Bí mật khó giải phiến đá nổi tiếng nhất thế giới cổ đại
Tháng 7/1977, sĩ quan quân đội Pháp phát hiện phiến đá Rosetta với nội dung được viết bằng hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Đây được coi là phiến đá nổi tiếng nhất thế giới cổ đại giúp giải mã nhiều bí ẩn về Ai Cập cổ đại.
Rosetta – phiến đá nổi tiếng nhất thế giới cổ đại – được học giả, sĩ quan quân đội Pháp Pierre Bouchard phát hiện trong lúc kiểm tra công tác phục dựng pháo đài cổ gần thành phố Rosetta ở châu thổ sông Nile năm 1977.
Ngay sau khi phát hiện phiến đá Rosetta, giới chuyên gia nhận ra tầm quan trọng của cổ vật này. Hiện cổ vật này được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng London, Anh.
Theo các chuyên gia, phiến đá Rosetta với nội dung được viết bằng hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại theo 3 hệ thống chữ viết.
Ba hệ thống chữ viết này bao gồm: chữ tượng hình chính thức (hieroglyphic), chữ tượng hình bình dân (demotic) và chữ Hy Lạp để mọi người dân có thể đọc hiểu nội dung khắc trên phiến đá Rosetta.
Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm và rộng 72 cm. Vào năm 196 trước Công nguyên, pharaoh Ai Cập Ptolemy ra lệnh tạo ra phiến đá Rosetta trong một chiến dịch tuyên truyền chính trị.
Mục đích của Ptolemy là nhằm thông báo với toàn dân thiên hạ việc ông là vị vua hợp pháp của Ai Cập.
Thông qua việc phát hiện phiến đá Rosetta, các chuyên gia có thể giải mã 2 bản khắc bằng chữ Ai Cập cổ đại thông qua chữ Hy Lạp cổ đại.
Nhờ vậy, các chuyên gia, nhà khoa học có thể dịch toàn bộ văn bản sử dụng chữ tượng hình chính thức của người Ai Cập thời cổ đại.
Theo đó, nhiều tài liệu được viết trên giấy papyrus của người Ai Cập còn đến ngày nay được giới chuyên gia giải mã nội dung.
Cuộc sống của vua chúa Ai Cập cũng như các tầng lớp trong xã hội được hé lộ.
video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Theo kienthuc.net.vn
Sự thật kinh hoàng "trò chơi tử thần" thời Ai Cập cổ đại
Các chuyên gia, nhà khoa học đã phát hiện "trò chơi tử thần" của người Ai Cập cổ đại được sử dụng để "liên lạc" với người quá cố ở thế giới bên kia. Theo đó, trò chơi này mang yếu tố tâm linh, mô tả hành trình của linh hồn sang cõi âm.
Theo các nhà khoa học, " trò chơi tử thần" của người Ai Cập cổ đại được dùng để "liên lạc" với người quá cố ở thế giới bên kia vào khoảng 3.500 năm trước.
"Trò chơi tử thần" này dựa trên senet - trò chơi bàn cờ của người Ai Cập thời cổ đại ra đời từ khoảng 5.000 năm trước.
Senet trở nên phổ biến trong đời sống của người dân Ai Cập vào khoảng 2.500 năm sau khi xuất hiện.
Trò chơi senet gồm 1 bàn cờ 30 ô vuông và 2 loại tốt khác nhau dành cho hai người chơi tương tự như cờ vua hiện đại. Thế nhưng, đến nay giới chuyên gia vẫn chưa thể giải mã được luật chơi của trò chơi này.
Sau khi Senet ra đời, người Ai Cập được cho là đã biến trò chơi này thành một nghi lễ tâm linh.
Cụ thể, một số văn bản cổ xưa ghi chép về việc trò chơi này có liên quan đến thế giới bên kia.
Nguyên do là bởi trên bàn cờ có những biểu tượng của các vị thần trong đời sống tôn giáo của người Ai Cập thời cổ đại hay các biểu tượng, ký hiệu kỳ bí được cho có thể là thử thách dành cho linh hồn.
Giới chuyên gia hoài nghi trò chơi này mô tả hành trình của một linh hồn sang thế giới bên kia.
Để giải mã những bí ẩn về trò chơi này, giới chuyên gia tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Theo kienthuc.net.vn
Vì sao người Ai Cập cổ đại luôn có mái tóc thơm tho? Các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc mũ hình nón của người Ai Cập cổ đại tại thành phố cổ Armarna. Theo các chuyên gia, chiếc mũ này được người Ai Cập sử dụng để làm thơm tóc và thanh lọc tâm hồn. Nhiều tác phẩm của người Ai Cập cổ đại có mô tả những người đội mũ trùm đầu hình...