Bí mật ở ngôi làng có nhiều đại gia, kẻ trộm vào một lần ‘khóc thét’
Được thiết kế đặc biệt, các con ngõ ở Bát Tràng trở thành nỗi ám ảnh với kẻ có ý đồ đột nhập, trộm cắp.
Xã Bát Tràng ( huyện Gia Lâm, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề làm gốm. Nhiều hộ dân nơi đây có nhà đẹp, sân vườn rộng và cuộc sống sung túc. Tuy nhiên, đến thăm ngôi làng, nhiều người không khỏi bất ngờ khi thấy những con ngõ có kích thước rất nhỏ hẹp, chỉ rộng khoảng 75cm – 1m.
Trong con ngõ này, 2 người đi bộ có thể tránh nhau nhưng xe máy thì không.
Gạch lát ngõ và xây tường là gạch Bát Tràng. Dọc lối đi trong ngõ đều có các bức tường cao bao học. Người dân nơi đây cho biết, những bức tường có chiều cao khoảng 4m.
Giữa cái nắng gay gắt đầu hè nhưng đi dưới con ngõ này, bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác mát mẻ.
Ông Phạm Văn May – Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết, khi lập làng, xung quanh Bát Tràng là các cánh đồng hoang vu. Người dân lo sợ bị trộm cướp nên bảo nhau xây dựng các con ngõ nhỏ, tường bao vây cao.
‘Ở nhiều khu vực trong làng, ngõ vào chỉ rộng 70 – 75 cm. Đường đi quanh co. Trường hợp trộm vào sẽ không có đường ra vì dễ dàng bị người dân bao vây, bắt lại’, ông May nói.
Video đang HOT
Chính vì vậy, cho đến tận bây giờ, người dân trong làng vẫn tự hào vì an ninh ở đây khá tốt. ‘Có người để quên xe máy ngoài ngõ. Chiều hôm sau ra tìm, xe vẫn còn nguyên’, ông Lê Hồng Đức (SN 1940) người Bát Tràng nói.
Tuy nhiên, chính vì lối đi nhỏ, chỉ vừa một xe máy nên việc đi lại ở đây có nhiều bất tiện.
Chuyện cưới xin hay đưa tang qua các con ngõ nhỏ cũng là một khó khăn.
Không ít lần, người dân phải đục tường rào, đẽo bớt các góc cua thì mới khiêng được quan tài ra đầu làng.
Hoài Anh – Huy Hùng
Theo VNN
BOT Cầu Thái Hà chưa được thu phí, ông Ngô Tiến Cương vẫn đút túi nghìn tỷ trong 1 tháng
Mặc dù tiền mặt đang cạn dần, vay nợ chiếm 73% tổng tài sản, trạm thu phí BOT Cầu Thái Hà được coi là con gà đẻ trứng vàng của Công ty Cổ phần BOT Cầu Thái Hà vẫn chưa thể mang lại doanh thu, thế nhưng chỉ trong vòng 1 tháng lên sàn, tài sản trên sàn của đại gia Ngô Tiến Cương đã tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng
Chào sàn UpCom vào ngày 14.2, cổ phiếu BOT của Công ty Cổ phần BOT Cầu Thái Hà của đại gia Ngô Tiến Cương đã tăng từ 10.000đ/cp lên 52.000đ/cp chỉ trong vòng 1 tháng.
Giá cổ phiếu tăng 5 lần, đại gia BOT "bỏ túi" hơn 1.000 tỷ
Cổ phiếu BOT của CTCP BOT Cầu Thái Hà phiên giao dịch ngày 14.3 với mức giá 52.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, trong vòng 1 tháng sau khi cổ phiếu BOT chào sàn Upcom vào ngày 14.2, giá trị mã cổ phiếu này trên sàn chứng khoán đã bứt phá 52 lần so với mức giá chào sàn 10.000 đ/cp.
Trong 22 phiên giao dịch vừa qua, cổ phiếu BOT đã thực sự nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư và gây bất ngờ với thị trường khi có tới 11 phiên tăng trần, 3 phiên tăng điểm và chỉ có 1 phiên giảm điểm duy nhất vào ngày 11.3.
Giá trị cố phiếu tăng 42.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 420% chỉ sau một tháng lên sàn.
Diễn biến giá cổ phiếu BOT trong vòng 1 tháng lên sàn
Giá cao nhất của mã cổ phiếu này trong vòng 1 tháng qua đạt 58.600 đồng/cp vào ngày 7.3. Giá thấp nhất là 14.000 đồng/cp trong phiên giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch luôn ở mức thấp, trung bình đạt gần 300 cổ phiếu mỗi phiên, cá biệt phiên 26.2 khớp lệnh 700 cổ phiếu.
BOT Cầu Thái Hà được thành lập vào năm 2014 với vốn điều lệ 245 tỷ đồng, theo quy định của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho việc huy động vốn và triển khai dự án đầu tư xây dựng Cầu Thái Hà.
Qua 2 lần phát hành cổ phần, công ty nâng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng, tương đương 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành, trong đó 4 cổ đông lớn chiếm 95,17% gồm 3 doanh nghiệp và 1 cá nhân. Lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường chỉ còn khoảng 1,9 triệu cổ phiếu. Đây cũng là lý do giải thích vì sao cổ phiếu BOT dù tăng trần 11 phiên, nhưng khối lượng giao dịch chỉ vài trăm cổ phiếu.
