Bí mật giúp Tử Cấm Thành trụ vững trước “2 tỷ tấn thuốc nổ”
Kiến trúc đặc biệt ở Tử Cấm Thành giúp các cung điện đứng vững qua hàng trăm trận động đất lớn nhỏ trong 600 năm, bao gồm cả trận động đất lớn nhất thế kỷ 20, với sức ép tương đương 2 tỷ tấn thuốc nổ.
Tử Cấm Thành hay Cố Cung, là cung điện đồ sộ hình thành từ thời nhà nhà Minh. Tử Cấm Thành được coi là một trong những công trình cổ quan trọng nhất trong lịch sử thế giới.
Trong gần 500 năm, Tử Cấm Thành là nhà của nhiều đời hoàng đế Trung Quốc cũng như là trung tâm chính trị của đất nước này.
Tử Cấm Thành trở thành di sản thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1987. Nằm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là một trong những danh thắng nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.
Theo Elite Readers, trong 600 năm tồn tại, Tử Cấm Thành đã trải qua hơn 200 trận động đất lớn nhỏ, bao gồm cả trận động đất được coi là mạnh nhất trong thế kỷ 20.
Tử Cấm Thành là một trong những công trình lịch sử quan trọng nhất của Trung Quốc.
Nhưng bí mật gì đã khiến người Trung Quốc thời xưa xây dựng được một công trình kiên cố đến vậy?
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư Trung Quốc thời xưa đã phát triển một loại hình cấu trúc hết sức vững chắc gọi là “Đấu củng”.
Đây là một loại kết cấu mái theo kỹ thuật chồng rường. Đấu củng vừa có tác dụng giúp mở rộng diện tích hiên nhà, vừa có khả năng chịu lực tốt, giảm tác động từ các trận động đất.
Công trình này cũng là chi tiết để tô điểm, trang trí độc đáo cho những cung điện ở Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành ngày nay là địa điểm thu hút khách du lịch.
Elite Readers cho biết, đấu củng trên thực tế được sử dụng rộng rãi từ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, cách đây tới 2.500 năm.
Để khám phá khả năng chịu lực phi thường của các công trình trong Tử Cấm Thành, một nhóm chuyên nghiệp đã tạo ra mô hình nhà có đấu củng theo đúng nguyên tắc truyền thống.
Mô hình này được đặt trên máy rung mô phỏng động đất. Bắt đầu từ trận động đất 9,0 độ richter, mô hình dường như không hề hấn gì.
Nâng cường độ lên 9,5 độ richter, tương đương trận động đất mạnh nhất thế kỷ 20, mô hình rung lắc dữ dội nhưng vẫn đứng vững.
Đấu củng là cấu trúc không thể thiếu ở Tử Cấm Thành.
Để giúp người xem hiểu được cường độ mạnh đến mức nào, kênh truyền hình Channel 4 của Anh so sánh trận động đất 9,5 độ richter tương đương sức ép của 2 tỷ tấn thuốc nổ TNT. Cuối cùng, kiến trúc độc đáo này thậm chí còn vượt qua được mức 10,1 độ richter kỷ lục.
“Điều khiến tôi bất ngờ là kiến trúc này hết sức linh hoạt, chúng có thể rung lắc mà vẫn không hề hư hại gì sau khi trải qua trận động đất 10,1 độ richter”, một chuyên gia tham gia thử nghiệm nói trên Channel 4.
Theo Danviet
Quân đội Ấn Độ chỉ đủ đạn dự trữ chiến đấu trong 10 ngày
Quân đội Ấn Độ hiện duy trì kho đạn dược dự trữ với số lượng hạn chế, chỉ đáp ứng được cuộc chiến kéo dài khoảng 10 ngày.
Vũ khí Ấn Độ trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: India Today.
Báo cáo của cơ quan Tổng kiểm toán và kiểm soát Ấn Độ (CAG) ngày 21/7 cho biết quân đội nước này được yêu cầu duy trì lượng đạn dược đủ để sử dụng trong một cuộc chiến kéo dài 20 ngày, tuy nhiên chỉ 20% loại đạn trong số này đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, theo India Today.
Theo báo cáo, có tới 61/152 loại đạn mà quân đội Ấn Độ dự kiến dùng trong trường hợp chiến tranh chỉ đáp ứng nhu cầu trong 10 ngày.
Trước đây, quân đội Ấn Độ được lệnh phải duy trì một kho đạn dự trữ chiến tranh (WWR) đủ để sử dụng trong cuộc chiến kéo dài 40 ngày. Năm 1999, lượng đạn dự trữ này giảm xuống còn đủ để sử dụng trong 20 ngày.
Theo CAG, gần đây quân đội Ấn Độ đã cố gắng cải thiện và bổ sung một số loại quan trọng vào WWR như thuốc nổ, vật liệu phá dỡ, đạn cho xe tăng chiến đấu (AFV) và pháo binh nhằm duy trì "sức mạnh hỏa lực vượt trội trong những tình huống nghiêm trọng".
Tình trạng thiếu hụt lượng đạn dược dự trữ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác huấn luyện của Quân đội Ấn Độ. CAG cho biết, do thiếu đạn, các chỉ huy quân đội phải ban hành quy định hạn chế huấn luyện. Năm 2016, trong số 24 loại đạn cần phải sử dụng trong huấn luyện, chỉ có ba loại đủ sử dụng trong hơn 5 ngày.
Lo ngại về tình trạng thiếu hụt, chính phủ Ấn Độ từng đưa ra một kế hoạch để nhanh chóng bổ sung đạn vào năm 2015. Tuy nhiên, báo cáo của CAG cho biết trong hơn 3 năm qua không có sự cải thiện đáng kể nào trong việc tăng thêm đạn dược dự trữ cho WWR.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tướng tham nhất quân đội TQ xây biệt phủ như Tử Cấm Thành Vị tướng "ngã ngựa" này là quan chức quân đội cấp cao nhất bị bắt giữ và xét xử vì đại án tham nhũng, có tòa biệt phủ hoành tráng được ví với Tử Cấm Thành. Biệt phủ của Cốc Tuấn San nhìn từ trên cao. Đối với quan tham Trung Quốc bị truy bắt trong chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi", số...