Bí mật hệ truyền động siêu xe Nissan GT-R
Chi phí đắt đỏ, nhưng hệ thống truyền lực ATTESA E-TS đã không tạo ra sự nổi bật cho Nissan hay thương hiệu xe sang Infiniti.
Nissan GT-R – xế già trong giới siêu xe. Nếu liếc nhìn qua bảng thông số tính năng sẽ không thể tin chiếc xe này nhanh như những gì Nissan nói. GT-R không có cách nào để chạy nhanh hơn Porsche 911 Turbo S hiện đang là đối thủ chính của nó.
Cả hai cùng sở hữu động cơ 6 xi-lanh, turbin tăng áp, công suất 530 mã lực và dẫn động 4 bánh, hộp số ly hợp kép nhưng 911 Turbo S lại có phần lấn át.
Nissan GT-R.
Trong khi hộp số Borg Warner của GT-R cần tới 200 mili-giây để chuyển số, thì hộp số PDK bên trong 911 Tubo S chỉ mất 8 mili-giây. Mọi thứ thật dễ hiểu khi GT-R tăng tốc từ vạch xuất phát lên 100 km/h trong 3,5 giây, chậm hơn Tubo S 0,2 giây. Một phần nguyên nhân cũng có thể do Nissan GT-R nặng hơn 911 Turbo S 911 khoảng 150 kg.
Với mức giá rẻ chỉ bằng nửa hoặc một phần ba Porsche 911 Turbos S, điều gì giúp GT-R lại có tính năng không kém là bao. Tất cả nằm ở hệ truyền động được gọi dưới cái tên ATTESA E-TS (Advanced Total Traction Engineering System forAll-terrain with Electronic Torque Split).
Ở thời điểm xuất phát, ATTESA E-TS truyền 2% mô-men tới bánh trước, 98% còn lại thuộc về cầu sau, về cơ bản GT-R là dòng xe bánh sau chủ động. Điều này giúp xe có “nước đầu” tốt hơn. Sau những tính toán thông số từ cảm biến, ly hợp, và công nghệ UFO mà hãng xe Nhật đưa vào trong đó, mô-men có thể chuyển từ giữa 2 cầu trước sau với tỷ lệ 50:50 trong một vài giây.
Hệ thống truyền lực ATTESA E-TS.
Không giống như hệ thống truyền động 2 cầu toàn thời gian truyền thống, ATTESA E-TS sử dụng 2 trục các-đăng bố trí song song nhau. Trục truyền động phụ nằm bên phải trục chính, động cơ gửi công suất độc lập tới bánh trước thông qua vi sai mở.
Công suất truyền tới bánh sau qua trục các đăng chính, hộp số, và vi sai chống trượt, do đó mô-men được phân phối giữa 2 phía của cầu sau. Được tích hợp bên trong hộp số ly hợp kép, hộp số phụ thay thế vi sai trung tâm. Nó cũng tương tự như hệ thống được Porsche sử dụng trên siêu xe 959.
ATTESA E-TS sử dụng ECU chuyên biệt để kiểm soát hoạt động. Từ các tín hiệu đầu vào (cảm biến ABS, cảm biến 3 chiều, thông tin lấy từ hộp số và động cơ), lệnh điều khiển thay đổi tốc độ bánh xe theo thời gian thực tương ứng với điều kiện vận hành. Cảm biến làm việc với tần số 1000 lần mỗi giây và hầu hết các chi tiết vận động đều làm từ vật liệu nhẹ, ví như trục khuỷu làm từ sợi carbon.
Khi cảm biến ABS phát hiện ra một bánh xe quay nhanh hơn các bánh còn lại, hệ thống máy tính điều khiển phanh bánh đó tự động. Lúc vào cua cùng với lực phanh lớn, ECU hộp số hoạt động để thực hiện hành động giống như phanh bằng động cơ. Với sự hỗ trợ từ cảm biến, ECU của ATTESA E-TS sẽ tiếp tục gửi công suất tới các bánh xe với tỷ lệ 50:50 theo thời gian thực.
Thế Hoàng
Theo VNE
Video đang HOT
Khám phá kết cấu gầm Porsche 911 Carrera S
Carrera S là mẫu xe đầu tiên thuộc dòng serie 911 được Porsche trang bị hệ thống kiểm soát động học thân PDCC.
Porches 911 Carrer S 2012
911 Carrer S trang bị động cơ 3.8 đặt phía sau, công suất 400 mã lực (7.400 vòng/phút), mô-men xoắn cực đại 440 Nm. Có 2 lựa chọn cho hệ truyền động, hộp số sàn 7 cấp hoặc hộp số PDK (Porsche Doppelkupplung).
