Bí mật “kho” tiền tỷ giấu trên đỉnh núi: Những “hạt vàng” Ngọc Linh
Người dân Xê Đăng, Ca Dong trên núi Ngọc Linh gọi loài cây mọc hoang dại có trái chín màu đỏ là hạt lửa. Đó là loại hạt của loại cây thuốc chữa bách bệnh, được phát hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước, có tên là sâm K5 hay sâm Ngọc Linh. Bây giờ, những hạt lửa ấy được bà con gọi là những hạt vàng, hạt bạc.
Mùa thu “hạt vàng” trên núi Ngọc Linh
Bắt đầu từ tháng 6, khi cây sâm Ngọc Linh ra hoa kết trái và chín đỏ kéo dài đến tháng 9 âm lịch là mùa thu hoạch hạt lửa đồng bào Xê Đăng, Mơ Nông gọi là hạt vàng, hạt bạc. Bởi, mỗi hạt giống sâm Ngọc Linh hiện đắt như vàng.
Lên Trà Linh đúng mùa sâm Ngọc Linh ra hoa kết trái hỏi mua sâm, tất cả người dân thôn 2 xã Trà Linh, huyện Nam Trà My đều lắc đầu trả lời: Không bán!
Giải thích lý do, chị Nguyễn Thị Hồng Thương, chuyên mua bán sâm ở Nam Trà My nói, đây là mùa thu hái hạt sâm làm giống nên bà con không nhổ bán. “Bà con chỉ nhổ bán những cây sâm không ra hoa hoặc ra ít hoa.”, chị Thương cho hay.
Cây sâm “tổ” mỗi năm cho hàng trăm hạt giống trong vườn một người dân trồng sâm ở xã Trà Linh.
Vậy sâm Ngọc Linh ở đâu mà rao bán nhan nhản trên mạng với giá rẻ như bèo, chị Thương lắc đầu bảo: Không biết!
“Với sâm trồng tại Trà Linh từ 6-7 năm tuổi ít trổ bông kết trái bà con mới nhổ bán nhưng số lượng ít ỏi và giá trên 60 triệu đồng/kg. Nếu trên mạng rao bán nhiều và giá rẻ chỉ có sâm giả”, chị Thương nói.
Chị Thương kể, chị phải thất hẹn nhiều đơn đặt hàng vì bà con không bán sâm trong mùa ra hoa kết trái. Bà con chăm sóc và bảo vệ những cây sâm khỏe mạnh để thu hạt giống, bán giá cao hơn.
Vườn ươm sâm giống tại xã Trà Linh.
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho hay: “Bình quân mỗi cây sâm ra hoa kết trái đến khi chín cho khoảng 30 đến 40 hạt. Chỉ cần 30 gốc sâm thu hái khoảng 1 lon hạt (tương đương khoảng 1.000 hạt). Cách đây 2 năm có giá hơn 40 triệu đồng, còn hiện nay hạt giống sâm được bà con bán tính theo hạt, mỗi hạt giống sâm có giá 100 nghìn đồng.”
Video đang HOT
“Tính bình quân, mỗi cây sâm 5-6 tuổi hàng năm thu hái hạt 1 lần khoảng 30 đến 40 hạt giống. Như vậy, mỗi gốc sâm bà con đã có thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng từ hạt. Chỉ tính từ thu hạt thì giá trị cây sâm cao gấp nhiều lần so với bán sâm củ. Đó là chưa nói đến việc để cây sâm càng nhiều tuổi giá trị càng cao”, ông Bửu nói.
Theo tính toán của bà con trồng sâm như anh Hồ Văn Hình, mỗi kg sâm 5-6 tuổi (gồm khoảng 6 cây) hiện có giá 60 triệu đồng. Nếu để thu hạt hàng năm thì mỗi kg sâm cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Số hạt đó đem ươm cây giống bán cây con thu hơn 50 triệu. Do nhu cầu cây giống sâm rất lớn và đang sốt nên bà con giữ cây sâm thu hạt giống có giá trị cao hơn.
Lá sâm cũng là mặt hàng khá sốt nóng hiện nay. Ngay tại vùng sâm Ngọc Linh, mỗi kg lá sâm Ngọc Linh phơi khô có giá hơn 15 triệu đồng nhưng không có để bán.
Cây sâm giống ra hoa và kết trái trưng bày tại hội chợ sâm.
Còn ông Hồ Quang Bửu nhẩm tính: “Mỗi lon hạt giống 1.000 hạt nếu đem ươm trồng tỷ lệ nảy mầm 90%, chỉ cần chăm sóc sau 1 năm bán cây giống. Bình quân mỗi cây giống sâm tại thời điểm này có giá lên đến 250.000-300.000 đồng. Như vậy, mỗi lon hạt giống sẽ cho khoảng 900 cây con. Với giá hiện tại chỉ bán giống cây con 1 năm tuổi được thu hái từ 20 đến 30 gốc sâm trồng đã cho thu nhập từ 200 đến 270 triệu đồng tùy chất lượng cây giống sâm”.
