Bí mật hiếm người biết trong trò chơi gây sốt một thời Candy Crush
Nếu từng là fan của Candy Crush, chắc chắn bạn cũng đã từng cảm thấy bực mình vì độ khó của level 65.
Hàng triệu người chơi đã bị mắc kẹt ở level 65 của trò chơi gây sốt Candy Crush trong nhiều năm trở lại đây. Trò chơi phong cách giải đố làm mưa làm gió của King này có thể nổi tiếng với lối chơi đơn giản nhưng hấp dẫn, màu sắc tươi sáng và bắt mắt nhưng nó cũng đã khiến nhiều người… phát điên.
Ảnh: TechSpot
Tobias Nyblom, một giám đốc sản phẩm cao cấp của King, có lẽ là một trong những người đầu tiên chứng kiến tất cả những điều này bởi anh là một trong những nhà phát triển gần như toàn bộ 150 level đầu tiên của Candy Crush Saga, bao gồm cả level 65 mà nhiều người vẫn cho là quá khó.
“Ngay cả khi tôi hiếm khi nói rằng tôi là người tạo ra level đó, tôi vẫn được hỏi cả chục lần rằng tôi có thể giúp họ vượt qua level này không,” Nyblom chia sẻ.
Theo Nyblom, King đã quyết định tạo ra một level 65 với mức độ khó rất cao bởi đây là level cuối cùng trong gói cập nhật lần hai của Candy Crush Saga.
“Chúng tôi muốn mang đến cho người chơi một thách thức thật sự bởi chúng tôi không biết bao lâu nữa mình mới có thể cho ra một bản cập nhật tiếp theo,” anh nói thêm.
Điểm thú vị là quyết định nói trên được đưa ra trước thời điểm Candy Crush Saga trở thành một cơn sốt như cách chúng ta vẫn biết về nó.
“Chúng tôi đã thử chơi level này rất nhiều lần nhưng tôi cũng nhớ đã tinh chỉnh nó thêm một lần nữa trong khoảng một giờ hoặc hơn thế ngay trước khi ra mắt,” Nyblom nói thêm. “Trong những lần chơi thử cuối cùng, có vẻ như tôi đã gặp may mắn.”
Mức độ khó của level 65 không khiến người chơi từ bỏ Candy Crush Saga mà thậm chí lại khiến họ quyết tâm hơn để vượt qua nó. “Phản hồi từ người chơi đầy khích lệ khiến chúng tôi nghĩ rằng mình nên giữ nguyên mức độ khó,” Nyblom thành thật. “Nó trở thành một chủ đề trò chuyện hàng ngày giữa bạn bè, người thân và gia đình.”
Video đang HOT
Thực tế, ban đầu, level 65 trong Candy Crush Saga còn khó hơn thế khi người chơi phải hoàn thành thử thách và đạt được mốc điểm nhất định. “Chúng tôi sớm nhận ra điều này thiếu công bằng cho người chơi, đặc biệt ở các level khó và bỏ yêu cầu này,” Nyblom nhớ lại.
Vị giám đốc sản phẩm này thừa nhận, “tất cả những cảm xúc mà người chơi trải qua – tức giận, bực mình và niềm vui khi vượt qua – đã tạo ra một cộng đồng người chơi trung thành.”
Từ kẻ nghiện game thành giám đốc công ty làm game
Andrew Day từng dành hàng chục giờ liên tục để chơi một trò chơi điện tử mới. Giờ đây, Andrew trở thành lãnh đạo công ty chuyên làm game với doanh thu hàng trăm triệu USD.
Andrew Day, từ kinh nghiệm của bản thân, hoàn toàn ý thức được một số tựa game có thể gây nghiện tới mức nào.
"Tôi là người có thói xấu tồi tệ mỗi khi mở một trò chơi mới tìm thấy. Tôi có thể ngồi chơi hàng chục giờ liền", Andrew chia sẻ.
"Quay trở lại năm 2013, khi có một kỳ nghỉ ngắn ngày, tôi đang nằm cạnh hồ bơi và không có gì để làm. Do đó, tôi đã cầm điện thoại lên và chơi trò Candy Crush".
