Bí mật MH17 sẽ không bao giờ được tiết lộ?
Hộp đen chuyến bay MH17 đã được giải mã, các đội điều tra đã được thành lập, nhưng thủ phạm thật sự của tai nạn này sẽ khó được tiết lộ vì phương Tây còn cần tới nó để gây áp lực quốc tế với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraina.
Gần một tháng trôi qua kể từ khi chiếc máy bay MH17 bị rơi ở miền đông Ukraina, chưa có bất cứ kết luận chính thức nào được đưa ra từ các đội điều tra riêng rẽ của các nước cũng như của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, những cáo buộc lẫn nhau giữa một bên là Ukraina và phương Tây với bên kia là Nga và lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina thì nhiều vô kể.
Bí mật vụ tai nạn rơi máy bay MH17 của Malaysia sẽ không bao giờ được tiết lộ?
Ngay khi được tin chiếc MH17 của Malaysia bị rơi ở vùng chiến sự miền đông Ukraina làm chết gần 300 người, phương Tây do Mỹ dẫn đầu, thông qua mạng lưới truyền thông của mình, lập tức cáo buộc phe ly khai Ukraina đang kiểm soát gây ra vụ này và còn chỉ đích danh Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng chống chính phủ Kiev bắn rơi Mh17. Đủ những ngôn từ cay nghiệt nhất đã được truyền thông phương Tây sử dụng để lên án Nga và lực lượng ly khai Ukraina. Sau những cáo buộc là các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga của Mỹ và EU.
Tuy nhiên, cái đáng bàn ở đây là bằng chứng các bên đưa ra để cáo buộc nhau. Vài ngày sau tai nạn MH17, Nga đã tổ chức một cuộc họp báo quốc tế. Tại đây, Bộ Quốc phòng Nga đã trưng ra những bằng chứng thuyết phục nhất về những khả năng tai nạn, đồng thời cũng đã chuyển toàn bộ dữ liệu điều tra của phía Nga cho châu Âu. Theo đó, nhiều khả năng lực lượng chính phủ Kiev đã bắn nhầm MH17. Đó là thông tin chính thức từ nhà cầm quyền Nga, còn truyền thông Nga từ đó đến này cũng đưa ra nhiều bằng chứng khác chứng tỏ lỗi này thuộc về quân đội Ukraina. Chẳng hạn hôm 12/8, hãng tin RT của Nga đưa tin, nhóm hacker nổi tiếng “CyberBerkut” khẳng định máy bay MH17 đã bị bắn hạ theo kịch bản có trước của Ukraina sau khi họ thâm nhập vào các tài khoản mạng xã hội Facebook của một số quan chức Ukraina.
Video đang HOT
Trong khi đó, chính quyền Ukraina và phương Tây khi cáo buộc Nga và lực lượng đòi liên bang hóa ở miền đông Ukraina lại không đưa ra được những bằng chứng thuyết phục, đồng thời phủ nhận những cáo buộc từ phía Nga. Điều đáng nói là cùng lúc máy bay MH17 rơi ở Ukraina, một vệ tinh quan sát của Mỹ cũng bay qua khu vực này. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khi trả lời phỏng vấn báo Pháp Midi Libre về vụ máy bay của Malaysia, khẳng định rằng ông biết tất cả mọi điều về tai nạn máy bay: lực lượng dân quân gây ra vụ việc này, họ được Nga ủng hộ, ông có các dữ liệu đáng tin cậy nhất và nhiều bằng chứng về điều này. “Tôi biết, nhưng sẽ không nói đâu”Tổng thư ký NATO tuyên bố. Nhưng đó là loại dữ liệu gì, ở đâu… thì ông Rasmussen lại từ chối tiết lộ và đề nghị chờ kết quả cuộc điều tra. Có vẻ lạ tai khi một chính trị gia tầm cỡ mà lại đưa ra những tuyên bố trống rỗng và mâu thuẫn về một vấn đề nghiêm trọng và bi thảm như vậy. Nhưng người nghe thiếu kinh nghiệm dễ dàng nhầm lẫn trong cách lập luận dài dòng và trong đầu sẽ vô tình xâu chuỗi “MH17-dân quân-Nga”.
Nghị sĩ Mỹ Ron Paul mới đây cho rằng Mỹ biết “nhiều hơn những gì họ nói” về máy bay Malaysia. Theo ông Ron Paul, Chính phủ Mỹ đang giữ thông tin về thảm họa này, nhưng không công bố. “Chính quyền Mỹ ngày càng im lặng lạ thường khi cáo buộc rằng chính Nga hoặc đồng minh của họ đã bắn rơi máy bay Malaysia bằng một hệ thống tên lửa phòng không Buk” – ông Ron Paul nói với đài RT của Nga. Ông Paul chỉ trích Mỹ dù có các loại công nghệ do thám hiện đại, nhưng lại không thể cung cấp một bằng chứng cụ thể nào để làm sáng tỏ vụ việc máy bay bị bắn hạ. “Khó mà tin nổi là Mỹ, cùng với tất cả các vệ tinh do thám sẵn có để giám sát mọi thứ ở Ukraina, lại không thể đưa ra bằng chứng chính xác là ai đã làm gì và vào lúc nào” – ông Paul nói. Nghị sĩ Mỹ chốt lại: “Điều thật tệ là chúng ta không thể trông cậy vào chính quyền để nói với chúng ta sự thật, và cho chúng ta thấy bằng chứng. Tôi tin là họ biết nhiều hơn những gì họ đang nói”.