Phiên bản Porches 911 Carrer S 2012 số sàn.
Có lẽ đây là trang bị tiêu chuẩn của 911 với cơ cấu phanh lớn, hệ thống treo McPherson.
Giảm chấn lồng bên trong lò xo ruột gà, nằm phía trên bản lề trước (hướng chỉ mũi tên màu cam). Đòn ngang bên (mũi tên vàng) thuộc hệ thống lái trợ lực điện tử được đánh giá làm việc chính xác, phản ứng tốt. Các phần tử thuộc hệ thống này đều ẩn bên trong.
Đòn ngang dưới nằm sau tấm hướng gió làm mát đĩa phanh.
Thanh liên kết dọc và thanh chịu lực gắn với nhau qua kết nối bu-lông tao ra đòn ngang dưới.
Thanh ổn định vòng trên đòn ngang dưới, một đầu gắn với phần tử thiết bị thủy lực (mũi tên vàng). Hệ thống giảm xóc điện tử PASM (Porsche Active Stability Management). Hệ thống treo được điều chỉnh theo công suất động cơ, lực cản của giảm chấn trên mỗi bánh xe có thể được điều chỉnh liên tục theo điều kiện mặt đường và phong cách lái xe với hai chế độ: Normal (bình thường) và Sport (thể thao).
Bộ xử lý trung tâm thu thập tín hiệu từ cảm biến đo độ cao thân, góc lái và một số yếu tố khác để điều chỉnh thiết bị thủy lực (mũi tên xanh).
Máy tính có thể tính toán chi tiết độ cứng xoắn, và thay đổi theo trong thời gian thực tùy vào điều khiện đường và mức thay đổi điều khiển. Hệ thống kiểm soát động lực học thân PDCC (Porsche Dynamic Chassis Control) lần đầu tiên Porsche trang bị cho mẫu xe thuộc serie 911. Trên mỗi cầu đều được gắn một khớp quay thủy lực có khả năng phản ứng chính xác với hiện tượng lắc của thân xe.
Đi trên đường thẳng, hệ thống thủy lực gần như loại bỏ tác dụng liên kết của thanh cân bằng. Các bánh xe lên xuống một các độc lập theo mặt đường nhằm duy chì trạng thái ổ định của thân. Khi vào cua, ngay lập tức thanh cân bằng tăng mức độ ảnh hưởng chống lại hiện tượng xoắn thân.
Cảm biến đòn ngang dưới dùng để đo vị trí bánh xe. Tín hiệu thu được giúp hệ thống PDCC xác định mức độ xoắn của thân, hệ thống PASM biết được sự dịch chuyển của các bánh từ đó đưa ra lực cản giảm chấn thích hợp.
Cơ cấu phanh Brembo 6 pít-tông trang bị cảm biến báo mòn. Để đảm bảo độ cứng, yên phanh được giữ ở 2 vị trí. Nếu muốn thay má phanh cần tháo rời yên phanh. Đĩa phanh đường kính 13,4 inch, dày 1,3 inch. Phiên bản 2012 chỉ cần 31 m để giảm tốc độ về 0 từ 100 km/h.
Hệ thống treo đa liên kết phía sau.
Các thanh nhôm liên kết vây quanh giảm chấn ống đơn.
Hai thanh liên kết phía dưới.
Giảm chấn dài gắn với bản lề bánh sau theo tỷ số truyền 1:1
Thanh cân bằng (mũi tên trắng) liên kết trực tiếp với bản lề sau.
Giá nắp thanh liên kết (mũi tên vàng) có vạch chia (mũi tên màu đen) dùng trong điều chỉnh góc chụm bánh xe.
Liên kết bu-lông giữa thanh cân bằng sau với phần tử thủy lực của hệ thống PDCC.
Cảm biến đo vị trí bánh xe
Khe quan sát cơ cấu phanh đỗ.
Cơ cấu phanh sau 4 pít-tông, đường kính đĩa 13 inch, dày 1,1 inch.
Đường dẫn gió làm mát phanh
Thế Hoàng
Theo VNE
Người đẹp bên siêu xe Audi R8 Siêu xe Audi R8 tang bị động cơ V8 FSI với sức mạnh 420 mã lực bên người mẫu. Ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm Paris 2006, đến đầu năm 2007 R8 mới có mặt trên thị trường. Chiều rộng của R8 là 1.900 mm, lớn hơn khá nhiều các xe khác nhưng độ dài tổng thể chỉ khiêm tốn 4.430...