Bí mật ở làng dân liên tục đào được vàng
Ở hai địa phương này còn rất nhiều người dân từng may mắn nhặt được vàng với số lượng lớn…
Thị trấn Củng Sơn và xã Đức Bình Tây dù thuộc 2 huyện khác nhau của tỉnh Phú Yên nhưng lại giáp nhau và cùng đi chung một con đường. Đặc biệt hơn, ở hai địa phương này còn rất nhiều người dân từng may mắn nhặt được vàng với số lượng lớn. Thế nhưng, bên cạnh những trường hợp nhờ vàng đổi đời, không ít trường hợp đã gặp rắc rối, thậm chí nhà tan cửa nát.
Suốt đêm đào nhà chôn giấu “lộc trời”
Sau nhiều lần hẹn khá khó khăn với sự dẫn dắt của người quen tại thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên), chúng tôi mới gặp được một trong số những người may mắn nhặt được “lộc trời” mấy năm về trước.
Người đàn ông gần 60 tuổi cứ thấp thỏm như lo sợ điều gì đó khi tiếp chuyện với chúng tôi. Theo lời đồn đại của người dân thì ông là người trúng “lộc trời” nhiều nhất tại địa phương này. Kể lại câu chuyện đầy may rủi, ông Trần Văn N. cho biết, gia đình ông vốn đông con, lại chỉ làm ruộng nên cuộc sống rất khó khăn. Thời điểm giáp hạt, ông phải chạy từng bữa lo cho gia đình 7 miệng ăn. Vợ ông quanh năm làm thuê làm mướn nhưng cái đói cái nghèo vẫn cứ mãi đeo bám. Trong sự khốn khó ấy, ông chỉ ao ước mình trúng một “quả” nào đó để thay đổi cuộc đời. “Nhưng nhà thì nghèo, chưa một lần mua vé số sao đổi đời được! Mà làm thuê làm mướn thì biết đến đời nào mới đủ ăn,nói gì tới mộng đổi đời”, ông N. bộc bạch.
Thế nhưng, chẳng biết có phải vì Trời Phật thương ông nghèo khó nên cho được đổi đời hay không mà ông lại nhặt được cả một thùng vàng nằm trong thùng đạn đại liên được giấu rất kỹ. Ông N. kể lại, lần ấy, ông được người ta thuê lên suối Thá (xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa), cách nhà khoảng 5km để làm việc. Đến gần trưa, trong khi chờ cơm chín, ông vào bìa rừng tranh thủ chợp mắt dưới bóng cây. Trong giấc ngủ chập chờn, ông mơ thấy mình nhặt được vàng dưới một khe đá. Tỉnh dậy, ông dụi mắt tiếc hùi hụi giấc mơ đẹp. Ông đứng lên, đi được vài bước thì chân đạp phải môt vật cứng. Tò mò, ông gạt đám lá khô sang một bên. Trước mắt ông là một thùng đạn nhỏ nằm trong hốc đá. Ông N. lôi ra và mở nắp xem thì tròn mắt khi phát hiện trong đó ăm ắp vàng và nhiều đồ trang sức có giá trị.
Sau phút trấn tĩnh, ông lặng lẽ giấu lại kho báu rồi vào ăn cơm với mọi người như thường. Cũng từ lúc ấy, ông vừa mừng lại vừa lo. Trong lúc làm việc, thi thoảng ông lại để mắt tới chỗ mình cất giấu kho báu, chỉ mong thời gian làm việc kết thúc thật nhanh để đem khối tài sản đó về. Chờ đến đêm, ông mới lập cập run rẩy cho thùng đạn vào bao tải, buộc thật chặt sau yên xe rồi đạp một mạch về nhà. Về tới nhà, ông lặng lẽ kéo vợ vào trong buồng rồi nhẹ nhàng mở thùng đạn ra cho vợ chiêm ngưỡng. Nhìn thấy số vàng lớn như thế, bà Nguyễn Thị L. như chết sững. Suốt đêm hôm đó, hai vợ chồng đào một cái hố dưới chân giường ngủ để chôn số tài sản vừa nhặt được.
Ông N. vẫn luôn ám ảnh vì chuyện nhặt được vàng cách đây nhiều năm.
