Bí mật khó ngờ đằng sau chuyện mẹ hai con mới dăm lần nấu ăn cho con
Kết hôn đã 6 năm, có 2 đứa con, số lần chị nấu ăn cho con chắc đếm chưa hết một bàn tay. Mẹ chồng chị mỗi lần đến nhà chị chơi, thấy con trai phải vào bếp thì đều tỏ vẻ không vui…
(Ảnh minh hoạ).
Nhớ cái lần về ra mắt nhà anh, chị làm cháy mất một con gà luộc thì đủ biết trình độ nấu nướng của chị ở mức độ nào rồi đấy. Anh biết tỏng khả năng nội trợ của chị thảm hại vô cùng nên đã thịt sẵn gà ngon lành, chị chỉ việc luộc mà thôi. Thực lòng anh còn muốn đuổi chị lên nhà cho đỡ vướng chân, anh làm hết cho nhanh, nhưng chị ngại ánh mắt của mẹ chồng tương lai nên khăng khăng đòi làm. Kết quả khiến cả nhà anh không biết cười hay mếu. Con gà ta ngon ơi là ngon mẹ anh nhờ người mua tận dưới quê cứ thế cháy khét.
Sau tai nạn ngày ra mắt ấy, mẹ anh rõ ràng không hài lòng với chị. Nhưng khổ nỗi anh lại thích và sẵn sàng chấp nhận khuyết điểm ấy, chị không vào bếp thì anh vào, lo gì! Mẹ anh không khuyên được con trai nên quyết định cưới xong “tống khứ” vợ chồng anh ra ở riêng luôn. Bà sợ có cô con dâu như chị, hàng ngày sẽ được thưởng thức những món đặc biệt không ở đâu có mất.
Từ sau khi cưới vợ, anh thế vai của vợ trong công việc bếp núc, trở thành người nội trợ chính trong nhà. Chị có tinh thần cầu tiến, nhiều lần hì hụi học nấu ăn để làm một bữa ngon cho chồng, khiến anh phải bấm bụng ăn những món chẳng giống ai của chị. Cuối cùng, sau 1 lần chị bị bỏng mảng lớn ở cánh tay, anh quyết định không cho chị học nấu nướng nữa. Có lẽ chị thiên phú của chị trong lĩnh vực này bằng 0, nếu đã không thể thì không cần cưỡng cầu, anh vào bếp cũng chẳng sao hết.
Cuối tuần, anh dù có bận thế nào cũng phải bỏ thời gian ra đi siêu thị với vợ để mua sắm đồ ăn cho cả tuần, bản thân chị đến mua thực phẩm cũng không rành, mà anh thì không muốn cuối ngày về vào chợ chen chúc với các bà các mẹ. Hết giờ làm, anh luôn về nhà ngay không la cà bao giờ, đồng nghiệp có hỏi anh sẽ trung thực mà trả lời: “Về nấu cơm cho vợ!”. Nhiều người tưởng anh đùa, song họ tới nhà anh chơi mới biết đó là sự thật 100%. Hễ anh không có nhà, chị thể nào cũng ăn mì tôm cho qua bữa. Biết vậy nên khi nào vắng nhà anh đều làm các món mặn để sẵn trong tủ lạnh cho chị, chăm vợ chẳng khác gì chăm con.
Sau này khi có con, anh lại tiếp tục sự nghiệp nấu cho cả con ăn. Trình độ nấu nướng của chị, nếu là anh thì còn cố nuốt, chứ các con chẳng ai chịu “thông cảm” cho mẹ chúng, một mực không chịu ăn. Bữa nào đi công tác mấy ngày, anh luôn phải tất bật nấu nấu nướng nướng một buổi, dự trữ sẵn thực phẩm cho mấy mẹ con chị ở nhà. Cũng may, ở phương diện nấu ăn chị kém cỏi, chứ mấy khoản khác chị vẫn bình thường, vì thế cho con ăn, tắm rửa, cho con ngủ…, anh không phải đảm trách. Nếu không anh sợ mình không có lúc nào mà thở mất, công việc đã vốn bận rộn rồi.
Chị sinh bé thứ 2 nửa năm thì anh được thăng chức. Tuy lên làm sếp nhưng vai trò nội trợ trong nhà của anh vẫn không suy chuyển. Cảnh tượng mà các nhân viên trên công ty nhìn thấy, đó là trước giờ tan làm, sếp của họ thường vào mạng tìm hiểu các món ăn ngon và mới lạ về để phục vụ cả nhà. Mấy nữ nhân viên khéo tay trong công ty thi thoảng còn tới tìm anh giao lưu trao đổi, hay có công thức nấu cháo nào mới cho con liền giới thiệu với anh.