Ngay những người chuyên buôn bán sâm Ngọc Linh như chị Nguyễn Thị Hồng Thương, hay các chủ vườn sâm như đại gia ông Hồ Văn Du, Hồ Văn Hình,… đều khẳng định, dù giá sâm Ngọc Linh đang sốt, từ 60-100 triệu đồng mỗi kg tùy năm tuổi, nhưng họ không nhổ bán. Giữ lại thu hạt giống có giá trị cao hơn, vừa bảo vệ được vườn sâm gốc càng nhiều năm tuổi càng giá trị cao lên đến trên 100 triệu đồng kg.
Sốt nóng cây sâm Ngọc Linh giống
Cây sâm Ngọc Linh trồng tại núi Ngọc Linh, Quảng Nam có giá trị cao và được ví là cây vàng, cây bạc, không có loại cây nào sánh bằng. Tại xã Trà Linh có hơn 80% người dân trồng và mở rộng vườn sâm của mình.
Ngoài ra, hàng loạt đại gia lập dự án đổ hàng trăm triệu USD để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh tại các xã vùng cao của huyện Nam Trà My nên giống cây đang sốt nóng và không đủ cung cấp.
Một cây sâm cho hạt đang chín màu đỏ.
Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Hồ Quang Bửu cho biết, với dự án đầu tư phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh 9.000 tỷ đang được triển khai, điều đáng lo nhất là nguồn cây con giống.
“Huyện và tỉnh đầu tư 2 vườn sâm Ngọc Linh giống tại xã Trà Linh. Tuy nhiên, đến nay mới đáp ứng được 10% cây giống và các vườn sâm gốc của người dân đáp ứng thêm 20%. Như vậy, cây giống sâm Ngọc Linh còn thiếu khoảng 70% so với nhu cầu” – ông Bửu chia sẻ.
Hiện giá cây sâm giống 1 năm tuổi đang tăng chóng mặt. Cách đây 2 năm, mỗi cây giống có giá 100.000 đồng thì nay đã tăng lên 250.000-300.000 đồng/cây.
Ông Hồ Văn Du, một tỷ phú sâm ở Trà Linh, nói thêm, từ 4-5 tuổi cây sâm bắt đầu ra hoa kết trái. Tỷ lệ cây sâm ra hoa kết trái khoảng 30%. Mỗi cây ra hoa kết trái thường cho từ 10 đến 20 hạt giống đến khi sâm đạt từ 6 tuổi trở lên mỗi cây cho từ 40 đến 50 hạt. Thậm chí, nhiều cây ra hoa kết trái lên đến 200 hạt.
Mỗi năm chỉ thu từ lá sâm, hạt giống ươm cây con nhiều hộ trồng sâm đã có nguồn thu hàng tỷ đồng, không cần phải nhổ bán sâm củ.
Ông Du tiết lộ những vườn sâm ông trồng bí mật trên núi Ngọc Linh từ hơn 30 năm nay có tổng cộng hơn 150.000 gốc. Chỉ tính mỗi tiền thu từ lá sâm và hạt sâm ông thừa tiền để thuê người bảo vệ, trồng sâm và lo cho cuộc sống của đại gia đình.
Vũ Trung
Theo danviet
Ly kỳ hành trình "săn" sâm Ngọc Linh quý hiếm 100 năm tuổi
Đến nay, đây vẫn là một trong những củ sâm Ngọc Linh lâu năm nhất được tìm thấy trên vùng núi Ngọc Linh.
Hành trình "săn" sâm Ngọc Linh 100 năm tuổi
Cách đây hơn 1 năm, vào một ngày giữa tháng 6, anh Hồ Văn Chiêu (ngụ xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã may mắn đào được củ sâm Ngọc Linh quý hiếm 100 năm tuổi. Đến nay, đây vẫn được xem là củ sâm Ngọc Linh lâu năm nhất từng được tìm thấy trên vùng núi Ngọc Linh.
Củ sâm Ngọc Linh 100 năm tuổi do anh Hồ Văn Chiêu phát hiện trên vùng núi Ngọc Linh.
Hồi đó, thông tin về củ sâm Ngọc Linh quý hiếm của anh Chiêu đã tạo cơn sốt trong giới săn dược liệu cũng như giới thượng lưu thích sở hữu những món hàng độc. Theo một số nguồn tin, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My là ông Hồ Quang Bửu cũng có ý định mua "cụ" sâm nói trên để lưu giữ trong ngân hàng gen của địa phương.
