Bí mật ít biết về loại lan chơi Tết giá trăm triệu
Địa lan Trần Mộng chơi Tết có những chậu được rao bán với giá cả trăm triệu đồng. Những chậu hiếm đắt đỏ phải có nhiều cành và nhiều hoa.
Những chậu lan chơi Tết được liệt vào hàng “khủng” có thể kể đến dòng địa lan Trần Mộng (Sa Pa). Với số lượng cành hoa từ 50 trở lên, những chậu lan như vậy có giá từ 30 – 70 triệu đồng. Cá biệt những chậu có từ 100 cành trở lên sẽ được rao bán cả trăm triệu đồng.
Nếu không mua cả chậu địa lan, khách mua lẻ cành địa lan Trần Mộng cần chi từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/cành. Những chậu có từ 10 cành hoa, có giá “mềm” hơn, từ 800.000 đồng đến 6 triệu đồng. Hình ảnh một chậu địa lan Trần Mộng Sa Pa từng được rao bán với giá 30 triệu đồng.
Vì đắt đỏ nên hầu hết khách hàng mua hoa địa lan Trần Mộnglà người giàu có, đại gia kinh doanh.
Từng có một đại gia ở thành phố Vĩnh Yên đặt mua một chậu địa lan đẹp gồm 68 cành hoa nở đúng vào dịp Tết nguyên đán Giáp Ngọ với giá 70 triệu đồng về làm quà tặng cho đối tác.
Đặc điểm nổi bật của địa lan Trần Mộng trăm triệu là có dò hoa dài, màu nâu nhạt, hoa nở vào mùa đông sang tới đầu xuân, lá dài và to. Địa lan Trần Mộng được nhiều người ưa chuộng là vì hoa nở đẹp, cánh to, dày, sắc tươi và thời gian chơi được lâu.
Video đang HOT
Địa lan Trần Mộng Sapa là nổi tiếng hơn cả. Theo những người trồng địa lan, điều kiện lý tưởng để hoa nở đẹp nhất là từ 18 – 20 độ C. Nếu trời quá lạnh hoa sẽ thâm, trời nóng quá hoa cũng sẽ bị tàn lụi.
Để có những chậu hoa nở đúng dịpTết, ngoài kỹ thuật chăm sóc của nhà vườn còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết.
Tuy là loại hoa ưa sáng nhưng nếu để cây ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào thì lá cây sẽ bị cháy, vì vậy, khi mua hoa địa lan về chơi cần phải tránh để cây ở những nơi bị ánh sáng quá gay gắt.
Vì hiếm những chậu địa lan hàng trăm cành nên muốn sở hữu chúng các đại gia phải đặt trước nhà vườn từ vài tháng. Gần sát Tết, giá của lan Trần Mộng lại tăng lên do công vận chuyển và độ khan hiếm.
Nhờ trồng loại lan chơi Tết đắt đỏ này mà không ít nhà vườn ở Sapa kiếm được bộn tiền. Trong hình là vườn địa lan Trần Mộng trị giá khoảng 1 tỷ đồng của anh Dương Toàn Thắng (cán bộ Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, Sa Pa).
Nhiều người mê loài lan này cũng bởi độ xum xuê và xuân sắc của nó.
Theo_Kiến Thức
Khám phá tiêm kích MiG ít biết trong KQND Việt Nam
Ngoài MiG-17, MiG-21, Không quân Nhân dân Việt Nam từng sử dụng mẫu tiêm kích MiG-15UTI trong kháng chiến chống Mỹ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhắc tới các trang bị của Không quân Nhân dân Việt Nam, hầu như người ta thường nhờ ngay tới tiêm kích MiG-17, MiG-21. Đấy là những chú "én bạc" đã hạ đo ván hàng trăm máy bay Mỹ gồm cả siêu cơ B-52 gây chấn động địa cầu.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ngoài MiG-17 và MiG-21, KQND Việt Nam còn sở hữu tiêm kích MiG khác. Đó chính là tiêm kích MiG-15UTI (trong ảnh).
MiG-15UTI là biến thể của mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-15 do Liên Xô phát triển. Đây là mẫu tiêm kích phản lực thành công nhất trước khi MiG-21 xuất hiện và tham chiến.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, MiG-15 do phi công Liên Xô và Trung Quốc điều khiển đã bắn hạ vô số chiến đấu cơ phản lực hiện đại của Mỹ và cả máy bay ném bom chiến lược B-29 to nhất thời bấy giờ.
Đầu những năm 1960, Liên Xô đã viện trợ qua ngả Trung Quốc cho Việt Nam 3 máy bay tiêm kích kiêm huấn luyện chiến đấu MiG-15UTI cùng 33 máy bay MiG-17. Trên cơ sở số máy bay này, ta đã thành lập Trung đoàn 921 anh hùng.
Được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công, MiG-15UTI mở rộng khoang lái thành hai chỗ ngồi, trang bị hai hệ thống lái.
Cận cảnh buồng lái đơn sơ của máy bay MiG-15UTI.
Cửa hút không khí tăng lực động cơ của MiG-15UTI đặt ở đầu mũi.
MiG-15UTI trang bị động cơ phản lực Klimov VK-1 cung cấp lực đẩy 26,5kN cho tốc độ bay tối đa 1.059km/h ở trần bay thấp, tuy nhiên khi càng lên cao thì tốc độ càng giảm xuống chỉ còn 992km/h ở trần bay 10.000m.
MiG-15 hay MiG-15UTI đều đạt trần bay tối đa 15.500m, bán kính tác chiến 600km, tốc độ leo cao 51,2m/s ở độ cao thấp. Tuy nhiên, càng lên cao thì càng giảm, 21m/s ở trần bay 10.000m, thời gian ở độ cao lớn chỉ là 5,2 phút với 10.000m.
Dù là máy bay huấn luyện nhưng MiG-15UTI vẫn làm nhiệm vụ chiến đấu khi được giữ lại bộ vũ khí gồm 2 pháo 23mm NR-23 (160 viên) và N-37 37mm (40 viên).
Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, KQND Việt Nam hầu như chỉ dùng MiG-15UTI để huấn luyện, chưa bao giờ tham gia chiến đấu. Ngày nay, cũng khó tìm MiG-15UTI tại các bảo tàng quân sự ở Việt Nam.
Theo_Kiến Thức
Hình ảnh ít biết trong nhà máy sản xuất vàng 4 số 9 Nhà máy sản xuất vàng thỏi có độ tinh khiết 99,99% tại vùng Siberia là một trong những cơ sở lớn nhất thế giới trong ngành công nghiệp kim loại quý. Nhà máy sản xuất vàng thỏi Krastsvetmet đặt tại thành phố Krasnoyarsk ở vùng Siberia thuộc Nga. Dự kiến, nhà máy này sẽ tăng 55% sản lượng sản xuất vàng từ nay...