Video đang HOT
Đổi đời nhưng sống trong sợ hãi
Từ ngày trúng số vàng khủng, ông Trần Văn N. đã có một cuộc sống hoàn toàn khác. Ông N. kể lại: “Ngày nhặt được vàng, vợ chồng tôi đã mất ăn mất ngủ cả tháng trời vì lo sợ. Cả đời tôi chưa cầm số tiền nào lớn quá 10 triệu đồng. Đấy là số tiền tôi được mượn của hội nông dân để lấy vốn phát triển kinh tế gia đình. Cầm số tiền mới có 10 triệu đồng thôi mà tôi đã run lẩy bẩy, nói chi tới chuyện cả một hòm vàng như thế. Nhưng vấn đề khó giải quyết nhất là chuyện làm sao để hợp thức hóa được số vàng đó mà không làm mọi người bất ngờ, cũng như để kẻ xấu không tìm tới hỏi thăm!”, ông N. cười đầy bí mật.
Vợ chồng ông N. suy nghĩ mãi mà chẳng biết cách nào để làm dịu chuyện nhặt được số vàng này đi. Cuối cùng, hai vợ chồng ngày ngày đi làm thuê và mua vé số rồi tới chùa cầu may để trúng độc đắc. Bao nhiêu tờ vé số đã mua, cuối cùng hai vợ chồng tôi cũng trúng được một tờ vé giải nhất. Ngày trúng số, vợ chồng ông N. tổ chức một buổi tiệc nhỏ mời bà con tới chia vui, cũng là để thông báo rằng, nhà ông bà từ nay đã hết nghèo khổ vì đã được “lộc trời”. Hàng xóm láng giềng ai cũng mừng cho vợ chồng ông bà thoát cảnh nghèo khó. Nhưng chẳng ai biết rằng, số tiền trúng vé số kia có thấm tháp gì so với số vàng mà ông N. nhặt được trong hốc đá hôm nào.
Sau khi hợp thức hóa thành công cái sự “giàu bất ngờ”, vợ chồng ông N. đã không còn phải ngày ngày nai lưng làm thuê cuốc mướn nữa. Hai vợ chồng vốn quen chân lấm tay bùn nên mua một mảnh đất mở trang trại ở xã Krông Pa (huyện Sơn Hòa, Phú Yên), cách nhà cũ chưa tới 10km.
Thay thế căn nhà lụp xụp là một ngôi nhà khang trang, bề thế. Lâu dần, người dân nơi đây cũng lờ mờ đoán ra rằng, ông bà nhặt được vàng ở đoạn rừng đó nên tới để cảm tạ thần rừng. Bà Trần Thị L. (vợ ông N.), cũng kín đáo cho biết: “Thời gian đó cũng có nhiều lời ra tiếng vào về chuyện vợ chồng tôi nhặt được vàng. Thế nhưng, ông nhà tôi kiên quyết phải giấu chuyện này đi, dặn con cái và người thân trong nhà tuyệt đối giữ bí mật, đi đứng cũng phải cẩn thận trông chừng kẻ xấu”.
Tuy nhiên, trong lòng ông lại luôn đau đáu một nỗi niềm: “Bất ngờ giàu lên nhưng tôi lại mang nỗi ám ảnh về vàng. Bởi dù sao đó cũng là mồ hôi nước mắt của người khác đã phải ngậm đắng nuốt cay bỏ lại vì cuộc chiến tranh năm nào. Mình hưởng lộc của người khác mà không biết chia sẻ cho mọi người thì chẳng mấy lúc cũng bị Trời Phật lấy lại thôi”, “lộc bất tận hưởng” mà. Chính vì vậy, từ ngày có được “lộc trời”, vợ chồng ông N. chịu khó lên chùa lễ Phật. Ngày rằm hay mồng một hằng tháng, vợ chồng ông đều mang hương, hoa quả đi lên bìa rừng cúng bái. Không những thế, vợ chồng ông bà còn thường xuyên giúp đỡ hàng xóm láng giềng, những người có cảnh ngộ khó khăn.
Ông N. bộc bạch: “Sống ở đời cái lộc phải biết sẻ chia, nếu không ông trời lấy lại mấy hồi. Mình là người may mắn có được ít của cải đó thì cũng phải biết chia sẻ với người khác, nếu không tai họa đến sẽ khó lường lắm! Nói là nói vậy thôi chứ vợ chồng tôi vẫn sợ họa phúc tương phùng!”. Ông N. bảo, đã nghe nhiều đến chuyện vì nhặt được vàng mà gia đình tan nát, con cái gặp tai ương, vợ chồng sinh ly tử biệt nên rất sợ. Theo lời vợ ông kể, nhiều đêm ông gặp ác mộng, tỉnh dậy toát cả mồ hôi. Có đêm bà sực tỉnh, thấy ông cười nói một mình. Bà hiểu số của cải, vàng bạc ấy luôn ám ảnh ông trong mỗi giấc mơ như thế.
Vì sao người dân Củng Sơn liên tục phát hiện vàng?
Trao đổi với PV về chuyện người dân nơi đây nhặt được vàng, ông Đoàn Văn Đà, Chủ tịch thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) cho biết: “Đại đa số những người nhặt được vàng chủ yếu tập trung ở thị trấn Củng Sơn.
Vài chục năm trước, khi quân gải phóng tấn công Tây Nguyên thì đây là nơi đoàn người di tản vào miền Nam dừng lại lâu nhất trên đường rút chạy. Phần lớn vì kiệt sức, phần vì không thể qua sông buộc người ta phải giấu lại vàng để chờ một ngày nào đó quay lại lấy. Chính vì vậy, người dân nơi đây khi lên rừng, làm rẫy đã nhặt được vàng nhưng họ giấu nên chính quyền cũng không nắm hết được! Những người từng nhặt được vàng bây giờ đều có cuộc sống khá giả, xây nhà, mua xe, đổi nghề nhưng dường như trong sâu thẳm suy nghĩ của từng người vẫn gợn chút tội lỗi khi của cải mà mình đã có lại là mồ hôi nước mắt của người khác. Mặc dù họ cũng chỉ nhặt được chứ không lấy cắp của ai nhưng vẫn ngại nói nhiều vì sợ!”.
Theo Đời Sống&Hôn Nhân
Dân đua nhau xới ruộng vì ảo vọng "kho báu vàng lá"
Thông tin một người đi làm đồng vớ được cả túi vàng khiến cả thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn, An Giang) bị rúng động.
Nhiều người không tin tìm tới tận nhà hỏi thăm, anh chỉ cười đáp rằng: "Khi đang đào mương dẫn nước vào ruộng, tôi bỗng đào phải một vật gì rất cứng, moi lên thì thấy đó là một con ngựa bằng đất nung. Rồi khi tôi đào hết chỗ đó lên thì phát hiện dưới mỗi viên gạch ở đó đều có một tấm vàng lá". Thông tin những kho báu ẩn dưới nền di chỉ cổ Óc Eo phát lộ, người dân trong vùng bỏ cày, quên ruộng ngày đêm lùng sục vì giấc mơ đổi đời từ vàng.
Xới tung di chỉ tổ tiên để tìm vàng
Tại thị trấn Óc Eo, khi tìm hiểu câu chuyện về kho báu này, chúng tôi được ông Trần Văn Chín (54 tuổi, ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo) kể: "Khi mới sinh ra, tôi đã nghe nói về nhiều dấu tích cổ vật quý ở đây rồi. Các cụ già thường kể rằng, người dân trên vùng đất này xưa giàu có lắm, của cải để lại nhiều không thể kể hết. Đến khoảng năm 1986, một số người dân đi thăm đồng, đào đất đắp bờ ruộng bỗng nhiên lượm được vàng lá, đồng và một số cổ vật... từ đó khởi nguồn về cơn sốt kho báu".
Ông Chính tiếp tục câu chuyện: "Hồi đó nhặt được vàng ròng hay không thì tôi không biết nhưng rõ ràng là vàng thiệt. Người đi đào ai may mắn thì gặp vàng nữ trang, vàng mỹ nghệ, kém hơn một chút là vàng lá. Ngay cả tôi lúc đó, ngày nào cũng theo các anh đi tìm vàng, có hôm tìm được một, hai lá vàng là chuyện bình thường. Dân miệt vườn vốn thật thà nên chẳng ai đi chào giá hay thẩm định làm gì. Chúng tôi cứ thấy có thương lái đến mua là bán đại thôi vì của nhặt được mà, nhiều lắm. Riêng cổ vật thì không đếm xuể".
Một cảnh khai quật cổ vật. Ảnh TG
Mãi sau này, khi người dân từ khắp nơi đổ về tìm vàng khiến an ninh trật tự bất ổn, chính quyền vào cuộc, giấc mơ đổi đời nhờ vàng của người dân tạm ngừng thì cánh đồng Óc Eo cũng tan nát. Tuy nói là ngừng nhưng hàng ngày, nhiều đoàn người lén lút đi tìm vàng. Cứ thế, cuộc săn lùng âm thầm diễn ra trong nhiều năm sau. Nhiều người dân ở vùng đất này truyền miệng, cứ cuốc xuống đất chừng 40cm là sẽ đụng phải cổ vật, may mắn thì gặp được vòng vàng hay vàng lá. Trở lại thời điểm chưa có lệnh cấm đào xới tìm vàng, ngay cả Xã đội phó xã Tân Phú (huyện Châu Thành) là ông Phạm Văn Mọi cũng rủ thêm bạn thân là Danh Kim Mừng, Nguyễn Văn Hậu đi kiếm vàng lá thâu đêm. Những cánh đồng chẳng còn canh tác lúa nữa mà luôn đông nghịt người tìm vàng. Thời gian cao điểm, có tới cả ngàn người, đủ mọi lứa tuổi tay cuốc tay đào xới.
Ông Chính kể: "Nói về những người tìm vàng may mắn thì ông Mọi phải liệt vào hàng đầu. Bởi lúc đó, ông Mọi cuốc được cả một tráp đựng rất nhiều miếng vàng mỏng như lá lúa. Trên những lá vàng này còn chạm trổ rất nhiều hoa văn tinh xảo cùng những con vật kỳ quái. Nhiều người cho rằng, nhóm của ông Xã đội phó đã âm thầm đem ra tiệm vàng Bi ở huyện bán được tổng cộng 300 ngàn đồng (300 ngàn đồng khi đó là rất lớn)". Một nhân chứng có duyên với kho báu cổ ở vùng Óc Eo là bà Trần Thị Thy (68 tuổi). Bà Thy từng đào được cả rổ cổ vật gồm các bức tượng bằng ngọc, những chiếc khuyên tai bằng đá quý. Cầm cả một khối tài sản trong tay nhưng không biết giá trị thực sự của nó nên bà đã vứt đi. Bà Thy kể: "Ngày đó, tôi cũng theo mọi người đi đào vàng. Lúc đào được số cổ vật bằng đá trên gò Cây Thị, tôi đem đi hỏi mọi người thì ai cũng bảo không có giá trị gì nên tôi mới bỏ luôn. Giờ nghĩ lại thấy tiếc thật, giá lúc đó mình để lại không khéo giờ lại giàu to".
Vùng đất bà Thy bắt được cổ vật. Ảnh TG
Theo những người dân ở ấp Trung Sơn, ngoài ông Mọi còn rất nhiều cán bộ xã khác cũng mải mê với "kho báu vàng lá". Một trong những cán bộ khác cũng tìm được khá nhiều vàng lá là ông Mai Đức (khi đó là Xã đội phó xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn). Chưa có lệnh cấm, lại thấy dân làng háo hức đi đào nên ông Đức chẳng thể ngồi yên. Sau 4 ngày liên tục tìm kiếm, ông Đức tìm được một vốc vàng lá trị giá khoảng 0,8 lượng.
