ đã thành lập Nhóm làm việc chung để bắt đầu thảo luận chính thức về khả năng triển khai THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Hai bên sẽ thành lập nhóm làm việc chung do Thiếu tướng quân đội Hàn Quốc Jang Kyung-soo và Thiếu tướng quân đội Mỹ Robert Hedelund đứng đầu. Nhóm này sẽ thảo luận hàng loạt vấn đề từ tính khả thi của việc triển khai, thời gian và địa điểm, chia sẻ kinh phí cũng như các tác động của việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc đến môi trường và an ninh…
Tuy nhiên Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc này, cho rằng phạm vi bao phủ của hệ thống THAAD vượt ra ngoài phạm vi phòng thủ trên Bán đảo Triều Tiên và đe dọa trực tiếp đến lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng từng cảnh báo việc Seoul cho phép triển khai THAAD đồng nghĩa với việc “hy sinh quan hệ Hàn – Trung” và lần đầu tiên nước này cũng đã chính thức lên tiếng phản đối tại một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 3.3.
Và, điều gì xảy ra nếu những biện pháp trừng phạt mới không được thực thi nghiêm túc, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp dư luận quốc tế? Quan trọng hơn, điều gì sẽ xảy ra nếu Seoul cũng phát triển vũ khí hạt nhân? Chiếc ô hạt nhân đầy quyền lực của Mỹ liệu có trở nên bất lực trước “bóng ma” hạt nhân ở châu Á?
Theo Danviet
Khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên: Tại sao không đạt thỏa thuận như với Iran?
Chương trình hạt nhân Iran và Triều Tiên khác nhau về quy mô và điều kiện, hoàn cảnh.
Thỏa thuận hạt nhân mà các nước P5 1 (Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Liên minh châu Âu) đạt được với Iran năm 2015 mang lại sự lạc quan cho các cường quốc trên thế giới là có thể giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên theo cách tương tự. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra, vì các khác biệt giữa Iran và Triều Tiên, theo nhận định từ kênh tài chính CNBC (Mỹ).
Việc các cường quốc muốn chấm dứt thế bế tắc trong khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên là điều dễ hiểu, đặc biệt khi Triều Tiên liên tục thách thức quốc tế bằng các vụ thử bom hạt nhân, thử tên lửa tầm xa. Thêm nữa, chính sách ưu tiên quân sự của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khiến các nước thêm lo lắng Triều Tiên có thể sẽ thực hiện tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và các nước đối đầu khác.
Hàng loạt cuộc thương lượng nhằm giải trừ hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên được biết đến là Đàm phán sáu bên giữa Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga, Hàn Quốc, và Triều Tiên đã ngưng từ năm 2009 sau khi Hội đồng Bảo an LHQ trừng phạt Triều Tiên vì phóng tên lửa ngày 5-4-2009 dưới hình thức phóng vệ tinh. Đến năm 2012, Triều Tiên tuyên bố mình là một quốc gia hạt nhân bất kể trừng phạt quốc tế.
Bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Ảnh: INTERNET)
Chương trình hạt nhân Iran cũng gây lo ngại cho cộng đồng thế giới tương tự. Năm 2015, nhóm P5 1 giành được thắng lợi lịch sử khi đạt được thỏa thuận với Iran: Iran đồng ý ngừng tạm thời chương trình hạt nhân, đổi lại sẽ được phương Tây dỡ bỏ trừng phạt.
Vậy, nếu thỏa thuận hạt nhân có thể đạt được với Iran thì tại sao không với Triều Tiên?
Thứ nhất, vì khả năng khôi phục Đàm phán sáu bên khó diễn ra, vì vướng các điều kiện các bên liên quan đưa ra, theo nhà nghiên cứu Tan Ming Hui tại đại học kỹ thuật Nanyang (Singapore).
Mỹ muốn Triều Tiên quay lại đàm phán và cam kết giải trừ hạt nhân trước, các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ sau, tiếp đó mới đến thương lượng một hiệp ước hòa bình liên Triều. Trong khi đó Triều Tiên muốn các nước dỡ bỏ trừng phạt và thương lượng hiệp ước hòa bình liên Triều trước, sau đó mới quay lại vòng đàm phán hạt nhân.
Hình ảnh được truyền thông Hàn Quốc đưa tin về vụ thử bom hạt nhân ngày 7-1 của Triều Tiên. (Ảnh: INTERNET)
Gần đây Mỹ có vẻ đã có chút thay đổi trong chiến lược đàm phán với Triều Tiên. Đầu tháng 1, khi Triều Tiên đề xuất Mỹ xúc tiến thương lượng hiệp ước hòa bình liên Triều, Mỹ chỉ yêu cầu đưa chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vào nội dung thương lượng chứ không cứng nhắc buộc Triều Tiên phải giảm trừ kho vũ khí hạt nhân như một điều kiện tiên quyết mà Mỹ vốn yêu cầu trước đây. Nhưng rốt cuộc đề xuất không thành vì Triều Tiên không đồng ý yêu cầu của Mỹ. Vài ngày sau thì Triều Tiên thử bom hạt nhân, rồi tiếp đó là thử tên lửa tầm xa dưới hình thức phóng vệ tinh.
Thứ hai, các hoàn cảnh của Triều Tiên cũng khác Iran. Iran chưa đủ điều kiện để sản xuất vũ khí hạt nhân, trong khi đó Triều Tiên đã có sẵn một kho vũ khí hạt nhân - mà Triều Tiên xem đây là công cụ hiệu quả để khai thác và thu nhận hỗ trợ từ quốc tế, theo nhà nghiên cứu Tan Ming Hui.
Mặt khác, trong khi kinh tế Iran hầu như chỉ phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng thì Triều Tiên khá hơn chút ít trong thương mại nước ngoài và tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế.
Thêm nữa, Triều Tiên được Trung Quốc hỗ trợ về kinh tế, trong khi đó Iran lại trong tình huống bị cô lập.
Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Triều Tiên, là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn cung thực phẩm chủ yếu, do đó không khó hiểu Trung Quốc là nước duy nhất có ảnh hưởng đến Triều Tiên.
Quan hệ đặc biệt với Triều Tiên khiến Trung Quốc rơi vào thế khá miễn cưỡng với khả năng trừng phạt Triều Tiên và là nước ủng hộ khôi phục Đàm phán sáu bên nhất. Sau động thái thử tên lửa tầm xa của Triều Tiên ngày 7-2, Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan đối thoại, trong khi đó Mỹ lại quan tâm đến trừng phạt đơn phương.
Nhà phân tích chính trị Anh Alastair Newton nhận định Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vẫn giữ quan điểm phản đối trừng phạt Triều Tiên và hối thúc Mỹ quay lại Đàm phán sáu bên.
Tuy nhiên theo ông, quan điểm giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên bằng giải pháp chính trị thay vì trừng phạt của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ rơi vào hư không sau khi Triều Tiên từ chối yêu cầu của Mỹ đưa chương trình hạt nhân vào nội dung thương lượng hiệp ước hòa bình liên Triều.
Theo tình hình này thì có vẻ thế bế tắc trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên sẽ rất khó giải quyết, không như với Iran.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Triều Tiên bị nghi tái khởi động lò phản ứng plutonium Quan chức tình báo hàng đầu Mỹ cho biết Triều Tiên đã tái khởi động một lò phản ứng plutonium, chất có thể sử dụng để chế tạo bom hạt nhân. Giám đốc NSA James Clapper (trái) trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 9/2. Ảnh: AFP Theo James Clapper, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc...