Bí mật ở những ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới
Những thủ tục cổ quái với thi hài người chết, những đặc điểm “độc” như chỉ có toàn gái xinh, đã rất nhiều năm không sinh được con trai… khiến những ngôi làng sau trên thế giới trở nên nổi tiếng năm 2019.
Ngôi làng 9 năm chỉ toàn sinh con gái
Miejsce Odrzanskie, một ngôi làng nhỏ ở miền Nam Ba Lan, gần biên giới Cộng hòa Czech đã 9 năm rồi chưa từng được chào đón một thành viên giới tính nam ra đời. Không ai biết tại sao các cặp vợ chồng ở Miejsce Odrzanskie hiếm khi có con trai. Đã có ít nhất 300 đứa trẻ chào đời nhưng đều là nữ và cư dân trong làng không thể nhớ nổi đã bao lâu chưa nghe thấy tiếng khóc của bé trai.
Ngay cả các đội viên đội cứu hoả tình nguyện trong làng cũng chủ yếu toàn là nữ. Phụ nữ trong làng cho biết, họ rất muốn sinh con trai nhưng xem xét lịch sử của ngôi làng thì cơ hội thành công sinh bé trai là vô cùng ít.
Cho đến khi “bí ẩn được giải đáp”, trưởng làng Rajmund Frischko – người cũng có hai cô con gái nói rằng, ông sẽ thưởng cho bất kỳ cha mẹ nào sinh bé trai đầu tiên cho Miejsce Odrzanskie.
Ngôi làng kinh dị: “Nhốt” xác chết cạnh gốc “cây thiêng” và ngôi đền cổ
Theo Daily Mail, nghi lễ rùng rợn này được dân làng Trunyan, đảo Bali, Indonesia thực hiện suốt nhiều năm. Đặc biệt, nó chỉ được áp dụng với các cặp vợ chồng.
Những xác chết được “nhốt” trong lồng tre, đặt dưới chân một cây thiêng và ngôi đền cổ hơn nghìn năm tuổi thay vì chôn dưới đất. Sau khi tử thi phân hủy hoàn toàn, xương và hộp sọ được xếp ngay ngắn vào ngôi đền 1.100 tuổi nằm dưới gốc cây thiêng Taru Menyan.
Ngôi làng thu hút khá đông du khách hiếu kỳ vì thủ tục cổ quái. Một nữ du khách Australia cho biết trải nghiệm du lịch tại ngôi làng “nhốt” xác chết trong lồng tre thực sự khó quên.
Làng có toàn gái xinh
Ngôi làng Noiva do Cordeiro nằm nép mình ở Belo Vale, một thung lũng xinh đẹp ở phía Bắc Rio de Janeiro (Brazil), với rải rác những cánh đồng trồng quýt, chuối và những loại cây hoa vàng rực rỡ.
Video đang HOT
Nhưng phong cảnh bắt mắt ở Noiva do Cordeiro chưa phải là điều thu hút sự chú ý của du khách, mà chính là cư dân sống ở ngôi làng đó. Hay cụ thể hơn nữa là phụ nữ trong làng.
Phần lớn cư dân làng là nữ và họ có nhan sắc tuyệt đẹp. Hơn thế nữa, nhiều người còn độc thân và đang tìm kiếm tình yêu.
Ngôi làng được thành lập bởi một người phụ nữ có tên Maria Senhorinha de Lima. Maria định cư ở đây khi bị buộc tội ngoại tình và bị đày khỏi nhà thờ và nhà của cô vào năm 1891.
Ngày nay, trong làng vẫn có một số đàn ông, nhưng họ dành cả tuần để đi làm thợ mỏ hoặc ở thành phố lớn gần nhất. Các cô gái cho biết họ nhớ những người đàn ông rất nhiều và luôn mong đến cuối tuần khi cánh đàn ông trở lại.
Ngôi làng Philippines đổi gạo lấy muỗi chết
Làng Alion thuộc tỉnh Bataan, Philippines nhiều muỗi đến nỗi những người sinh sống nơi đây đã phải phát động và tham gia cả một chiến dịch đổi gạo lấy muỗi chết. Cứ 200 con muỗi chết sẽ đổi được 1kg gạo.
Chiến dịch diệt muỗi ra đời nằm trong kế hoạch đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết của làng. Chiến dịch tỏ ra khá hiệu quả tuy nhiên cũng dấy lên nỗi lo ngại rằng ai đó rồi sẽ nuôi muỗi để mang đi đổi lấy gạo.
Ngôi làng chi 2.000 Euro để giải mã ký tự lạ trên phiến đá 230 năm tuổi
Plougastel, ngôi làng nhỏ thuộc vùng Brittany của Pháp tuyên bố trao giải thưởng trị giá 2.000 Euro (hơn 52 triệu đồng) cho bất cứ ai có thể giải mã những dòng chữ được khắc trên một phiến đá 230 năm tuổi.
Được phát hiện chỉ vài năm trước, tảng đá bí ẩn nấp mình trong một vịnh nhỏ và chỉ có thể tiếp cận khi thủy triều hạ xuống. Trên tảng đá có tổng cộng 20 dòng chữ viết tay của một thứ ngôn ngữ xa lạ mà không ai có thể giải mã được cùng với 2 năm được khắc là 1786 và 1787. Ngoài ra còn có hình khắc một con tàu với cánh buồn, bánh lái và một trái tim dùng cho cúng tế.
Rất nhiều các nhà ngôn ngữ học, khảo cổ học đã được mời đăng ký tham gia thử thách. Hạn cuối cùng để nộp các bài dự thi cho thử thách giải mật bất thường này là vào tháng 11/2019. Sau đó, một hội đồng chuyên gia sẽ chọn ra cách giải thích hợp lý nhất và người chiến thắng giải thưởng 2.000 Euro.
Theo baoquocte.vn
Bãi cọc Cao Quỳ có phải là chiến cụ?
Liên quan đến việc phát lộ bãi cọc ở cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê (Thủy Nguyên - Hải Phòng), một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần phải rất cẩn trọng trong các kết luận. Bởi không phải bãi cột gỗ nào ở ven hoặc dưới lòng sông đều là chiến cụ.
Bãi cọc ở Cao Quý thu hút sự quan tâm của các nhà sử học và người dân.
Mừng sớm có vội?
Một phần bãi cọc nhọn bằng gỗ lim được phát lộ tại 3 hố khai quật trên cánh đồng Cao Quỳ. Cọc được đóng sâu 2,5m, đầu cọc có "ngoàm" dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa thân. Mỗi cọc có đường kính từ 20 - 50cm, chôn cách nhau 5 - 7m. Cọc được đóng xuống lòng đất theo phương thẳng đứng, hoặc nghiêng 20 - 15 độ theo hướng Tây - Nam.
Kết quả xác định niên đại tuyệt đối C14 (kết quả giám định đồng vị phóng xạ cacbon 14), cho thấy các cọc gỗ này có tuổi đời từ năm 1.270 - 1.430 sau Công nguyên. Nghiên cứu địa tầng cho thấy khu vực xuất lộ cọc là lòng sông bị bồi lấp. Các cọc xuất lộ trong lớp bùn xám, có thể được chôn/đóng xuống qua lớp bùn đen lẫn cát hoặc tới lớp trầm tích sét trắng lẫn vàng loang lổ.
Dựa trên kết quả khảo sát khảo cổ học kết hợp với các tài liệu lịch sử, văn hóa dân gian... còn lưu giữ tại địa phương, bước đầu nhận định di tích bãi cọc Cao Quỳ có thể liên quan đến chiến trường Bạch Đằng năm 1.288.
Nhiều nhà nghiên cứu và cả đại diện Cục Di sản văn hóa đã cùng đề xuất Hải Phòng sớm xây dựng hồ sơ công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích, có thể kết hợp cùng với di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng của Quảng Ninh để trở thành khu phức hợp di tích quốc gia đặc biệt. Một số đại biểu còn tin rằng, có nhiều khả năng xây dựng hồ sơ di sản thế giới cho khu phức hợp này.
Kết quả C14 - một nửa sự thật
Đánh giá những đề xuất trên là vội vàng, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải cẩn trọng hơn trong kết luận lịch sử. Ông Lê Văn Sinh - nguyên giảng viên bộ môn Phương pháp luận sử học tại khoa lịch sử, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, cho biết còn quá sớm để đưa ra khẳng định rằng các cọc gỗ kia thuộc về sự kiện cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba năm 1.288.
"Tôi mong sao các suy đoán ấy trùng khớp sự thật lịch sử. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng, để nhận thức của chúng ta tiệm cận chân lý khách quan, nhà nghiên cứu phải rất cẩn trọng khi sử dụng sử liệu. Nghĩa là sử liệu phải được phê khảo đúng phép tắc, trả lời hàng loạt câu hỏi về tính xác thực và độ tin cậy của thông tin do sử liệu cung cấp", ông Lê Văn Sinh nêu quan điểm.
Ông Lê Văn Sinh dẫn ra một ví dụ điển hình về một kết luận sai lầm trước đây liên quan tới cọc Bạch Đằng, được cố GS Trần Quốc Vượng đưa vào bài giảng Cơ sở khảo cổ học trước đây. Đó là những năm 1960, Việt Nam đã gửi mẫu nhờ các nhà khoa học Cộng hòa dân chủ Đức và Trung Quốc giám định niên đại các cọc gỗ Bạch Đằng bằng phương pháp C14. Kết quả là tuổi các cọc gỗ ấy không trùng với sự kiện lịch sử xảy ra được ghi lại bởi sử liệu chữ viết.
Kết quả này khiến người ta phải đặt ra vấn đề về tính xác thực của cọc Bạch Đằng được trưng bày tại một số bảo tàng ở Hà Nội khi đó. Việc chỉ ra niên đại của các cọc bằng giám định đồng vị phóng xạ cacbon 14 chỉ mới đi được một nửa chặng đường. Người nghiên cứu còn phải chứng minh những cây cọc ấy đúng là cọc đóng trên sông để phá thuyền chiến của giặc hay không và đây mới là khâu quan trọng nhất.
Trong khi đó, TS Nguyễn Gia Đối, quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam cho rằng: Sử học còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về cuộc chiến chống quân Nguyên của nhà Trần, nhưng sự hiện diện của bãi cọc cùng kết quả giám định niên đại phóng xạ tuyệt đối khiến viện tin tưởng bãi cọc liên quan chặt chẽ đến trận thắng quân Nguyên Mông lần 3 năm 1288.
Phải xác định bãi cọc là chiến cụ?
Mới đây, phản biện lại ý kiến của TS Nguyễn Gia Đối, ông Lê Văn Sinh cho biết: Cứ cho rằng, các nhà khảo cổ học đã tiến hành giám định niên đại của 27 mẫu vật gỗ ở bãi Cao Quỳ và tất cả có niên đại phù hợp niên đại cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba. Nhưng như thế vẫn chưa đủ.
"Tôi xin nêu ra mấy câu hỏi với TS Nguyễn Gia Đối để ông giải đáp cho chúng tôi vững tin, rằng bãi cột/cọc gỗ vừa được Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật từ ngày 17/11 - 19/12 chính là những cọc gỗ của quân đội nhà Trần giăng ra trong trận đánh chiến thuyền Nguyên Mông năm 1288".
Theo đó, ông Sinh đưa ra 3 vấn đề cần phải chứng minh làm sáng tỏ:
1. Bãi Cao Quỳ có phải là dòng sông hồi thế kỷ XIII?
2. Bằng cách nào cha ông ta có thể đóng cây "cọc" lớn xuống lòng sông để cản phá thuyền chiến đi biển của giặc Nguyên Mông?
3. Chứng minh những mẫu vật gỗ vừa phát hiện ở Cao Quỳ chính là cọc gỗ/chiến cụ của quân đội nhà Trần?
"Không phải bất kỳ bãi cột gỗ nào ở ven hoặc dưới lòng sông đều là chiến cụ. Lịch sử Việt Nam chỉ có ba lần dân ta dùng gỗ làm chiến cụ cắm xuống lòng sông. Lần gần nhất là năm 1288, cách nay trên 700 năm. Dùng gỗ làm vũ khí chống thuyền giặc là vạn bất đắc dĩ và hiếm hoi. Dùng gỗ cho đời sống dân sinh là phổ biến trong trường kỳ lịch sử Việt", ông Lê Văn Sinh cho biết.
Ông Lê Văn Sinh cũng cho rằng, nếu chỉ bằng suy đoán, ông cũng có thể đoán các cọc này được dùng vào nhiều việc khác như cột neo thuyền, cột nhà hay giá đóng thuyền...
TS Mai Thanh Sơn (Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), cho rằng: Ngoài xác định cacbon phóng xạ thì phải mời các chuyên gia địa mạo học, địa chất vào khoan thăm dò xác định sự dịch chuyển biến động đường bờ, sự dịch chuyển các dòng sông, xem ở đó trước đây có phải là một dòng sông hay không. Cần phải mời các nhà văn hóa học khảo sát những đền, chùa, những thần tích, thần phả, những truyền thuyết ở địa phương để tìm ra những hạt nhân gì hợp lý khẳng định bãi cọc ở Cao Quỳ là bãi cọc liên quan tới trận đánh quân Nguyên năm 1288.
PGS. TS Trình Năng Chung cho rằng: Phải lấy vài ba mẫu và xét nghiệm ở các nơi khác nhau. Thứ đến phải xác định cọc đó dùng vào việc gì và cuối cùng phải giải thích được tại sao lại có những cọc lớn đến 45cm, vì thông thường cọc 20cm đã có thể đâm thủng thuyền.
Trần Hòa
Theo giaoducthoidai.vn
Bằng chứng mới cho thấy tổ tiên của loài người đã chết một cách bí ẩn 117.000 năm trước Đầu những năm 1930, các nhà nhân chủng học người Hà Lan đã tìm thấy một cái hầm chứa bộ xương khổng lồ ẩn bên trên bờ sông Solo, đảo Java, Indonesia. Hơn 25.000 mẫu vật hóa thạch đã bị chôn vùi trong bùn sông ở một khu vực được gọi là Ngandong, bao gồm 12 hộp sọ và hai xương chân từ...