Hóa điên vì lỡ tay làm mất "kho báu"
Bà Thy kể chuyện tìm được cổ vật. Ảnh TG
Sau khi những thông tin về kho báu vàng lá từ thời vương quốc Phù Nam xuất hiện, vùng quê Trung Sơn yên bình bỗng "dậy sóng". Óc Eo trở thành nơi tập kết của dân tứ xứ "khát vàng", khiến tình hình vô cùng phức tạp. Chính quyền địa phương đã ra quyết định xử phạt nặng những người còn cố ý đi tìm vàng. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tìm về khai quật nhưng di chỉ cổ lúc này chỉ còn là đống sành mẻ, gạch vụn. Giờ đây, khi cuộc khai quật đã khép lại nhưng giấc mơ và những ảo vọng về vàng với nhiều người vẫn chưa dứt. Và rồi, tìm vàng ra... "vàng mắt". Nhiều người thực sự đã tan cửa nát nhà, hóa điên dại với ảo tưởng đổi đời từ vàng.
Có lẽ, câu chuyện của bà Nguyễn Thị Hợi (73 tuổi, ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) là điển hình nhất cho bi kịch này. Sống triền miên trong cảnh nghèo nên khi hòa vào dòng người khát vàng ở cánh đồng Óc Eo, bà Hợi đã mừng khôn xiết khi tìm được một tráp và vài chiếc đĩa màu vàng. Lúc đó, bà giấu cẩn thận rồi lặng lẽ mang lên phố huyện bán. Không ngờ trên đường, số vàng này lại rơi mất. Từ đó, bà tiếc của đến nỗi phát điên. Ông Phạm Văn Hải (thợ sửa xe Honda tại chợ Óc Eo) ngao ngán kể: "Từ ngày nhặt được mấy thứ màu vàng rồi để rơi mất trên đường đi bán, cuộc sống của bà Hợi thất thường lắm. Bà ấy lúc nào cũng khùng khùng, điên điên, sống nay đây mai đó. Nhiều người bảo rằng, hình như người âm "ám" vào bà ấy.
Có bữa, chúng tôi thấy bà vật vờ đi lang thang ra cả khu đá ông địa lúc nửa đêm. Sau đó, bà ấy khấn vái lầm rầm gì đó như người lên đồng. Thấy bà Hợi, ai cũng có cảm giác sợ nên chẳng dám đến hỏi chuyện đâu". Con trai bà Hợi, anh Nguyễn Văn Hảo, cũng xác nhận câu chuyện lỳ lạ của mẹ: "Vùng đất này còn nhiều huyền bí lắm. Có đêm, tôi ngủ mà cứ mơ thấy vàng nhưng tỉnh lại mới hay đó chỉ là ảo ảnh. Còn mẹ tôi, từ ngày mất kho báu, bà ấy hay đi lung tung, nay đây, mai đó. Có những đợt, bà đi cả tháng chẳng thấy về nhà. Đến khi Bệnh viện An Giang thông báo bà bị nạn đang nằm ở đó thì chúng tôi mới biết đến".
Ảo vọng tìm vàng phá nát di chỉ cổ Ông Nguyễn Minh Sang (Phó Trưởng phòng Di sản văn hóa - Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang)cho biết: "Vào thời điểm từ năm 1986 đến 1990, phong trào tìm vàng, cổ vật rộ lên. Người ta phải mua đất theo giá thỏa thuận để có nơi đào xới. Ngoài số cổ vật được cơ quan chức năng cất giữ thì các loại cổ vật "làm đồ hàng xén", trôi nổi trong dân cũng không ít, lại rất khó sưu tầm. Hy vọng, khi Ban Quản lý di tích Văn hóa Óc Eo đi vào hoạt động thì việc bảo quản, sưu tầm, giới thiệu, khai quật sẽ đi vào nề nếp". Hơn nữa, việc khai thác vô tội vạ trên nền di chỉ để tìm vàng đã gây ảnh hưởng rất nhiều trong công tác khai quật của chúng tôi.
Theo Hồng Châu - Lê Hằng (Gia đình & Xã hội)
Đào được cả tạ vàng, cả làng có 30 tỷ phú Không ngờ, ở một vùng quê thuần nông lại có một làng chuyên đi đào vàng. Nhiều gia đình tất thảy con cái, cháu chắt cùng tham gia làm nghề. Dẫu biết đào vàng chứa nhiều hiểm nguy, nhưng khi cả làng đã ôm giấc mộng đại gia thì dù có phải "vàng mắt" thì cũng phải cố để không thua em kém...