Hai hộp đen của MH17 đã được lực lượng ly khai Ukraina giao nộp cho Malaysia, sau đó hộp đen này được chuyển đến Anh để giải mã. Kết quả chính thức cho thấy chiếc MH17 bị bắn rơi, nhưng không biết rõ bởi loại vũ khí gì. Hiện công tác nhận dạng nạn nhân và điều tra hiện trường vụ tai nạn vẫn đang được tiến hành.
Mặc dù Nga vẫn hối thúc các bên liên quan điều tra làm rõ trắng đen vụ tai nạn, nhưng phương Tây chả vội gì. Nếu kết quả điều tra chứng minh Nga vô tội và lỗi thuộc về quân đội Ukraina, Washington và Brussels sẽ lâm vào tình huống không hề dễ chịu. Họ buộc phải xin lỗi Nga vì đã buộc tội vô cớ, và thể theo lời kêu gọi của chính Mỹ, phải đưa những kẻ có tội ra trước pháp luật. Đối với Tổng thống Obama, vụ này sẽ làm cho ông ta bị mất mặt.
Điều này khiến người ta có cảm giác rằng dường như vụ MH17 đang bị “chìm xuồng”. Những gì phương Tây tuyên truyền qua các cáo buộc của họ dường như đã đạt được mục đích: thế giới tin rằng Nga và lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina là thủ phạm bắn rơi MH17. Theo giới chuyên gia tâm lý, phương Tây đang thao túng ý thức xã hội bằng chiến dịch kích động tình cảm chống Nga của người dân thế giới.
Vụ rơi máy bay MH17 có thể xem như một “giọt nước làm tràn ly” với 2 phe trong chiến sự tại miền đông Ukraina. Việc quy trách nhiệm cho bên này hay bên kia thực chất hướng nhiều tới những mục đích chính trị sau đó. Không có một kết luận rõ ràng về nguyên nhân vụ tai nạn MH17 thì Nga vẫn bị “đổ riệt” là thủ phạm và như vậy các biện pháp cô lập của phương Tây sẽ được thế giới ủng hộ.
Theo Petrotimes
100 điều tra viên quốc tế tiếp cận hiện trường vụ máy bay MH17
Báo The Star ngày 7/8 cho biết đến nay đã có hơn 100 nhà điều tra quốc tế từ Hà Lan, Australia và Malaysia đến được hiện trường của vụ máy bay MH17 trong bối cảnh giao tranh vẫn diễn ra ác liệt ở miền Đông Ukraine.
Theo Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), phái đoàn giám sát đặc biệt (SMM) của tổ chức này đã quan sát các cuộc tấn công gần khu vực tìm kiếm trong khu vực.
Các chuyên gia Australia tiếp cận một mảnh vỡ của máy bay MH17 hôm 1/8.
Trong thông báo ngày 6/8, OSCE cho biết, tại hiện trường, phái đoàn giám sát đặc biệt đã quan sát thấy nhiều đạn từ súng cối và pháo bắn ra trong khoảng cách từ 2-3km từ một hướng không xác định.
Các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục mặc dù đã có lệnh công bố ngừng bắn để cho các chuyên gia quốc tế tiến hành điều tra hiện trường, và điều này đã thường xuyên làm gián đoạn công việc của OSCE.
Người phát ngôn của OSCE Michael Bociurkiw cho biết cả quân đội Ukraine và phiến quân đều không nhận trách nhiệm về vụ nổ súng trong khu vực.
Ông nói: "Chúng tôi không chắc chắn là nó (vụ nổ súng) đến từ đâu. Một bên đã vi phạm (thỏa thuận ngừng bắn) và chúng tôi không biết đó là ai."
Về những cáo buộc rằng quân nổi dậy đã làm xáo trộn hiện trường MH17, ông Bociurkiw cho biết OSCE không có bằng chứng về vụ việc này.
Ông nói thêm rằng phái đoàn điều tra quốc tế ba nước đóng tại tại Soledar, cách hiện trường vụ tai nạn MH17 khoảng 90km, gần Grabovo. Soledar nằm trong vùng kiểm soát của quân đội Ukraine.
Theo Vietnam
Điện đàm Obama Poroshenko tiết lộ thủ phạm diệt MH17? Ngày 24/7/2014, Đại tá Nga Viktor Baranets tung ra một tin tức rất dụ hoặc: "Trong cuộc điệm đàm với (Tổng thống Mỹ) Obama, (Tổng thống Ukraine) Poroshenko đã thú nhận chiếc Boeing là bị phòng không Ukraine bắn rơi, sau đó bị "một chiếc (cường kích) Su-25 đánh bồi". Với tiếng tăm rất không tầm thường của Đại tá Baranets, cần phải...