Nhiều lần chị khuyên anh nên thuê người giúp việc, nhưng anh đều bảo vẫn làm được thì cứ làm, khi nào không kham nổi thì anh sẽ thuê người. Bởi lẽ, tự tay mình chăm sóc con vẫn hơn là giao phó cho người ngoài, nhất là trong giai đoạn trẻ còn nhỏ, mà tìm được người tận tâm, khéo léo đâu có dễ.
Mẹ chồng chị mỗi lần đến nhà chị chơi, thấy con trai phải vào bếp thì đều tỏ vẻ không vui. Bà không cổ hủ tới nỗi cho rằng đàn ông phải tuyệt đối tránh xa căn bếp, nhưng tới mức làm nội trợ chính trong nhà như anh thì bà vẫn chưa chấp nhận được. Cũng may những mặt khác của chị đều ổn, chị lại biết đối nhân xử thế, hiếu thảo với bố mẹ anh, nên bà cũng chỉ thở dài để đấy mà thôi.
Nhiều khi ngẫm lại, cũng may chị cưới được anh, chứ lấy phải người khác không bao dung và vì vợ con được như anh thì đảm bảo có chuyện lớn rồi. Chị luôn trêu chồng, kiếp sau dù anh có trốn ở chân trời góc bể, chị nhất định phải tìm và cưới anh bằng được, không thể cho cô nàng nào khác hưởng phúc!
Theo Afamily
Gợi ý mâm cỗ mặn thơm ngon, đẹp mắt cúng Rằm tháng Bảy
Bạn có thể làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy theo khẩu vị của gia đình, chủ yếu là tấm lòng thành tâm kính dâng lên tổ tiên.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy gồm các món:
- Gà luộc
- Xôi trắng
- Chả giò rế
- Giò lụa
- Miến gà
- Canh sườn bí đao
1. Gà luộc, xôi
Gà luộc và xôi trắng
Nguyên liệu:
*Gà luộc:
- Gà: 1 con (khoảng 1 đến 1,2 kg)
- Nước: 3 lít (hoặc chỉ vừa đủ nước để ngập mặt gà)
- Gừng: 5-6 Lát
- Lá dứa: 4 lá (gấp thành 1 bó)
- Hành lá: 1 bó
- Một chậu nước đá
- Dầu mè: 2 thìa canh
- Dưa chuột: 1 củ
- Rau mùi: 1 bó
Video đang HOT
- Lá chanh: 8 lá
*Xôi:
- Gạo nếp ngon: 3 cốc (khoảng 600gr)
- Dầu ăn mỡ gà: 4-5 thìa canh
- Gừng băm: cỡ 1 ngón tay cái (khoảng 1 thìa canh)
- Nước dùng gà: 3 cốc (khoảng 650ml)
- Lá dứa: 4 lá (gấp thành 1 bó)
- Muối: 1 đến 1 1/2 thìa cà phê
- Xì dầu để ăn kèm xôi
Cách làm:
*Gà luộc
Sơ chế gà kỹ, lọc lấy lòng gà. Làm sạch lông trên da gà. Xát muối thô cả trong và ngoài gà cho sạch mùi. Sau đó, rửa gà cẩn thận và đặt sang bên cho ráo nước.
Lọc lấy mỡ gà và dành ra để sử dụng sau.
Rửa sạch hành lá, cắt lấy phần cọng trắng. Cho phần cọng hành trắng, 6 lát gừng và 1 bó lá dứa vào trong bụng gà.
Đổ 3 lít nước vào nồi sâu và đun sôi trên lửa to. Sau khi nước sôi, trụng cả con gà vào trong nồi nước 3 lần này rồi cuối cùng để cả con gà ngập trong nồi nước. Trước khi bạn cho gà vào nồi, hãy gấp cánh gà ngược lại.
Sau 3 lần trụng nước sôi, nước thịt gà sẽ giữ lại trong thịt, giúp gà không bị khô và hương vị thơm ngon hơn.
Đậy nắp nồi. Khi nước sôi lại (sau khoảng 5 phút), hạ lửa xuống và để gà đun nhỏ lửa thêm 10 phút nữa. Sau đó, tắt lửa và đậy kín nắp. Hãy để gà nghỉ trong nồi nước sôi thêm 35 phút nữa.
