Bí mật ‘ô cửa’ trên sao Hoả nghi của người ngoài hành tinh
Những bức ảnh do tàu Curiosity chụp trên sao Hoả gửi về hé lộ không gian giống cánh cửa nhà khiến nhiều người nghi ngờ về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
Bức ảnh từ tàu thám hiểm Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA khiến cư dân mạng xôn xao. Nhiều ý kiến cho rằng trong hình ảnh xuất hiện cánh cửa kỳ lạ, giống như trước nhà của người ngoài hành tinh.
Bí mật ‘ô cửa’ trên sao Hoả nghi của người ngoài hành tinh
Tuy nhiên, chuyên gia địa chất người Anh Neil Hodgson khẳng định rằng đó chỉ là một đặc điểm tự nhiên về cảnh quan sao Hoả.
Ông nói: “Đây là một hình ảnh thu hút, gây tò mò. Nhưng chắc chắn đây là hình ảnh cảnh quan trên sao Hoả, nó cho thấy sự sói mòn tự nhiên trên hành tinh này”.
Video đang HOT
Nhà địa chất hành tinh Nicholas Mangold thuộc Đại học Nantes ở Pháp giải thích thêm rằng manh mối rõ ràng cho thấy đó không phải cánh cửa thực tế vì nó cao chưa đến 1 mét, người sao Hoả không thể nhỏ như vậy.
Các lớp đá được gọi là địa tầng, lõm xuống ở bên trái và cao hơn ở bên phải. Đây là những lớp đất phù sa, lớp cát cứng hơn, nổi bật hơn. Chúng đã được lắng đọng từ 4 tỷ năm trước trong điều kiện trầm tích.
Bức ảnh được chụp khi tàu thám hiểm leo lên Núi Sharp, cao khoảng 5,5 km so với mặt bằng tại miệng núi lửa Gale.
NASA chưa đưa ra bình luận nào về hình ảnh tuy nhiên sự hình thành phiến đá kỳ lạ có thể là kết quả của sự đứt gãy do các hoạt động địa chấn tự nhiên trên hành tinh Đỏ.
Bức ảnh do tàu Curiosity chụp vào ngày 7/5 và mới được NASA công bố. Bên cạnh đó, NASA cũng tiết lộ một số bức ảnh màu được ghép lại từ những ảnh đen trắng ban đầu do tàu thám hiểm chụp trên sao Hoả.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên người ta quan sát thấy những hình thành đá kỳ lạ như vậy trong hệ mặt trời. Hình ảnh về “cái thìa ” và “khuôn mặt” xuất hiện trên sao Hỏa cũng gây tò mò.
Năm ngoái, tàu thám hiểm Yutu 2 của Trung Quốc đã phát hiện ra một hình khối lập phương kỳ lạ trên Mặt trăng. Một số ý kiến cũng cho rằng đó là túp lều của người ngoài hành tinh.
Sau đó, tàu thám hiểm tiến gần hơn đến cấu trúc để kiểm tra. Những hình ảnh mới đã tiết lộ sự thật, vật thể đó là một tảng đá nhỏ nằm trên rìa miệng núi lửa. Các chuyên gia cho rằng đó có thể là một mảnh vụn rơi trên bề mặt Mặt trăng như sao chổi, tiểu hành tinh. Nhóm Yutu 2 đặt biệt danh cho tảng đá là ‘thỏ ngọc’ theo hình dạng của nó.
Manh mối về nước trên trái đất từ đá mặt trăng 4,35 tỉ năm tuổi
Kết quả phân tích mới từ đá mặt trăng có lẽ cho phép các nhà khoa học đưa ra giả thuyết mới về nguồn gốc của nước trên trái đất, hay nói cách khác là cội nguồn của toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh.
Mô phỏng vu va chạm với trái đất và sinh ra mặt trăng
PHÒNG THÍ NGHIỆM QUỐC GIA LAWRENCE LIVERMORE CỦA MỸ
Sau quá trình cân nhắc, đội ngũ chuyên gia của Phong thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore thuộc Mỹ (LLNL) cho rằng trái đất đã chứa nước từ thời điểm hình thành.
Báo cáo, đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences và được tài trợ một phần từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), đã bác bỏ giả thuyết được đồng thuận lâu nay cho rằng nước được mang đến địa cầu trong quá trình các tiểu hành tinh hoặc sao chổi va chạm mãnh liệt với bề mặt hành tinh xanh trong quá khứ.
"Một là trái đất có nước từ thời điểm khai sinh, hoặc nước được mang đến hành tinh chúng ta từ những thứ gì đó phải chứa đầy nước tinh khiết và không trộn lẫn nhiều thứ khác", đồng tác giả Greg Brennecka giải thích.
Đó là lý do các chuyên gia LLNL loại bỏ giả thuyết cho rằng nước được các tiểu hành tinh hoặc sao chổi mang đến địa cầu, mà thay vào đó ủng hộ giả thuyết trái đất sinh ra cùng với nước. Sao chổi lẫn tiểu hành tinh đều không phải là các thiên thể thuần nước.
Theo các nhà khoa học, bộ đôi trái đất và mặt trăng đã hình thành cách đây 4,5 tỉ năm sau quá trình va chạm của hai thiên thể lớn vào giai đoạn đầu của hệ mặt trời.
Để rút ra kết luận liên quan đến nguồn gốc của nước trên địa cầu, đội ngũ của ông Brennecka đã phân tích các đồng vị tổng hợp từ 3 mẫu đá mặt trăng có niên đại từ 4,3 đến 4,35 tỉ năm.
Mặt trăng không có đĩa kiến tạo cũng như chẳng bị ảnh hưởng bởi các quá trình thời tiết làm xóa sổ các chứng cứ về những sự kiện thời đầu như trái đất. Vì thế, đá mặt trăng được xem là nguồn cung cấp manh mối quan trọng cho nguồn gốc của nước trên trái đất.
Hiện 70% bề mặt của địa cầu bao phủ bởi nước. Và phát hiện mới một lần nữa chứng minh sự độc nhất vô nhị của trái đất trong vũ trụ.
Hé lộ 'túp lều bí ẩn' do Trung Quốc phát hiện trên Mặt trăng Sự thật về 'túp lều bí ẩn' trên Mặt trăng không như những gì các nhà khoa học kỳ vọng. Tháng 12/2021, các nhà khoa học vô cùng bất ngờ khi tàu thám hiểm Yutu-2 của Trung Quốc ghi được hình ảnh về khối lập phương kỳ lạ ở phía bên kia chưa được khám phá của Mặt trăng. Hé lộ 'túp lều...