"Đó là tháng 6. Và tôi tự hứa với bản thân trong dịp năm mới sau đó rằng phải từ bỏ thói quen xấu này. Tôi đã mất quá nhiều thời gian để chơi game. Đúng, tôi sẽ phải cẩn thận hơn một chút".
Andrew Day từng nghiện game trước khi trở thành ông chủ một công ty. Ảnh: Sara Lando.
Andrew hiện là giám đốc điều hành công ty Keywords Studios. Ngay cả khi là một người mê game, bạn chưa chắc đã nghe tới tên của công ty có trụ sở tại thành phố Dublin, Ireland, này.
Keywords Studios góp phần tạo nên những tựa game nổi tiếng trên toàn thế giới, từ Call of Duty cho đến World of Warcraft, Fortnite, Clash of Clans, League of Legends, Assassin's Creed và Candy Crush.
"Số lượng các tựa game mà công ty tham gia xây dựng là rất nhiều", Andrew cho biết.
Keywords hiện là nơi làm việc của 7.500 nhân viên, 59 văn phòng trên khắp thế giới, từ Montreal cho tới Tokyo. Năm 2019, doanh thu của công ty đạt 326 triệu euro (tương đương 369 triệu USD).
Tên tuổi của công ty không quá phổ biến vì Keywords không tự cho ra mắt các sản phẩm game. Thay vào đó, các nhà phát hành game lớn trên thế giới thuê Keywords để phát triển các sảm phẩm của họ.
Hoặc công ty sẽ đảm nhận vài trò thiết kế và xây dựng đồ họa cho game, mọi thứ bạn nhìn thấy, ví dụ như nhân vật, các tòa nhà hay vũ khí. "Tất cả những thứ kể trên là tài sản số, chúng được tạo ra bởi các nghệ sĩ. Chúng tôi hiện là nhà cung cấp dịch vụ đồ họa game lớn nhất trên thế giới", theo Andrew.
Keywords hiện là nơi làm việc của 7.500 nhân viên, 59 văn phòng trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, Andrew còn cung cấp dịch vụ thử nghiệm cho các tựa game sắp hoàn thiện, nhằm đảm bảo tựa game đó hoạt động hoàn hảo. Công ty cũng sở hữu một bộ phận thu âm, nơi các diễn viên, có cả những người nổi tiếng, thu âm âm thanh cho các tựa game. Đây cũng là nơi các bản nhạc và hiệu ứng âm thanh được tạo ra.
Công ty còn là bên cung cấp dịch vụ dịch thuật game lớn nhất trên thế giới, khi có khả năng cung cấp dịch vụ dịch thuật tới hơn 50 ngôn ngữ khác nhau.
Và sau khi một tựa game được phát hành, Keywords cũng có một đội ngũ chuyên hỗ trợ khách hàng dưới tên của nhà phát hành. Do đó, nếu bạn gọi tới một công ty game để tìm kiếm sự hỗ trợ, bạn có thể đang nói chuyện với nhân viên của Keywords.
Keywords là một doanh nghiệp lớn mà Andrew nắm trọng trách chèo lái. Thông thường, ông "sử dụng tới một nửa thời gian làm việc cho các chuyến đi khắp thế giới", nhưng dịch bệnh Covid-19 đã khiến điều này khó có thể thực hiện hơn.
Ở thời điểm hiện tại, Keywords đã lớn mạnh hơn rất nhiều so với những ngày đầu công ty vừa thành lập năm 1998. Giorgio Guastalla, một người bạn của Andrew, thành lập một công ty nhỏ tại Dublin chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật cho các nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp. Công ty phát triển rất chậm cho tới khi Andrew được mời về tham gia công tác điều hành doanh nghiệp vào năm 2009.
"Anh ấy đề nghị tôi tham gia vào công ty trong nhiều năm. Anh ấy nghĩ tôi có thể giúp doanh nghiệp phát triển và tạo ra dấu ấn trên thị trường", Andrew chia sẻ. "Tại thời điểm đó, công ty chỉ có khoảng 50 nhân viên làm việc tại văn phòng Dublin".