Trong khi đó chuẩn bị một chậu nước đá lớn. Kiểm tra độ chín của gà bằng cách dùng tăm xiên vào phần thịt dày nhất của đùi gà, nếu nước thịt tràn ra có màu trong không còn tia máu là gà đã chín.
Khi thịt gà đã chín, dùng đũa nhấc gà lên từ dưới cánh và nhúng gà vào nước đá trong khoảng 20 phút để da gà giòn và thịt gà không bị nát.
Vớt gà ra và đặt lên đĩa. Dùng 2 thìa canh dầu mè xát đều lên bề mặt gà để gà thêm thơm ngon và không bị khô.
Rửa sạch rau mùi, lá chanh. Rửa dưa chuột, xắt lát để trang trí.
*Xôi
Gạo vo sạch và ngâm nước khoảng 8 giờ. Vớt ra để ráo nước. Cho 3 thìa canh dầu ăn vào chảo cùng mỡ gà và rán đến khi mỡ gà tiết ra hết. Gắp bỏ phần mỡ gà rán giòn khi nó đã chuyển màu vàng nâu.
Thêm vào 1 1/2 thìa canh gừng băm và chiên đến khi dậy mùi thơm. Tắt bếp. Nhanh chóng thêm gạo vào và trộn đều. Thêm 1 đến 1 1/2 thìa cà phê muối vào gạo và đảo đều.
Cho hỗn hợp gạo vào nồi cơm điện. Thêm 3 cốc nước dùng gà. Đặt lá dứa lên trên cùng và nấu chín.
Khi cơm đã chín, bỏ phần lá dứa đi và dùng đũa đảo xôi cho tơi. Xới ra đĩa.
Bỏ phần gừng, hành và lá dứa nhồi trong bụng gà ra và đặt ra đĩa bày lên mâm.
2. Chả giò rế
Nguyên liệu (cho 16 cái nem):
- 200 gr thịt lợn băm
- 6 con tôm cỡ vừa - băm nhuyễn
- 20gr nấm hương - ngâm mềm, thái mỏng
- 100gr khoai môn - thái sợi (có thể thay bằng 3 - 4 lá cải thảo thái sợi)
- 1 củ cà rốt nhỏ - thái sợi
- 1 củ hành khô - băm nhỏ
- 2 nhánh tỏi - băm nhỏ
- 200 gr thịt cua (không bắt buộc)
- 1 cây măng nhỏ - thái sợi (không bắt buộc)
- 1/2 thìa cà phê muối
-2 thìa cà phê hạt nêm gà
- 1 thìa cà phê đường
- 2 thìa cà phê nước tương (xì dầu)
- Hạt tiêu trắng xay
- 1 trứng gà - đánh tan (dùng một nửa)
- 1 gói bánh đa nem giò rế (hoặc bánh đa nem thường)
- Dầu ăn
Cách làm:
Trộn đều thịt lợn, tôm, hành khô, tỏi, trứng cùng các gia vị trong một tô lớn. Thêm các loại rau củ vào trộn nhẹ tay theo một chiều cho đều.
Bọc màng bọc thực phẩm và để trong tủ lạnh ít nhất 30 phút.
Khi gói nem, cho 2 thìa nhân vào rìa ngoài cùng của bánh đa nem và cuộn chặt tới phần giữa bánh.
Nếu bạn dùng bánh đa nem thường, nên nhúng sơ vỏ bánh qua nước trước cho bánh mềm.
Gập 2 bên cạnh của vỏ bánh đa vào và tiếp tục cuốn cho tới hết.
Thường nhân nem đã đủ ẩm để làm dính mép bánh đa nem, giúp nem không bị bung ra. Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể chấm thêm chút nước ngoài rìa bánh trước khi cuốn hết.
Đổ dầu vào cho ngập khoảng 1/4 chảo. Bắc trên bếp lửa lớn. Kiểm tra nhiệt độ của dầu bằng cách chấm đầu đũa gỗ vào giữa chảo, nếu dầu sôi lăn tăn quanh đũa là dầu đã đủ nóng. Cẩn thận đặt miếng nem vào giữa chảo dầu nóng, giữ nguyên như vậy vài giây rồi mới lật. ĐỪNG rán quá nhiều nem cùng một lúc vì sẽ khiến nhiệt độ trong chảo giảm xuống và nem không được giòn.
Rán trong khoảng 2 - 3 phút cho tới khi lớp vỏ có màu vàng ruộm đẹp mắt.