Cơ cấu sở hữu tại ngày 15.1.2019 của công ty cổ phần BOT Cầu Thái Hà
Đại gia thực sự đứng sau doanh nghiệp xây dựng cầu đường BOT Thái Hà này là ai chưa rõ nhưng ông Ngô Tiến Cương đang đứng tên sở hữu phần lớn doanh nghiệp có quy mô vốn 400 tỷ đồng và quy mô vốn hóa thị trường trên 2 ngàn tỷ đồng này. Ông Ngô Tiến Cương hiện cũng là người đại diện pháp luật và công bố thông tin của BOT cầu Thái Hà.
Được biết, ông Ngô Tiến Cương là người đại diện Công ty TNHH Tiến Đạt Phát sở hữu 23,79 triệu cổ phần BOT (tương đương gần 59% vốn); bà Nguyễn Thị Lan Hương nắm giữ hơn 2,7 triệu cổ phần (6,81%); CTCP CNC Capital Vietnam 7,6 triệu cổ phần (19%) và CTCP PIV 3,95 triệu cổ phần (9,88%).
Với việc sở hữu gần 24 triệu cổ phiếu cùng mức tăng hơn 5 lần của cổ phiếu BOT Thái Hà, chỉ sau 1 tháng lên sàn, giá trị tài sản trên sàn của ông Ngô Tiến Cương đã tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng.
Tiền mặt "cạn dần", mục tiêu lợi nhuận khó thành
Hoạt động kinh doanh chính của BOT Cầu Thái Hà là quản lý, vận hành xây dựng các công trình đường bộ đường sắt. Từ khi thành lập, công ty chỉ triển khai duy nhất dự án Đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt Sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình - Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình theo hình thức BOT. Thời gian thu phí dự kiến là 16 năm 7 tháng, bắt đầu từ ngày công trình được quyền thu phí.
Đến cuối tháng 12.2018, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Văn bản số 14723/BGTVT-TC về việc chấp thuận cho thu phí sử dụng đường bộ tại trạm thu phí BOT Cầu Thái Hà bắt đầu từ 0h00 ngày 10.1.2019. Tuy vậy, BOT Cầu Thái Hà buộc phải tạm dừng thu phí chỉ sau nửa ngày vận hành.
Không thu được phí, BOT Cầu Thái Hà của ông Ngô Tiến Cương vẫn chưa thể ghi nhận doanh thu và lợi nhuận, mặc dù đã được thông xe kỹ thuật từ tháng 11.2016.
Liên quan đến vấn đề này, trong bản cáo bạch của công ty cho biết, các tuyến đường dẫn vào cầu BOT Thái Hà chưa hoàn thiện, lưu lượng xe đi lại qua cầu đang ở mức thấp, do vậy Công ty đã trình Bộ Giao thông Vận tải về việc chưa chính thức thu phí tại dự án.
Tình trạng chưa có doanh thu, lợi nhuận từ công tác thu phí không phải là khó khăn duy nhất đối với BOT Cầu Thái Hà, công ty đang trong tình trạng cạn dần tiền "tươi".
Cụ thể, tính đến thời điểm cuối năm 2018, khoản mục tiền và tương đương tiền của Công ty chỉ còn khoảng 66,5 triệu đồng, giảm mạnh so với thời điểm đầu năm (xấp xỉ 1,7 tỷ đồng).
Tại thời điểm cuối năm 2018, tổng tài sản của BOT Cầu Thái Hà đạt gần 1.500 tỷ đồng, với gần 93% là chi phí xây dựng cơ bản dở dang hơn 1.300 tỷ đồng. BOT đang có 1.087 tỷ đồng nợ phải trả, chiếm tỷ trọng 73% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tổng dư nợ vay 1.070 tỷ đồng. Ngoài khoản vay hơn 1.038 tỷ đồng từ Ngân hàng VietinBank - Chi nhánh Hà Nam, Công ty cũng đang vay 31,8 tỷ đồng từ cổ đông lớn Công ty TNHH Tiến Đại Phát (tính đến thời điểm 31.12.2018) để bù đắp thiếu hụt tiền mặt.
Năm 2019, Công ty CP BOT Cầu Thái Hà của ông Ngô Tiến Cương đặt mục tiêu doanh thu khoảng 88,8 tỷ đồng và sang năm 2020 ước khoảng 111,14 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ dưới 3 tỷ đồng. Công ty cũng chưa có dự kiến tăng vốn điều lệ đến năm 2020.
Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, nhiều khả năng kế hoạch đề ra cho năm 2019 của doanh nghiệp khó có thể về đích.
Theo Danviet
Đại gia 8X chi tiền tỷ tậu bể đá cổ về thả nước ngắm chơi Anh Nguyễn Văn Cường (SN 1987) đang sở hữu vài chục bể đá cổ tiền tỷ. Anh được coi là đại gia có thú chơi lạ đất Mỹ Lộc (Nam Định). Chịu chi tiền tỷ mua một chiếc bể đá cũ về để thả nước hay trồng sen, trồng súng trước cửa nhà, anh Nguyễn Văn Cường đang sở hữu vài ba chục...