Andrew sinh ra và lớn lên tại Nam Phi. Ông và gia đình đã chuyển tới Anh khi ông 16 tuổi, và sinh sống tại khu vục giáp ranh với thủ đô London. Sau khi tốt nghiệp cử nhân quản lý tại Đại học Bradford, ông đảm nhiệm rất nhiều công việc và trọng trách khác nhau.
Ông bắt đầu làm việc cho công ty thuốc lá Rothmans trước khi tham gia một vài thương vụ mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp. Cuối cùng, ông chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.
Kế hoạch Andrew vạch ra cho Keywords đó chính là sự phát triển nhanh chóng, thông qua kinh nghiệm của ông trong quá trình mua lại các doanh nghiệp khác, điều cho phép công ty có thể mở rộng các dịch vụ công ty này cung cấp cho các nhà phát hành game. Sự tham gia của ông trong lĩnh vực kinh doanh này góp phần làm nên tên tuổi của rất nhiều các tựa game trong thập kỷ vừa qua.
Nhằm hiện thực hóa kế hoạch đó, năm 2013, Andrew chính thức niêm yết cổ phiếu của Keywords lên thị trường AIM của sàn giao dịch chứng khoán London, qua đó giúp công ty thu về 30 triệu bảng Anh.
"Đó chính là một ví dụ hiếm hoi về việc tận dụng các cơ hội, xây dựng một tầm nhìn chiến lược, tạo ra kế hoạch kinh doanh chặt chẽ và nghiên chỉnh thực hiện kế hoạch đó", theo Andrew.
Tên tuổi của Keywords Studios không quá phổ biến vì công ty không tự cho ra mắt các sản phẩm game.
Chuyên gia phân tích lĩnh vực công nghệ Patrick O'Donnell, đến từ công ty mô giới chứng khoán Goodbody, cho biết: "Andrew Day có vai trò tối quan trọng với Keywords".
"Keywords thực hiện tới 40 thương vụ mua bán kể từ khi Andrew lên nắm quyền lãnh đạo. Hiện tại, công ty có tới 23 khách hàng nằm trong nhóm 25 các nhà phát hành game lớn nhất thế giới. Tất cả công ty nằm trong nhóm 10 nhà phát triển game lớn nhất toàn cầu cũng là khách hàng của công ty", ông cho biết.
"Những doanh nghiêp lớn kể trên tin tưởng vào Keywords vì phương án thuê một doanh nghiệp khác đảm nhiệm các vai trò phát triển một tựa game giúp họ tiết kiệm chi phí cũng như tiện lợi hơn rất nhiều so với việc tự tuyển nhân sự về đảm nhiệm các công việc này", theo Andrew. "Nếu như các công ty game sử dụng nhân viên của chính mình, tới cuối mỗi dự án, họ sẽ chẳng còn gì để làm cả".
Andrew cho biết Keywords không có kế hoạch tự phát hành game. Thay vào đó, ông cho rằng doanh thu của Keywords có thể tăng lên 1 tỷ USD, do nhu cầu về các dịch vụ của công ty đang tăng mạnh, với ngành công nghiệp game có tổng doanh thu lên tới 159 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, ông vẫn tỏ ra khá bận tâm về thói quen chơi game của bản thân.
"Tôi thấy rất khó để có thể ngừng chơi game. Tôi muốn hoàn thành một màn chơi hoặc thăng cấp trong game. Hoặc tôi muốn có thể thao tác nhanh hơn, thành thạo hơn để có thể kiếm được nhiều hơn các phần thường. Game thực sự hấp dẫn tôi".
One Piece Bon! Bon! Journey! chính thức phát hành quốc tế Trò chơi "Mũ Rơm" hấp dẫn One Piece Bon! Bon! Journey! đã được phát hành toàn cầu. Game thủ có thể download về trải nghiệm. Theo thông tin chúng tôi mới cập nhật, hãng game Nhật Bản Bandai Namco Entertainment đã ra mắt tựa game giải đố One Piece Bon! Bon! Journey! trên toàn thế giới. Trò chơi được phân phối cho các...