3. Giò lụa
Nguyên liệu:
- 500gr thịt lợn xay sẵn. Thường thịt xay sẵn thường có mỡ và nạc. Không nên dùng thịt nguyên nạc khiến giò rất khô, kém độ ngon
- 30gr bột năng hay bột bắp
- Gia vị: 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột tiêu trắng (tiêu trắng sẽ làm giò không bị đen)
- 50ml nước đá lạnh (cần thật lạnh)
- 15g bột nở
Cách làm:
Thịt lợn xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, đường, bột nêm, tiêu trắng, nước mắm rồi ấn máy xay 15 giây.
Sau đó cho 1 chút nước đá vào, bấm máy xay 10 giây rồi lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10-15 giây thì ngưng 1 chút và bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt lợn chuyển qua máu trắng hồng rất dẻo và dính là đã đạt được yêu cầu.
Bạn có thể gói bằng lá chuối hay giấy bóng kính.
Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi mới lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh.
Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).
Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc.
Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang.
Cho giò vào hấp 30-45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước.
4. Miến gà
Nguyên liệu (cho 4 người ăn):
- 4 đùi gà
- 1 củ hành tây
- 1 củ gừng nhỏ (khoảng 5cm)
- 1,5 đến 2 lít nước
- 2 thìa canh nước mắm
- Muối & hạt tiêu
- 150g miến (bún tàu) khô
- Vài cây nấm hương
- Rau mùi (ngò), hành lá, chanh và lá chanh tươi
*Nếu bạn luộc gà nguyên con và đã có nước dùng gà, bạn có thể thay đùi gà sống trong công thức này bằng thịt ức gà chín hay lòng gà chín và bỏ qua bước chế biến nước dùng.
Cách làm:
Ướp đùi gà với chút muối và hạt tiêu, cho vào một xoong chống dính lớn, úp phần có da xuống và áp chảo sơ qua trên lửa lớn cho đùi gà tiết bớt dầu.
Lột vỏ hành và gọt vỏ gừng. Bật một bếp khác ở lửa to. Dùng kẹp kim loại để giữ chắc hành và gừng. Nướng hành và gừng trên bếp, xoay để lửa phủ đều toàn bộ lớp bên ngoài, nướng đến khi lớp bên ngoài hơi cháy và dậy mùi thơm.
Nấm hương ngâm mềm. Cho hành, gừng nướng cùng nấm vào nồi gà. Thêm khoảng 1,5 đến 2 lít nước và đun sôi trong khoảng 45 -60 phút, hoặc cho đến khi gà chín kỹ và nước dùng đã trở nên thơm ngọt. Nêm nước mắm, muối, tiêu cho vừa miệng.
Tắt bếp, vớt đùi gà ra đĩa và xé nhỏ. Trộn thịt gà với chút nước mắm và nước chanh tươi.
Ngâm miến (bún tàu) cho mềm, trần trong một nồi nước sôi khác.
Khi dùng, cho miến trần vào bát trước, thêm thịt gà xé, lá chanh, hành, mùi và nước dùng nóng.
5. Canh sườn non bí đao
Nguyên liệu:
- 400g bí đao
- 2 dải sườn chặt miếng vừa ăn
- 3-4 quả táo tàu (chà là)
- 1 thìa cafe tôm khô
- Hành tây, rau mùi thái nhỏ
- 1 miếng gừng đập dập
- 1 nhúm muối
Cách làm:
- Sườn non rửa sạch và đun sôi với nước trong 1-2 phút. Vớt ra ngoài, rửa cho sạch bẩn và mùi hôi
- Bí đao bỏ ruột, gọt vỏ và thái miếng dày khoảng 1cm
- Cho táo tàu, tôm khô, gừng đập dập, xương sườn và bí đao với lượng nước vừa đủ vào nồi áp suất. Nếu không có nồi áp suất bạn có thể sử dụng nồi cơm điện.
- Sau khi sôi, ninh tiếp trong 15 phút cho đến khi xương sườn và bí đao mềm.
- Thêm chút muối trước khi ăn
- Tắt bếp, múc ra bát rồi rắc hành và rau mùi lên
Theo Danviet.vn
Đâu phải lần đầu "mẹ hai con" Hương Baby khoe vai trần mong manh Tung ra bộ ảnh mới thực hiện, vợ 9x của Tuấn Hưng khiến người đối diện khó có thể rời mắt vì sở hữu ngoại hình gợi cảm, khó tin cô đã trải qua hai lần sinh nở. Cho đến thời điểm hiện tại, Hương Baby (tên thật là Thu Hương) - vợ của nam ca sĩ "Cầu vồng khuyết" Tuấn Hưng vẫn...