Trong cuộc trao đổi với PV mới đây, anh Chiêu vẫn nhớ như in ngày đi rừng định mệnh ấy cũng như khoảnh khắc phát hiện củ sâm Ngọc Linh giữa rừng núi bạt ngàn.
Theo anh Chiêu, hôm đó là ngày 20/6/2016, anh lên đường "săn" sâm Ngọc Linh cùng với cha là ông Hồ Văn Linh. Chuyến đi này rất khác so với những chuyến đi khác khi mà cả anh Linh và cha đều mang quyết tâm, niềm hi vọng và sự tự tin rất lớn trong việc tìm ra củ sâm Ngọc Linh có một không hai, bởi vì họ đã xác định được điểm đầy hứa hẹn.
"Cha con tôi lên núi từ đêm, đi đến sáng thì tới khu vực đã xác định. Lùng tìm suốt buổi sáng, cha con tôi chẳng thấy cây sâm nào cả, chưa nói là mục tiêu phải tìm ra cây sâm thật to. Lúc đang dựa lưng vô gốc cây nghỉ ngơi thì tôi nhìn thấy những nhánh cây lấp ló gần đó giống sâm. Tôi mới gọi cha tới cùng xem thì phát hiện đây chính là những nhánh sâm Ngọc Linh", anh Chiêu kể.
Cách tính tuổi sâm Ngọc Linh là theo đốt, cứ mỗi đốt được tính là 1 năm tuổi.
Ban đầu, cha con anh Chiêu cứ ngỡ có 5 củ sâm mọc gần nhau, nhưng sau khi vén lá cây khô và kiểm tra kỹ thì xác định đó là một gốc sâm Ngọc Linh lâu năm mọc thành nhiều đoạn. Biết đã tìm thấy báu vật quý hơn cả vàng giữa rừng sâu, anh Chiêu cùng cha bới đất, đào một cách cẩn thận củ sâm này trong khoảng 1 giờ dù nó chỉ sâu 1m.
Tìm thấy sâm từ một lời mách bảo
"Thời gian qua có nhiều người cứ nghĩ tui bán được củ sâm đó mấy trăm triệu nhưng thật ra chưa tới 100 triệu. Tôi bán cho chị bán tạp hóa là mối quen thường xuyên mua sâm do tôi đào từ rừng núi mang về. Sau đó, chị này mới lên mạng tìm người bán lại thì nghe đâu được 200 triệu hay 250 triệu", anh Chiêu nói.
Củ sâm nặng gần 1kg.
Trước đó, khi mua một củ sâm Ngọc Linh nặng chỉ nửa lạng từ anh Chiêu, chính người phụ nữ này đã động viên anh trở lại chỗ cũ để tìm kiếm thêm một lần nữa. Chính linh tính của bà là mấu chốt mách bảo cha con anh Chiêu tìm ra củ sâm quý nói trên nên chia sẻ với PV, anh Chiêu cho biết: "Dù chị bán được giá cao gấp nhiều lần thì tôi cũng không nghĩ ngợi gì, tại công lớn nhất là của chị. Không có chị nói thì tôi chắc cũng không quay lại đó để tìm".
Cũng liên quan tới củ sâm này, ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết: "Hồi đó vừa nghe tin cậu Chiêu đào được củ sâm Ngọc Linh quý là tôi cử người về kiểm tra liền. Một phần là tôi rất quan tâm tới sâm, mặt khác tôi muốn xác thực xem thông tin có đúng không".
"Anh em tới nơi quay phim mang về, tôi xem thì nhận định 100% là sâm Ngọc Linh hay người ta còn gọi là sâm Việt Nam. Củ sâm đó nặng gần 1kg và có hơn 100 đốt, theo cách tính toán mỗi đốt là 1 năm tuổi thì đúng nó chắc chắn trên 100 năm chứ không ít hơn đâu", ông Bửu khẳng định.
Hiện, "cụ" sâm Ngọc Linh nói trên đang ở TP.HCM nhưng chủ nhân không muốn lộ diện. Theo chia sẻ của những người liên quan, hiện đã có người trả giá cả tỉ đồng cho củ sâm này nhưng chủ sở hữu vẫn quyết tâm không bán, bởi theo họ một củ sâm Ngọc Linh 100 năm tự nhiên như vậy là vô giá, cực kỳ quý hiếm.
Theo Danviet
Củ sâm Ngọc Linh hơn 7 lạng, được ra giá hơn 400 triệu đồng Củ sâm Ngọc Linh được một người dân ở Quảng Nam lấy ngoài tự nhiên đưa về vườn trồng hơn 30 tuổi, nặng hơn 7 lạng đang ra giá 430 triệu đồng. Ngày 22/4, chị Nguyễn Thị Huỳnh (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, vừa mua một củ sâm Ngọc Linh nặng hơn 7 lạng của ông...